Tỷ lệ người mắc trầm cảm trên toàn thế giới là 5%. Hiện nay,việc điều trị bệnh trầm cảm đã trở nên phổ biến và đa dạng hơn bao giờ hết.
Có khoảng 5% dân số thế giới mắc bệnh trầm cảm
Theo các chuyên gia y tế, nguyên nhân chính của bệnh truyền cảm do người bệnh thường xuyên bị stress. Đó có thể là áp lực từ công việc, từ học tập, gia đình, xã hội…hoặc người bệnh bị suy sụp tinh thần khi biết mình mắc các bệnh nan y khó chữa: ung thư, HIV-AIDS…Ngoài ra, những người từng có tiền sử mắc các bệnh liên quan tới não bộ như chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não, xơ vữa động mạch não…thì đều có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.
Bệnh nhân bị trầm cảm thường căng thẳng, mệt mỏi, chán nản
- Dùng thuốc: đối với bệnh nhân trầm cảm thì phương pháp uống thuốc phải diễn ra trong khoảng thời gian khá dài 5-8 tháng. Tùy vào tình trạng của từng người mà sẽ có những loại thuốc, liều lượng dùng và thời gian dùng khác nhau nhưng tất cả phải đảm bảo đúng giai đoạn: tấn công và điều trị duy trì. Giai đoạn duy trì nhằm ngăn chặn bệnh tái phát, đặc biệt rất quan trọng với những người mắc bệnh nặng, những người có công việc phải thường xuyên chịu áp lực…Do đó, mỗi người cần phải tuân thủ hoàn toàn những gì bác sĩ hướng dẫn, không bỏ thuốc giữa chừng, thấy bệnh thuyên giảm liền ngừng thuốc mà chưa có sự cho phép của bác sĩ.
Người bệnh nên chia sẻ tình cảm với những người thân của mình
Trong quá trình điều trị bệnh trầm cảm, không nên cố gắng làm việc hay gắng sức đối với bất cứ vấn đề gì. Nên chia sẻ tình hình của mình với những người thân, bạn bè xung quanh…có như vậy cuộc sống của người bệnh mới hạn chế được tối đa những ảnh hưởng tiêu cực của bệnh trầm cảm.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét