Hiển thị các bài đăng có nhãn Bệnh trầm cảm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bệnh trầm cảm. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013

ANTĐ – Trầm cảm theo mùa là phổ biến nhất, liên quan tới nỗi buồn chán vào mùa đông. Sự thật, không có một lý do cụ thể nào gây ra  căn bệnh trầm cảm. Tuy nhiên, hãy xem xét một vài nguyên nhân ít được biết tới sau.

Ảnh: Internet

Hút thuốc lá

Hút thuốc lá từ lâu đã được coi là một trong những yếu tố gây nên trầm cảm, người có khuynh hướng mắc bệnh trầm cảm thường có khả năng theo đuổi thói quen hút thuốc lá hơn người bình thường. Tuy nhiên, nicotine lại ảnh hưởng đến hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh trong não, dẫn tới nồng độ chất dẫn truyền thần kinh dopamine và serotonin cao hơn (đây cũng là cơ chế hoạt động của thuốc chống trầm cảm).

Điều này có thể giải thích bản chất gây nghiện của thuốc, và tâm trạng thất thường của người nghiện thuốc, cũng như giải thích lý do tại sao trầm cảm lại liên quan tới cai nghiện thuốc lá. Tránh thuốc lá có thể làm cân bằng hóa chất trong não bộ.

Bệnh tuyến giáp

Khi tuyến giáp – tuyến có hình con bướm nằm ở trước cổ – không tiết ra đủ hormon tuyến giáp thì được gọi là suy giáp, và trầm cảm là một trong những triệu chứng của suy giáp. Loại hormon này đảm nhận nhiều chức năng, nhưng chức năng chính của nó là hoạt động như một chất dẫn truyền thần kinh và điều hòa nồng độ serotonin. Nếu bạn trải qua các triệu chứng trầm cảm – đặc biệt là cảm giác sợ lạnh, táo bón, và mệt mỏi – thì việc kiểm tra tuyến giáp sẽ không làm bạn đau và cũng là cách phòng ngừa suy giáp. Suy giáp có thể chữa trị bằng thuốc.

Thói quen mất  ngủ

Mất ngủ không những gây lên sự khó chịu mà cũng có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm. Nghiên cứu năm 2007 cho thấy rằng, đối với những người khỏe mạnh mà thiếu ngủ thì não bộ của họ sẽ phải làm việc nhiều hơn so với những người được nghỉ ngơi đầy đủ, đây giống như phản ứng của các bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm.

Sử dụng mạng xã hội quá tải

Một vài nghiên cứu gần đây đã cho rằng, việc dành quá nhiều thời gian ở trong các phòng chat và trên các trang web mạng xã hội là một trong những nguyên nhân gây nên trầm cảm, đặc biệt đối với thanh thiếu niên.
Người nghiện Internet có thể đấu tranh với con người thực của mình, và thiếu đi một tình bạn, điều này khiến họ có cái nhìn giả tạo về thế giới. Thậm chí một vài chuyên gia còn gọi đây là bệnh “trầm cảm Facebook”.

Nơi bạn sinh sống

Bạn có thể không ngừng tranh luận rằng, cuộc sống ở thành phố hay ở vùng nông thôn là tốt hơn. Tuy nhiên, nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người sống ở thành thị có nguy cơ rối loạn trí não cao hơn 39% so với những người sống ở vùng nông thôn. Một nghiên cứu vào năm 2011 được đề cập trên tạp chí Nature đã đưa ra lời giải thích cho xu hướng trên: một phần não của những người dân thành phố phải hoạt động rất nhiều, mà phần não này lại đảm nhiệm vai trò điều chỉnh mức độ căng thẳng của họ. Và kết quả, mức độ căng thẳng càng cao thì nguy cơ rối loạn tinh thần càng lớn.

Thiếu cá trong chế độ ăn uống

Hàm lượng acid chất béo omege-3(có trong cá hồi và dầu thực vật) thấp trong khẩu phần ăn sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm rất cao. Năm 2004, một nghiên cứu ở Phần Lan đã kết luận rằng, ở phụ nữ, việc ăn ít cá và trầm cảm có liên quan với nhau, nhưng điều này lại không xảy ra ở nam giới.

Acid chất béo omega điều chỉnh chất dẫn truyền thần kinh như serotonin, điều này có thể giải thích cho mối liên hệ giữa việc ăn ít cá và trầm cảm. Bổ sung dầu cá có thể là cách làm giảm bớt nguy cơ bị trầm cảm.

Thuốc tránh thai

Thuốc uống tránh thai có chứa một phiên bản tổng hợp của hoocmon progesterone. Nghiên cứu cho thấy rằng, tính khí thất thường, trầm cảm và khó chịu là những hiện tượng phổ biến ở những phụ nữ sử dụng progesterone tổng hợp. Hilda Hutcherson – giáo sư Lâm sàng sản khoa và phụ khoa tại đại học Columbia ở New York – đã nói: “Sử dụng progesterone tổng hợp dẫn tới trầm cảm không phải xảy ra ở tất cả mọi người, nhưng nếu phụ nữ có tiền sử trầm cảm hoặc dễ bị trầm cảm thì họ dễ mắc phải các triệu chứng trầm cảm khi dùng thuốc tránh thai”.
Bỗng mấy hôm nay con gái mình cứ ở lỳ trong phòng, cửa chốt trong, rèm kéo kính. Bé ngủ rất nhiều, thậm chí chú cún vốn là “cục cưng” của bé cũng chẳng làm bé mỉm cười. Bé còn không chơi đùa với bạn bè nhiều và khi mẹ hỏi chuyện gì đã xảy ra, bé chỉ lầm bầm không nói năng gì.
Đó là tính cách của tuổi “teen”?. Không hẳn thế. Có gì đó mách bảo với bạn rằng con mình không ổn . Có thể trẻ của bạn đang bị mắc chứng trầm cảm, đây là một sự rối loạn tinh thần. Riêng ở Mỹ, khoảng 17 triệu người trong nhiều độ tuổi khác nhau bị ảnh hưởng bởi chứng bệnh này, cứ 33 trẻ em thì có một em bị mắc chứng trầm cảm.

Trầm cảm (ở đây được hiểu là sự buồn rầu) không chỉ là một trạng thái xấu và sự u sầu bình thường. Nó cũng không chỉ là việc cảm thấy bị hẫng hụt và buồn bã. Đây là những cảm giác rất bình thường ở trẻ đặc biệt là trong thời kỳ dậy thì. Thậm chí những nổi thất vọng lớn có thể làm con người ta cảm thấy buồn bã, tức giận thì những cảm xúc tiêu cực rồi cũng sẽ dịu đi cùng thời gian. Nhưng khi trẻ ở trong tình trạng trầm cảm này, nó có thể nấn ná kéo dài đến nhiều tháng, thậm chí còn lâu hơn. Tình trạng này sẽ làm hạn chế khả năng sinh hoạt hàng ngày của trẻ.

Có 2 loại trầm cảm, loại trầm cảm chính và rối loạn tâm thần là có thể ảnh hưởng đến trẻ. Bệnh trầm cảm chính được biểu hiện qua tâm trạng buồn dai dẳng và không thể cảm thấy thoải mái hay hạnh phúc. Một đứa trẻ mắc phải bệnh này thường cảm thấy nặng nề, chán chường trong cả ngày. Nếu nỗi buồn này không được cứu vãn mà tiếp tục kéo dài thì sẽ thành chứng rối loạn tâm thần.

Nguyên nhân nào gây bệnh trầm cảm?

Trầm cảm không thường không bị gây ra bởi một một sự việc hay sự vật nào đó. Đó là kết quả của một trong nhiều yếu tố khác nhau và nó khác nhau từ trẻ này với trẻ khác. Trầm cảm cũng có thể bị gây ra khi lượng neurotransmitters thấp hơn bình thường (đây là hóa chất điều tiết các dấu hiệu thông qua hệ thống thần kinh) trong não, nó sẽ hạn chế khả năng cảm giác của con người. Trầm cảm cũng có thể mang tính lây truyền trong gia đình, nếu trẻ có người thân mang bệnh trầm cảm thì trẻ cũng có nguy cơ mắc bệnh cao.

Những dấu ấn quan trọng trong cuộc đời như: cái chết của người thân, ly dị, chuyển tới một nơi ở mới hay thậm chí chia tay với bạn trai, (bạn gái) đều có thể làm trẻ mắc bệnh trầm cảm. Stress cũng là một yếu tố vì trong thời kỳ dậy thì những cảm xúc, tâm lý xã hội.. rất khó kiểm soát và rất dễ ảnh hưởng xấu đến trẻ.

Trẻ mắc bệnh mãn tính cũng rất dễ dẫn đến trầm cảm, đó là mặt trái của thuốc chữa bệnh.

Chẩn đoán bệnh trầm cảm

Trẻ bị trầm cảm thường cảm thấy mình thất vọng về mọi thứ hoặc thấy chẳng có gì đáng để mình nỗ lực phấn đấu. Chúng một mực tin rằng mình không tốt và vô dụng.

Để có thể chẩn đoán và chữa trị đúng bệnh trầm cảm cần phải khám nhiều lần. Nếu trẻ có 5 hoặc nhiều hơn triệu chứng sau đây mà kéo dài hơn 2 tuần thì trẻ của bạn có thể đang mắc chứng trầm cảm:

- Cảm thấy buồn, xuống tinh thần mà không có lý do

- Thiếu năng lượng, cảm thấy không thể làm bất cứ điều gì dù đó là ôột nhiệm vụ đơn giản nhất.

- Không có hứng thú với nhiều thứ thậm chí cả những điều từng đem đến niềm vui cho mình

- Thiếu nhiệt huyết trong quan hệ bạn bè và người thân

- Cảm thấy chán chường, bất an, dễ nổi cáu

- Không có khả năng tập trung

- Tăng hoặc giảm cân một cách bất bình thường, ăn quá nhiều hay quá ít.

- Có một sự thay đổi rất rõ trong giấc ngủ như cảm thấy khó ngủ và mệt mỏi khi thức giấc.

- Cảm thấy tội lỗi và vô dụng

- Cơ thể mệt mỏi, cơ bắp đau nhức

- Chẳng quan tâm đến những gì sẽ xảy ra trong tương lai

- Thường xuyên nghĩ đến cái chết hoặc muốn tự tử

Những đứa trẻ bị rối loạn tinh thần thường có 2 hoặc hơn các dấu hiệu sau và kéo dài ít nhất là 1 năm:

- Cảm thấy vô vọng

-Mất khả năng tự chủ

- Ngủ nhiều nhưng không thể ngủ sâu giấc

-Thấy kiệt sức

-Khó tập trung

-Không thèm ăn hoặc ăn quá nhiều

Trẻ đang ở tuổi dậy thì bị mắc chứng trầm cảm thường tìm đến rượu và thuốc rất nhiều. Bởi vì những chất này có thể giúp chúng quên đi chứng bệnh của mình, chúng cảm thấy cân bằng hơn . Nhưng thực ra chúng chẳng khá hơn là bao, thậm chí những chất độc này còn làm trẻ tệ hơn nữa.

Thứ Hai, 9 tháng 9, 2013

ANTĐ – Các nhà nghiên cứu Anh phát hiện ra rằng những người làm việc hơn 11 tiếng/ngày – hoặc 55 tiếng/tuần – đối mặt với nguy cơ trầm cảm cao hơn.

Các đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất là phụ nữ, những người trẻ tuổi và người có mức lương thấp và tiêu thụ rượu ở mức trung bình.


Nghiên cứu này gồm hơn 2.000 người độ tuổi từ 35 – 55 được theo dõi trong 6 năm. Các nhà nghiên cứu thuộc 2 trường đại học ở London và các đồng nghiệp ở Phần Lan phát hiện ra rằng có mối liên quan đáng kể giữa làm việc quá nhiều và trầm cảm – thậm chí sau khi tính đến các yếu tố khác như lối sống không lành mạnh, tình trạng hôn nhân và mức độ stress trong công việc.

Những người làm việc ≥ 11 tiếng/ngày tăng 2,5 lần nguy cơ bị trầm cảm so với những người làm việc 7 hoặc 8 tiếng/ngày.

Tuy nhiên nam giới phải đảm nhiệm các công việc nhiều thử thách và có mức thu nhập cao có mức độ trầm cảm thấp hơn tương đối. Các nhà nghiên cứu nói nguyên nhân có vẻ là do những nam giới này được làm công việc họ yêu thích hoặc có sự trợ giúp cao hơn. Tuy nhiên phụ nữ làm công việc có thu nhập cao dễ bị trầm cảm hơn vì họ có thể phải đảm nhận nhiều trách nhiệm khác ngoài công việc.

Những người trẻ tuổi đang cố gắng vượt trội trong công việc trong khi vẫn phải đối mặt với những yêu cầu về tài chính và gia đình cũng có mức độ trầm cảm cao hơn.

Chủ Nhật, 8 tháng 9, 2013

Tỷ lệ người mắc trầm cảm trên toàn thế giới là 5%. Hiện nay,việc điều trị bệnh trầm cảm đã trở nên phổ biến và đa dạng hơn bao giờ hết.



Có khoảng 5% dân số thế giới mắc bệnh trầm cảm
Trầm cảm là căn bệnh rối loạn tâm sinh lý ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi. Những người mắc bệnh trầm cảm thường xuyên buồn rầu, lo lắng, chán  nản trong thời gian dài. Kèm theo đó là hiện tượng cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống, mất ngủ, chán ăn, không hứng thú với bất cứ hoạt động gì dù trước đó, họ rất thích những điều này. Nếu tình trạng bệnh kéo dài, người bị trầm cảm có thể sẽ gây ra những hành động dại dột: làm tổn thương bản thân, thậm chí là tự sát. Chính vì thế, việc điều trị bệnh trầm cảm cần được tiến hành nhanh chóng, dứt điểm.
Theo các chuyên gia y tế, nguyên nhân chính của bệnh truyền cảm do người bệnh thường xuyên bị stress. Đó có thể là áp lực từ công việc, từ học tập, gia đình, xã hội…hoặc người bệnh bị suy sụp tinh thần khi biết mình mắc các bệnh nan y khó chữa: ung thư, HIV-AIDS…Ngoài ra, những người từng có tiền sử mắc các bệnh liên quan tới não bộ như chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não, xơ vữa động mạch não…thì đều có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.
Điều trị bệnh trầm cảm đơn giản 2
Bệnh nhân bị trầm cảm thường căng thẳng, mệt mỏi, chán nản
Điều trị bệnh trầm cảm cần khá nhiều thời gian cũng như đòi hỏi sự kiên nhẫn của bệnh nhân cũng như người thân của họ. Ngoài lưu ý tới vấn đề thời gian thì việc tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa cũng vô cùng quan trọng trong quá trình chữa bệnh. Nếu điều trị đúng cách, những bệnh nhân bị trầm cảm vẫn có thể học lập, làm việc và sinh hoạt như bình thường. Có 2 phương pháp chính chữa bệnh trầm cảm đó là uống thuốc, liệu pháp tâm lý kết hợp sốc điện. Tùy vào tình hình của bệnh nhân mà lựa chọn cách khác nhau hoặc kết hợp tất cả.
-  Dùng thuốc: đối với bệnh nhân trầm cảm thì phương pháp uống thuốc phải diễn ra trong khoảng thời gian khá dài 5-8 tháng. Tùy vào tình trạng của từng người mà sẽ có những loại thuốc, liều lượng dùng và thời gian dùng khác nhau nhưng tất cả phải đảm bảo đúng giai đoạn: tấn công và điều trị duy trì. Giai đoạn duy trì nhằm ngăn chặn bệnh tái phát, đặc biệt rất quan trọng với những người mắc bệnh nặng, những người có công việc phải thường xuyên chịu áp lực…Do đó, mỗi người cần phải tuân thủ hoàn toàn những gì bác sĩ hướng dẫn, không bỏ thuốc giữa chừng, thấy bệnh thuyên giảm liền ngừng thuốc mà chưa có sự cho phép của bác sĩ.
Điều trị bệnh trầm cảm đơn giản 3
Người bệnh nên chia sẻ tình cảm với những người thân của mình
- Sốc điện kết hợp cùng liệu pháp tâm lý : phương pháp này áp dụng với những bệnh nhân trầm cảm nặng, thường xuyên có ý định làm tổn thương bản thân hoặc tự sát và những trường hợp không chịu tác dụng của thuốc.
Trong quá trình điều trị bệnh trầm cảm, không nên cố gắng làm việc hay gắng sức đối với bất cứ vấn đề gì. Nên chia sẻ tình hình của mình với những người thân, bạn bè xung quanh…có như vậy cuộc sống của người bệnh mới hạn chế được tối đa những ảnh hưởng tiêu cực của bệnh trầm cảm.
Design by Hao Tran | Blogger Theme by Sức khỏe sinh sản -