Hiển thị các bài đăng có nhãn cách trị bệnh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn cách trị bệnh. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 7 tháng 10, 2013

(SKDS) -  Chúng ta ai cũng muốn có một làn da trẻ, khỏe, đẹp. Quan trọng hơn da là bộ phận phản ánh rõ nét nhất sức khỏe, tinh thần của một con người. Cũng như tất cả các bộ phận khác trong cơ thể, da cũng bị già, lão hóa theo tuổi đời.  Nếu không có một liệu trình chăm sóc da phù hợp thì theo tuổi đời quá trình lão hóa da diễn ra ngày càng nhanh. Phóng viên Báo Sức khỏe & Đời sống có cuộc trao đổi với PGS.TS Trần Hậu Khang - Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương xung quanh vấn đề này.

PV: Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Vậy xin ông cho biết tình hình bệnh da liễu ở nước ta hiện nay như thế nào ?
PGS.TS. Trần Hậu Khang: Da liễu là một chuyên ngành đặc biệt bao gồm nhiều nhóm bệnh khác nhau: Nhiễm trùng da (vi khuẩn, vi rút, kí sinh trùng) dị ứng – miễn dịch (viêm da tiếp xúc, viêm da cơ địa, viêm da mỡ,...) bệnh tự miễn (luput ban đỏ, viêm bì cơ, xơ cứng bì, pemphigus,...); Các bệnh da do di truyền, rối loạn chuyển hóa,... Mỗi nhóm bệnh có đặc thù riêng, có tỉ lệ bệnh khác nhau và liên quan tới nhiều yếu tố, nguyên nhân gây bệnh.
So với các nước trong khu vực, mô hình bệnh da liễu ở Việt Nam có nhiều điểm giống nhau. Điều này có thể do do điều kiện khí hậu, môi trường, vệ sinh,...

 PGS.TS Trần Hậu Khang
Trong các bệnh ngoài da gặp tại Bệnh viện Da liễu Trung ương thì nhiễm trùng da vẫn thường gặp nhiều nhất, đặc biệt là nhóm bệnh liên quan đến vệ sinh môi trường: nấm, ghẻ, chốc, nhọt. Các bệnh da có cơ chế miễn dịch, dị ứng cũng tương đối phổ biến, đặc biệt là viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc, viêm da dầu, vảy nến,... Trong những năm gần đây, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhiều bệnh hiếm gặp cũng được phát hiện, đặc biệt là các bệnh da có cơ chế bệnh sinh phức tạp như: bệnh nhão da (cutis laxa), các loại ung thư da, mycosis fongoid, porphyria… Một điều đặc biệt có ý nghĩa là với sự đầu tư của Chính phủ, sự hợp tác giúp đỡ của WHO và các Tổ chức Phi Chính phủ, tỉ lệ bệnh phong đã giảm một cách có ý nghĩa từ 7/10.000 (1981) xuống 0,04/10.000 năm 2011. Tuy nhiên các bệnh LTQĐTD (STD) vẫn còn là vấn đề của y tế công cộng.
PV: Xin ông cho biết ngành Da liễu đã áp dụng những kỹ thuật hiện đại gì để chẩn đoán các bệnh da hiếm gặp, khó điều trị và có khó khăn gì trong quá trình thực hiện?
PGS.TS. Trần Hậu Khang: Chẩn đoán các bệnh da liễu chủ yếu dựa vào các đặc điểm lâm sàng. Tuy nhiên, nhiều bệnh với các triệu chứng không rõ ràng, nếu chỉ “nhìn”, “sờ” thì không thể xác định được. Vì vậy cần các xét nghiệm chuyên biệt, hiện đại mới chẩn đoán được. Đó là các xét nghiệm về mô bệnh học, miễn dịch học, dị ứng học, nấm học,... Hiện nay các trung tâm, bệnh viện lớn của chuyên ngành da liễu thực hiện thường qui các chẩn đoán về mô bệnh học, một số xét nghiệm để chẩn đoán căn nguyên dị ứng, nhuộm, soi, nuôi cấy phát hiện các vi sinh vật… Tại Bệnh viện Da liễu Trung ương, tuyến cao nhất của ngành Da liễu Việt Nam đã thực hiện các xét nghiệm cao cấp phục vụ công tác chẩn đoán, theo dõi điều trị như: PCR (Polymerase Chain Reaction), chẩn đoán căn nguyên dị ứng với 36 dị nguyên, labo chuẩn chẩn đoán HIV/AIDS, miễn dịch huỳnh quang, xác định các chủng nấm, nuôi cấy vi sinh, mô bệnh học... Vì vậy các bệnh da hiếm gặp với bệnh lý phức tạp đã được chẩn đoán và điều trị kịp thời, có hiệu quả.
Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất trong việc xây dựng phòng labo chuẩn là đào tạo các cán bộ có trình độ, tay nghề cao. Với chiến lược lâu dài, chúng tôi đã gửi các cán bộ đi đào tạo, học tập ở nước ngoài, đồng thời mời các chuyên gia có kinh nghiệm từ các nước trên thế giới (Mỹ, Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản, …) sang giúp đỡ tại chỗ nên trong 10 năm qua chúng tôi đã có một đội ngũ bác sĩ, kỹ sư, kỹ thuật viên có trình độ và tay nghề cao, đảm nhận và thực hiện thành thạo, có chất lượng các kỹ thuật hiện đại.
PV: Xin ông cho biết một số thành tựu nổi bật trong điều trị bệnh da của ngành Da liễu trong những năm gần đây?
PGS.TS Trần Hậu Khang: Trong những năm gần đây Bệnh viện Da liễu Trung ương, tuyến cao nhất về chẩn đoán, điều trị, phục hồi chức năng các bệnh da đã có những bước tiến đáng kể trong điều trị, đặc biệt là các bệnh da hiếm gặp, khó chẩn đoán, hay tái phát,...
Được trang bị các loại máy Laser hiện đại, chúng tôi đã điều trị có hiệu quả các “bớt” sắc tố bẩm sinh, u mạch máu, sẹo quá phát, sẹo lồi. Các loại ung thư da được phẫu thuật theo phương pháp mới (Moh’s surgery) nên rất hiệu quả, đảm bảo thẩm mỹ và tỉ lệ tái phát rất thấp. Các phương pháp vật lý trị liệu, phẫu thuật thẩm mỹ, phục hồi chức năng cho bệnh nhân phong và những người có các khiếm khuyết về da cũng được áp dụng thành công. Phương pháp sử dụng các sản phẩm tế bào gốc đã được thực hiện điều trị một số bệnh như rụng tóc, sẹo trứng cá, rám má... đạt kết quả khá tốt. Ngoài ra, các bệnh khó điều trị như vảy nến, luput ban đỏ, pemphigus, viêm da cơ địa... cũng đã được áp dụng các phương pháp điều trị mới và đạt được những kết quả rất khả quan.
Ngoài ra, một trong những thành tựu lớn nhất của ngành da liễu trong những năm qua là hạ thấp tỉ lệ lưu hành bệnh phong để tiến tới mục tiêu cuối cùng là thanh toán bệnh phong trong tương lai.
PV: Với vai trò là người đứng đầu ngành da liễu, xin ông cho biết hệ thống đào tạo nhân lực và mạng lưới hoạt động của chuyên ngành da liễu ở Việt Nam?
PGS.TS. Trần Hậu Khang: Chuyên ngành da liễu có một hệ thống, mạng lưới hoạt động từ trung ương xuống cấp cơ sở. Tại các bệnh viện da liễu trung ương và khu vực có các phòng chỉ đạo chuyên khoa phụ trách công tác chỉ đạo tuyến, giám sát, đào tạo,... trong công tác chống phong, các bệnh LTQĐTD và bệnh da.
 Xóa bớt thẩm mỹ
Mỗi một tỉnh có các đơn vị da liễu như: Bệnh viện Da liễu, Trung tâm Da liễu, Khoa Da liễu trong Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội, Khoa Da liễu trong Bệnh viện Đa khoa, trong các Trung tâm phòng chống bệnh xã hội hay Trung tâm Y học Dự phòng. Tại cấp huyện có ít nhất 1 cán bộ phụ trách da liễu, đặc biệt là công tác phòng chống phong và STD. Có được hệ thống này là nhờ chiến lược đào tạo cán bộ chuyên khoa từ các trường đại học, bệnh viện da liễu tuyến trung ương. Chính vì vậy số lượng bác sĩ da liễu trong những năm qua đã tăng một cách đáng kể. Ngoài ra, để nâng cao chất lượng cho đội ngũ cán bộ, chúng tôi cũng có kế hoạch hàng năm gửi các bác sĩ trẻ ra nước ngoài đào tạo, nâng cao tay nghề. Đây là một trong những hoạt động có ý nghĩa để hội nhập quốc tế.
PV: Qua báo SKĐS, xin ông cho biết quá trình lão hóa của da và cách chăm sóc da bằng các công nghệ mới nhất ?
PGS.TS Trần Hậu Khang: Tất cả chúng ta ai cũng muốn có một làn da trẻ, khỏe, đẹp nhưng ít ai biết được rằng da là bộ phận phản ánh rõ nét nhất sức khỏe, tinh thần của một con người. Cũng như tất cả các bộ phận khác trong cơ thể, da cũng bị già, lão hóa theo tuổi đời. Tuy nhiên nếu không có sự hiểu biết về quá trình lão hóa của da thì không thể có một kế hoạch chăm sóc và dưỡng da có hiệu quả lâu dài.
Quá trình lão hóa của da trải qua 5 giai đoạn qua từng lứa tuổi. Bắt đầu là giảm độ ẩm, khô da từ năm 25 tới 29 tuổi. Đây là giai đoạn sớm rất khó nhận biết. Vì vậy nếu không có phương pháp chăm sóc, bảo vệ tốt thì tiến trình lão hóa sẽ tiếp tục và tăng lên từ năm 30 tuổi với sự giảm trao đổi chất và tái tạo các thành phần. Vì vậy bắt đầu xuất hiện các nếp nhăn ở khóe mắt, quanh miệng và tàn nhang.
Đến năm 36 tuổi bắt đầu có sự suy giảm các sợi chun (elastin) và collagen, bắt đầu giảm sự đàn hồi của da. Giai đoạn này cần có sự kiên trì với các phương pháp hỗ trợ đặc biệt để ngăn chặn sự lão hóa nhanh của da.
Tuy nhiên, khó khăn nhất là đến giai đoạn thứ 4 và thứ 5 (từ 40 đến 50 tuổi) vì giai đoạn này ảnh hưởng của tuổi tác, khí hậu, môi trường, nội tiết... da bắt đầu nhão, xệ, xơ, xuất hiện nhiều nếp nhăn, vết thâm,... rất khó khăn trong việc phục hồi.
Chính vì vậy, điều quan trọng là chúng ta phải có chương trình, kế hoạch bảo dưỡng, chăm sóc da để ngăn chặn, làm chậm lão hóa da từ khi còn trẻ. Nếu để chậm, khi đã xuất hiện các vết nhăn, rám má, giảm sự đàn hồi thì sự hồi phục là rất phức tạp. Hiện nay có nhiều phương pháp chăm sóc, chống lão hóa da như: Đắp mặt nạ collagen, uống collagen, sử dụng sản phẩm tế bào gốc, ánh sáng trị liệu,... Tuy nhiên, trước khi chuẩn bị cho mình một liệu trình chăm sóc da bạn cần đến các cơ sở chuyên khoa để các bác sĩ chuyên khoa da liễu khám, tư vấn để đưa ra các phương pháp phù hợp với các sản phẩm hợp với loại da của bạn.

Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

Ghép da là một phẫu thuật thông thường nhằm tạo điều kiện cho sự lành các vết thương bỏng sâu. Trong phòng mổ dưới gây mê toàn thân, phẫu thuật viên sẽ lấy đi một miếng da mỏng hoặc dày từ vùng da không bị bỏng (vùng cho da) ghép lên vùng bỏng sâu đã được cắt bỏ hoại tử, có tổ chức hạt đỏ, sạch và bằng phẳng.

Người ta có thể sử dụng mảnh da có kích thước lớn ghép vào các vùng thẩm mĩ, vùng vận động như: mặt, cổ, tay, các ngón tay hoặc khi diện tích cần ghép không lớn. Khi diện tích vùng cần ghép quá lớn (bệnh nhân bỏng sâu diện tích rộng), người ta có thể sử dụng mảnh da khía mắt lưới nhằm làm tăng diện tích cần che phủ (gấp 2 - 3 - 4 lần so với diện tích lấy da). Các lỗ được tạo ra trong mảnh da khía mắt lưới cho phép dẫn lưu được dịch tồn đọng trong nền vết thương, tránh ứ dịch dưới mảnh da ghép.


Mảnh da ghép sống như thế nào?
Mảnh da ghép trong 2 ngày đầu sống chủ yếu bằng hiện tượng thẩm thấu từ nền ghép. Sau đó có sự phát triển của mao mạch từ nền ghép đến mảnh ghép. Vì vậy, nền ghép phải là cân hoặc mô hạt đẹp, giữa nền ghép và mảnh ghép không có máu tụ, dị vật, không khí. Sau khi ghép phải băng ép chặt vừa phải để tạo áp lực cho mảnh ghép tiếp xúc với nền ghép tốt.
Thay băng thì đầu thường tiến hành từ 3 - 5 ngày sau ghép da, lớp gạc ngoài cùng có thể thay đổi hàng ngày nếu cần thiết. Cần theo dõi các dấu hiệu nhiễm khuẩn, tụ máu, dịch, bóng khí dưới mảnh ghép, điều này sẽ ảnh hưởng sự bám dính của mảnh ghép. Nếu ghép da vùng chi thể, vùng chi thể cần được nâng cao nhằm giảm phù nề, cũng như cần cố định tốt các chi thể sau ghép da bằng các thanh nẹp ở các tư thế chức năng. Nếu ghép chi dưới, nếu đứng, đi lại sớm có thể gây nốt phồng, chảy máu và làm hư hại mảnh ghép. Vì vậy, việc nghỉ ngơi tại giường thường được khuyến cáo, thông thường là 5 ngày.
Chăm sóc da ghép và vùng cho da
Thường thay băng thì đầu tiến hành từ 3 - 5 ngày sau ghép và bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng mảnh da ghép. Các chỉ định thay băng sau đó thường căn cứ vào tình trạng của vết thương.
Đối với vùng cho da, điều dưỡng có thể bóc từng lớp gạc xốp bên ngoài, để lại lớp gạc dầu bên trong. Nếu diễn biến thuận lợi sau 7 - 10 ngày vùng cho da sẽ tự liền.
Khi vết thương lành, vết thương cần giữ trong môi trường ẩm, các sản phẩm giữ ẩm sẹo không nên chứa nước hoa và ít bị kích ứng, băng ép vết thương với áp lực vừa phải giúp giảm sưng nề, giúp sẹo phẳng hơn.
Một số lời khuyên
- Chế độ ăn uống giàu protein sẽ giúp cho mảnh ghép bám tốt, lành nhanh vùng cho da, giảm nguy cơ nhiễm khuẩn.
- Nâng cao vùng chi, giữ nghỉ ngơi tại giường nếu ghép da vùng chi.
- Cố định các chi thể sau ghép da bằng các thanh nẹp.
- Ngưng hút thuốc lá.
- Vệ sinh cá nhân (đánh răng, gội đầu, chải tóc…).
- Nhắc nhở thân nhân, người chăm sóc cần tuân thủ việc kiểm soát nhiễm khuẩn (rửa tay, mang găng vô trùng…) nhằm giảm tình trạng nhiễm khuẩn chéo.

Duhring - Brocq ( DH) là một bệnh viêm da dạng Herpes, tự miễn dịch. Ðây là bệnh da sần - mụn nước, ngứa nhiều ,đặc trưng bởi tổn thương phân bố đối xứng trên bề mặt duỗi như khuỷu tay, đầu gối, mông lưng, da đầu, gáy.

Vì sao mắc bệnh Duhring – Brocq?
Người ta cho rằng có một số yếu tố liên quan đến việc mắc bệnh đó là: Do cơ thể tự miễn dịch: bệnh DH thường có biểu hiện của bệnh tự miễn như viêm cầu thận, thiếu máu Bermeer, viêm tuyến giáp, Lupus ban đỏ hệ thống, viêm đa sụn mạn tính; Do gluten: gluten là một protein có trong ngũ cốc (trừ lúa và ngô) được xem như một kháng nguyên ở bệnh nhân DH. Thành phần của gluten có gliadin, chất này liên kết với reticulin là một chất quan trọng ở vùng màng đáy, nó có vai trò làm tăng sự bám dính của màng đáy. Chất gliadin còn kết hợp với chất ngoài tế bào làm  tăng độ nhớt của mô. Trong bệnh DH, tăng độ nhớt ngoài tế bào kết hợp với sự khuyếch tán của dịch tổ chức ở nhú bì và dẫn đến hình thành mụn nước gây ra bệnh; Do bệnh tiêu chảy mỡ: Ở bệnh nhân DH gặp bệnh lý dạ dày - ruột, teo nhung mao ruột non, nhưng bệnh  ruột non ở bệnh nhân DH thường nhẹ hơn ở bệnh tiêu chảy; Do di truyền.


 Tổn thương viêm da trong bệnh Duhring ở khuỷu tay. 
Nhận diện bệnh
Khi mắc bệnh DH, bệnh nhân thường có sốt nhẹ hoặc không sốt, mệt mỏi, sút cân, kém ăn. Ở vùng da sắp tổn thương thường có dấu hiệu báo trước là ngứa, sau đó là rát bỏng hoặc đau. Tổn thương thường gặp là mảng nốt sần, sần - mụn nước hay mề đay.Vì ngứa nhiều nên bệnh nhân phải gãi, vì thế có thể thấy xước da và nốt sần đóng vẩy. 
Tổn thương mang tính chất đối xứng, vị trí thường gặp là: ở mặt gấp cẳng chân, cẳng tay, cánh tay, ở mông, đùi, lưng và bụng, ít gặp ở nách và xương cùng. Khoảng 4,6%  bệnh nhân có tổn thương ở niêm mạc miệng. Lúc đầu là các ban đỏ, mụn nước, sẩn, sau thành bọng nước, phân bố lẻ tẻ hay cụm lại từng đám. Bọng nước to bằng hạt ngô chứa dịch  màu vàng chanh, có khi bọng nước xuất huyết. Từ 5 - 7 ngày, bọng nước sẽ làm mủ và vỡ ra để lại vết trợt, đóng vảy tiết, vảy mủ. Tổn thương gồm nhiều giai đoạn như: ban đỏ, bọng nước, có chỗ loét, có chỗ chỉ để lại một dát sẫm màu. Bệnh tiến triển thành từng đợt, khi tăng khi giảm, có thời gian ổn định nhưng sau lại tái phát. Một số trường hợp bệnh kéo dài suốt đời nhưng bệnh nhân vẫn có cuộc sống sinh hoạt lao động bình thường. Tuy nhiên, ở một số bệnh nhân cao tuổi có thể bị suy kiệt.
Xét nghiệm máu thấy bạch cầu ái toan tăng trên 10% hoặc hơn. Test bằng iodua kali (KI) dương tính (cho bệnh nhân uống 1g hoặc bôi tại chỗ mỡ KI 50% trong vaseline lên da, phản ứng xuất hiện sau 24 - 48 giờ dưới dạng ban đỏ ngứa hoặc bọng nước ngứa).
Test miễn dịch huỳnh quang có giá trị nhất để chẩn đoán bệnh DH, thấy có lắng đọng IgA ở đỉnh nhú bì với tỷ lệ dương tính 85 - 90% .
Chẩn đoán xác định dựa vào bốn triệu chứng điển hình: ngứa ở da trước khi xuất hiện tổn thương, ban đỏ, sẩn, mụn nước, bọng nước.
Chẩn đoán phân biệt với một số bệnh: Pemphigus thông thường thì tổn thương mang tính chất đơn dạng là bọng nước ở lớp thượng bì và  test KI âm tính. Bệnh Pemphigoid bọng nước là bệnh thường gặp ở người cao tuổi, bọng nước căng to khó vỡ, nếu vỡ thì chóng lành, test miễn dịch huỳnh quang trực tiếp phát hiện lắng đọng kháng thể  IgG  và  bổ thể ở màng đáy. Ban đỏ đa dạng là tổn thương  bị nhiễm tế bào như trong bệnh DH. Chốc tổn thương là các bọng nước trên nền da viêm đỏ, bọng nước nhanh chóng vỡ để lại vảy tiết màu vàng chanh. Mề đay dị ứng tổn thương là các ban đỏ, sẩn, phù, thường có ngứa nhưng điểm đặc biệt là xuất hiện nhanh và mất đi nhanh. Ngoài ra còn phân biệt với bệnh zona thần kinh, sẩn ngứa thể bọng nước…
Chữa trị bệnh
Việc điều trị tại chỗ chủ yếu dùng các dung dịch sát khuẩn như milian, tím metyl, xanh metylen bôi vào các  tổn thương. Trường hợp tổn thương còn phỏng nước thì cần dùng kim vô khuẩn chọc thấm dịch trước khi bôi thuốc. Đối với các tổn thương khô có thể bôi mỡ cloroxit, flucina. Trường hợp nặng, bệnh nhân có thể được chỉ định dùng thuốc toàn thân như sau: dùng corticoid 30 - 40mg/ngày,  sau đó hạ  liều dần trong 4 - 8 tuần. Kháng sinh erythromyxin uống 1 - 1,5gam/ ngày cho từng đợt 7 ngày trong 2 - 3 đợt. Bệnh nhân đáp ứng nhanh chóng (chỉ trong 1 - 2 ngày) với thuốc dapson nhưng phải theo dõi sát để tránh biến chứng.

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

Có thể nhiều người không thích những món ăn sau đây nhưng thực tế chúng lại rất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là tác dụng phòng ngừa ung thư rất hiệu quả.

Hãy để bác sĩ phòng khám 12 Kim Mã giới thiệu với các bạn 6 loại thực phẩm này.

Slide2
Slide3
Slide4
Slide5____
Slide6
Slide7
Phòng khám 12 Kim Mã là cơ sở điều trị bệnh gan chuyên nghiệp của Hà Nội, có các thiết bị điều trị và chẩn đoán bệnh gan tiên tiến của quốc tế và đội ngũ các bác sĩ chuyên ngành nhiều kinh nghiệm lâm sàng phong phú, có thể phân tích tường tận bệnh tình của từng bệnh nhân, đưa ra các phương án điều trị thích hợp nhất cho từng bệnh nhân để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất, sớm lấy lại sức khỏe !
Nếu cần tư vấn thêm về những vấn đề liên quan đến sức khỏe, các bạn hãy gọi đến đường dây điện thoại 0437181999 để nghe bác sĩ Phòng khám 12 Kim Mã tư vấn miễn phí cho các bạn.
Design by Hao Tran | Blogger Theme by Sức khỏe sinh sản -