Hiển thị các bài đăng có nhãn bệnh năm 2013. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bệnh năm 2013. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

Ghép da là một phẫu thuật thông thường nhằm tạo điều kiện cho sự lành các vết thương bỏng sâu. Trong phòng mổ dưới gây mê toàn thân, phẫu thuật viên sẽ lấy đi một miếng da mỏng hoặc dày từ vùng da không bị bỏng (vùng cho da) ghép lên vùng bỏng sâu đã được cắt bỏ hoại tử, có tổ chức hạt đỏ, sạch và bằng phẳng.

Người ta có thể sử dụng mảnh da có kích thước lớn ghép vào các vùng thẩm mĩ, vùng vận động như: mặt, cổ, tay, các ngón tay hoặc khi diện tích cần ghép không lớn. Khi diện tích vùng cần ghép quá lớn (bệnh nhân bỏng sâu diện tích rộng), người ta có thể sử dụng mảnh da khía mắt lưới nhằm làm tăng diện tích cần che phủ (gấp 2 - 3 - 4 lần so với diện tích lấy da). Các lỗ được tạo ra trong mảnh da khía mắt lưới cho phép dẫn lưu được dịch tồn đọng trong nền vết thương, tránh ứ dịch dưới mảnh da ghép.


Mảnh da ghép sống như thế nào?
Mảnh da ghép trong 2 ngày đầu sống chủ yếu bằng hiện tượng thẩm thấu từ nền ghép. Sau đó có sự phát triển của mao mạch từ nền ghép đến mảnh ghép. Vì vậy, nền ghép phải là cân hoặc mô hạt đẹp, giữa nền ghép và mảnh ghép không có máu tụ, dị vật, không khí. Sau khi ghép phải băng ép chặt vừa phải để tạo áp lực cho mảnh ghép tiếp xúc với nền ghép tốt.
Thay băng thì đầu thường tiến hành từ 3 - 5 ngày sau ghép da, lớp gạc ngoài cùng có thể thay đổi hàng ngày nếu cần thiết. Cần theo dõi các dấu hiệu nhiễm khuẩn, tụ máu, dịch, bóng khí dưới mảnh ghép, điều này sẽ ảnh hưởng sự bám dính của mảnh ghép. Nếu ghép da vùng chi thể, vùng chi thể cần được nâng cao nhằm giảm phù nề, cũng như cần cố định tốt các chi thể sau ghép da bằng các thanh nẹp ở các tư thế chức năng. Nếu ghép chi dưới, nếu đứng, đi lại sớm có thể gây nốt phồng, chảy máu và làm hư hại mảnh ghép. Vì vậy, việc nghỉ ngơi tại giường thường được khuyến cáo, thông thường là 5 ngày.
Chăm sóc da ghép và vùng cho da
Thường thay băng thì đầu tiến hành từ 3 - 5 ngày sau ghép và bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng mảnh da ghép. Các chỉ định thay băng sau đó thường căn cứ vào tình trạng của vết thương.
Đối với vùng cho da, điều dưỡng có thể bóc từng lớp gạc xốp bên ngoài, để lại lớp gạc dầu bên trong. Nếu diễn biến thuận lợi sau 7 - 10 ngày vùng cho da sẽ tự liền.
Khi vết thương lành, vết thương cần giữ trong môi trường ẩm, các sản phẩm giữ ẩm sẹo không nên chứa nước hoa và ít bị kích ứng, băng ép vết thương với áp lực vừa phải giúp giảm sưng nề, giúp sẹo phẳng hơn.
Một số lời khuyên
- Chế độ ăn uống giàu protein sẽ giúp cho mảnh ghép bám tốt, lành nhanh vùng cho da, giảm nguy cơ nhiễm khuẩn.
- Nâng cao vùng chi, giữ nghỉ ngơi tại giường nếu ghép da vùng chi.
- Cố định các chi thể sau ghép da bằng các thanh nẹp.
- Ngưng hút thuốc lá.
- Vệ sinh cá nhân (đánh răng, gội đầu, chải tóc…).
- Nhắc nhở thân nhân, người chăm sóc cần tuân thủ việc kiểm soát nhiễm khuẩn (rửa tay, mang găng vô trùng…) nhằm giảm tình trạng nhiễm khuẩn chéo.

Thứ Tư, 11 tháng 9, 2013

Xơ gan có những biểu hiện gì

Xơ gan là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng cấu trúc bình thường của gan bị biến đổi và thay thế bằng mô xơ sẹo không còn chức năng, thường gây ra bởi quá trình viêm kéo dài tại gan do nhiều bệnh lý khác nhau như xơ gan do ứ mật; hóa chất, thuốc; thiểu dưỡng; ký sinh trùng; rối loạn chuyển hóa... nhưng thường gặp nhất là tình trạng lạm dụng rượu và nhiễm virut viêm gan.


          Các thương tổn trong viêm xơ gan thường không thể hồi phục được nhưng hoàn toàn có thể làm chậm hoặc ngăn cản các thương tổn này bằng việc điều trị hợp lý. 
          Trong giai đoạn đầu, người bệnh thường không có triệu chứng gì rõ rệt, chỉ cảm thấy mệt mỏi, không làm việc được lâu, chán ăn, buồn nôn và sợ một số thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, có cảm giác đầy bụng sau khi ăn. Đôi khi bệnh nhân thấy đau tức vùng dưới sườn phải.
          Sự suy giảm chức năng gan xuất hiện khi bệnh tiến triển nặng hơn. Bệnh nhân thấy bụng ngày càng to ra do ứ nước mà người tagọi là cổ trướng hoặc báng bụng .
       Xử trí thế nào với các biến chứng của xơ gan?
       Điều trị xơ gan đòi hỏi những hiểu biết về bệnh sử, sinh lý bệnh và diễn tiến của bệnh, căn cứ vào nguyên  nhân và mứcđộ thương tổn của gan.
      Trong đợt bệnh có dấu hiệu nặng, bệnh nhân cần được nghỉ ngơi, ăn đủ chất, hợp khẩu vị, đủ calo, nhiều sinh tố, đạm, hạn chế mỡ, ăn nhạt khi có phù. Về thuốc, dùng các thuốc làm tăng cường chuyển hóa tế bào gan như vitamin C, B12; glucocorticoid dùng trong đợt tiến triển của xơ gan do viêm gan virut, xơ gan ứ mật, các thuốc tăng cường chuyển hóa đạm, khi protein trong máu giảm nhiều dùng các dung dịch có chứa albumin hoặc các loại đạm tổng hợp, khi có phù, cổ trướng to cần phối hợp dùng các thuốc lợi tiểu, hoặc chọc dịch cổ trướng khi có chỉ định.
- See more at: http://www.phongkhamthienhoa.vn/xo-gan-co-nhung-bieu-hien-gi_98.aspx#sthash.CX5Z4P00.dpuf

Các yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường típ 2 cần phải kể tới là: béo phì; ít vận động; có những thói quen không lành mạnh; lịch sử gia đình; cao huyết áp, cholesterol cao và bệnh tim; tiền sử bị tiểu đường khi có thai hoặc có buồng trứng đa nang.


   1. Béo phì: nguy cơ số 1 của tiểu đường túy  2. Trẻ em quá cân cũng bị tiểu đường típ 2 nhiều hơn trẻ bình thường gấp 3 lần.

   2. Lối sống ít vận động: Hoạt động nhiều giảm nồng độ đường trong máu, giúp insulin có hiệu quả hơn.

   3. Có những thói quen không lành mạnh: Ăn uống hợp lý có thể thay đổi, đảo ngược hay phòng ngừa được bệnh tiểu đường. Đã từng bị kém dung nạp glucoza.

  4. Lịch sử gia đình và yếu tố tố gien học: Hình như những người có người thân trong gia đình bị tiểu đường típ 2 thì chính họ cũng có nguy cơ cao hơn bị bệnh này.

  5. Tuổi cao: Tuy đáng buồn nhưng là sự thật, trên 45 tuổi nguy cơ mắc bệnh tiểu đường típ 2 cũng cao hơn. 

  6. Cao huyết áp, cholesterol cao và bệnh tim: 2 yếu tố đầu tiên là nguy cơ chính của nhiều bệnh, kể cả tiểu đường típ 2; gây tổn thương cho cả mạch máu của tim

  7. Tiền sử bị tiểu đường khi có thai hoặc có buồng trứng đa nang: Tiểu đường khi có thai có tỷ lệ khoảng 4% ở phụ nữ có thai. 
- See more at: http://www.phongkhamthienhoa.vn/7-yeu-to-nguy-co-cua-benh-tieu-duong-tip-2_98.aspx#sthash.GN2tpO77.dpuf

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013

Ít ai để ý rằng bia rượu quá đà có ảnh hưởng không nhỏ đến đường tiêu hóa, gây ra các triệu chứng rối loạn tiêu hóa hay viêm đại tràng, viêm loét dạ dày… Các biểu hiện này nếu không được giải quyết kịp thời sẽ dẫn tới thiếu hụt dinh dưỡng, người gầy yếu, xanh xao, buồn bực khó chịu, thậm chí là có khả năng ung thư, nguy hiểm về tính mạng.
Hai tổn thương phổ biến sau uống rượu
Hội chứng viêm dạ dày cấp, người bệnh có biểu hiện đau vùng thượng vị dữ dội, cồn cào, nóng rát, có khi âm ỉ, ậm ạch khó tiêu, buồn nôn hoặc nôn nhiều, ăn xong nôn ngay, nôn hết thức ăn thì nôn ra dịch chua, có khi nôn cả ra máu, lưỡi bẩn, miệng hôi, sốt 39 – 400C. Để điều trị viêm dạ dày cấp, người bệnh phải ngưng ngay việc sử dụng các chất có hại cho dạ dày.
 

Thức ăn phải loãng, mềm, dễ tiêu và đủ dinh dưỡng để bảo vệ niêm mạc dạ dày. Nên ăn chậm, nhai kỹ, giữ khoảng cách đều đặn, hợp lý giữa các bữa ăn. Lúc đầu, nên ăn những thức ăn loãng; sau đó, người bệnh có thể dần dần ăn những thức ăn đặc hơn. Nếu người bệnh nôn nhiều, bị mất nước, cần được bù nước điện giải bằng đường tiêm truyền tĩnh mạch. Trong bệnh viêm dạ dày cấp tính, quá trình viêm diễn ra từ vài giờ đến vài ngày, hồi phục nhanh và hoàn toàn.
Tuy nhiên, nếu người bệnh không hạn chế những thực phẩm gây tổn thương niêm mạc dạ dày như rượu, bia, ớt, tỏi…, những món ăn gây khó tiêu như chất béo, thức ăn chiên xào hay những thực phẩm gây đầy hơi như nước giải khát có ga, sữa bò… thì viêm dạ dày cấp rất dễ tái phát và nếu bị nhiều đợt có thể chuyển thành viêm mạn tính do niêm mạc bị phá huỷ liên tiếp và có vai trò của cơ chế miễn dịch.
Hội chứng ruột kích thích: Không “ồn ào” như viêm dạ dày cấp, biểu hiện chính của hội chứng ruột kích thích xuất hiện sau nhậu nhẹt là tình trạng tiêu chảy cấp hoặc đại tiện sệt, lỏng ngày 3-4 lần, nhất là buổi sáng ngày hôm sau của những cuộc nhậu. Đi lỏng thường kèm theo với đau bụng hoặc không. Trước khi đại tiện thấy đau ê ẩm hoặc đau quặn, đại tiện xong thường thấy dễ chịu. Có người còn cảm thấy đau tức, khó chịu ở hậu môn, mót đi ngoài hoặc có cảm giác như đi chưa hết phân, có khi phải ngồi lâu mặc dù phân lỏng.
Phân lỏng, nát nhưng có thể đoạn đầu cứng mà đoạn sau nát. Trong ngày, phân lần đầu nát nhưng các lần sau lẫn nhày hoặc toàn nhày. Nhiều khi bệnh nhân còn có cảm giác ậm ạch, khó tiêu, no hơi, nặng bụng, trướng bụng, có khi buồn nôn và nôn. Các biểu hiện trên có thể kéo dài vài ngày, có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, tình trạng trên lại tiếp tục xảy ra sau khi uống rượu, bia nhiều và theo thời gian, nó có thể làm cho bệnh lý trở nên trầm trọng hơn, gây ra những tổn thương thực thể ở cơ quan tiêu hóa nếu không điều trị kịp thời.
 Viêm dạ dày cấp tính là biểu hiện dữ dội ở đường tiêu hóa thường gặp sau uống rượu.
Hai nhóm căn nguyên chính
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên nhưng có thể gói gọn lại thành 2 nhóm nguyên nhân chính là do thực phẩm (bao gồm cả rượu, bia) và các rối loạn nhu động ruột.
Các nguyên nhân do thực phẩm bao gồm: Ăn uống quá nhiều chất béo, gia vị, ăn quá nhanh, nhai không kỹ… Thực phẩm sử dụng tại bàn nhậu như rau quả, các loại thịt, cá, hải sản… không bảo đảm vệ sinh trong chế biến, sử dụng phẩm màu độc hại để bảo quản hoặc tái sử dụng thực phẩm không bảo đảm chất lượng. Nguồn gốc rượu, bia không rõ ràng; sử dụng rượu, bia kém chất lượng hoặc tự nấu, tự ngâm không đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Sử dụng nước đá không bảo đảm vệ sinh.
Các nguyên nhân do rối loạn nhu động ruột: là do việc sử dụng quá nhiều rượu, bia làm mẫn cảm hệ thần kinh trung ương nói chung và thay đổi hoạt động của hệ thần kinh giao cảm chi phối hệ tiêu hóa dẫn đến rối loạn nhu động của ống tiêu hóa.
Có dự phòng được những hệ lụy do uống bia, rượu?
Nguyên tắc hàng đầu là không lạm dụng rượu, bia. Nếu phải ăn nhậu, nên chọn quán ăn có uy tín, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm; không sử dụng đồ ăn thức uống không rõ nguồn gốc. Khi đang có triệu chứng rối loạn tiêu hóa, nên tránh ăn các thức ăn, nước uống không thích hợp, hạn chế các thức ăn khó tiêu, dễ sinh hơi (như khoai, sắn, bánh ngọt nhiều bơ, hoa quả có nhiều đường, đồ uống nhiều đường và có ga, chất kích thích), những thức ăn để lâu hoặc bảo quản không tốt.
ANTĐ – Trầm cảm theo mùa là phổ biến nhất, liên quan tới nỗi buồn chán vào mùa đông. Sự thật, không có một lý do cụ thể nào gây ra  căn bệnh trầm cảm. Tuy nhiên, hãy xem xét một vài nguyên nhân ít được biết tới sau.

Ảnh: Internet

Hút thuốc lá

Hút thuốc lá từ lâu đã được coi là một trong những yếu tố gây nên trầm cảm, người có khuynh hướng mắc bệnh trầm cảm thường có khả năng theo đuổi thói quen hút thuốc lá hơn người bình thường. Tuy nhiên, nicotine lại ảnh hưởng đến hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh trong não, dẫn tới nồng độ chất dẫn truyền thần kinh dopamine và serotonin cao hơn (đây cũng là cơ chế hoạt động của thuốc chống trầm cảm).

Điều này có thể giải thích bản chất gây nghiện của thuốc, và tâm trạng thất thường của người nghiện thuốc, cũng như giải thích lý do tại sao trầm cảm lại liên quan tới cai nghiện thuốc lá. Tránh thuốc lá có thể làm cân bằng hóa chất trong não bộ.

Bệnh tuyến giáp

Khi tuyến giáp – tuyến có hình con bướm nằm ở trước cổ – không tiết ra đủ hormon tuyến giáp thì được gọi là suy giáp, và trầm cảm là một trong những triệu chứng của suy giáp. Loại hormon này đảm nhận nhiều chức năng, nhưng chức năng chính của nó là hoạt động như một chất dẫn truyền thần kinh và điều hòa nồng độ serotonin. Nếu bạn trải qua các triệu chứng trầm cảm – đặc biệt là cảm giác sợ lạnh, táo bón, và mệt mỏi – thì việc kiểm tra tuyến giáp sẽ không làm bạn đau và cũng là cách phòng ngừa suy giáp. Suy giáp có thể chữa trị bằng thuốc.

Thói quen mất  ngủ

Mất ngủ không những gây lên sự khó chịu mà cũng có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm. Nghiên cứu năm 2007 cho thấy rằng, đối với những người khỏe mạnh mà thiếu ngủ thì não bộ của họ sẽ phải làm việc nhiều hơn so với những người được nghỉ ngơi đầy đủ, đây giống như phản ứng của các bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm.

Sử dụng mạng xã hội quá tải

Một vài nghiên cứu gần đây đã cho rằng, việc dành quá nhiều thời gian ở trong các phòng chat và trên các trang web mạng xã hội là một trong những nguyên nhân gây nên trầm cảm, đặc biệt đối với thanh thiếu niên.
Người nghiện Internet có thể đấu tranh với con người thực của mình, và thiếu đi một tình bạn, điều này khiến họ có cái nhìn giả tạo về thế giới. Thậm chí một vài chuyên gia còn gọi đây là bệnh “trầm cảm Facebook”.

Nơi bạn sinh sống

Bạn có thể không ngừng tranh luận rằng, cuộc sống ở thành phố hay ở vùng nông thôn là tốt hơn. Tuy nhiên, nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người sống ở thành thị có nguy cơ rối loạn trí não cao hơn 39% so với những người sống ở vùng nông thôn. Một nghiên cứu vào năm 2011 được đề cập trên tạp chí Nature đã đưa ra lời giải thích cho xu hướng trên: một phần não của những người dân thành phố phải hoạt động rất nhiều, mà phần não này lại đảm nhiệm vai trò điều chỉnh mức độ căng thẳng của họ. Và kết quả, mức độ căng thẳng càng cao thì nguy cơ rối loạn tinh thần càng lớn.

Thiếu cá trong chế độ ăn uống

Hàm lượng acid chất béo omege-3(có trong cá hồi và dầu thực vật) thấp trong khẩu phần ăn sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm rất cao. Năm 2004, một nghiên cứu ở Phần Lan đã kết luận rằng, ở phụ nữ, việc ăn ít cá và trầm cảm có liên quan với nhau, nhưng điều này lại không xảy ra ở nam giới.

Acid chất béo omega điều chỉnh chất dẫn truyền thần kinh như serotonin, điều này có thể giải thích cho mối liên hệ giữa việc ăn ít cá và trầm cảm. Bổ sung dầu cá có thể là cách làm giảm bớt nguy cơ bị trầm cảm.

Thuốc tránh thai

Thuốc uống tránh thai có chứa một phiên bản tổng hợp của hoocmon progesterone. Nghiên cứu cho thấy rằng, tính khí thất thường, trầm cảm và khó chịu là những hiện tượng phổ biến ở những phụ nữ sử dụng progesterone tổng hợp. Hilda Hutcherson – giáo sư Lâm sàng sản khoa và phụ khoa tại đại học Columbia ở New York – đã nói: “Sử dụng progesterone tổng hợp dẫn tới trầm cảm không phải xảy ra ở tất cả mọi người, nhưng nếu phụ nữ có tiền sử trầm cảm hoặc dễ bị trầm cảm thì họ dễ mắc phải các triệu chứng trầm cảm khi dùng thuốc tránh thai”.
Bỗng mấy hôm nay con gái mình cứ ở lỳ trong phòng, cửa chốt trong, rèm kéo kính. Bé ngủ rất nhiều, thậm chí chú cún vốn là “cục cưng” của bé cũng chẳng làm bé mỉm cười. Bé còn không chơi đùa với bạn bè nhiều và khi mẹ hỏi chuyện gì đã xảy ra, bé chỉ lầm bầm không nói năng gì.
Đó là tính cách của tuổi “teen”?. Không hẳn thế. Có gì đó mách bảo với bạn rằng con mình không ổn . Có thể trẻ của bạn đang bị mắc chứng trầm cảm, đây là một sự rối loạn tinh thần. Riêng ở Mỹ, khoảng 17 triệu người trong nhiều độ tuổi khác nhau bị ảnh hưởng bởi chứng bệnh này, cứ 33 trẻ em thì có một em bị mắc chứng trầm cảm.

Trầm cảm (ở đây được hiểu là sự buồn rầu) không chỉ là một trạng thái xấu và sự u sầu bình thường. Nó cũng không chỉ là việc cảm thấy bị hẫng hụt và buồn bã. Đây là những cảm giác rất bình thường ở trẻ đặc biệt là trong thời kỳ dậy thì. Thậm chí những nổi thất vọng lớn có thể làm con người ta cảm thấy buồn bã, tức giận thì những cảm xúc tiêu cực rồi cũng sẽ dịu đi cùng thời gian. Nhưng khi trẻ ở trong tình trạng trầm cảm này, nó có thể nấn ná kéo dài đến nhiều tháng, thậm chí còn lâu hơn. Tình trạng này sẽ làm hạn chế khả năng sinh hoạt hàng ngày của trẻ.

Có 2 loại trầm cảm, loại trầm cảm chính và rối loạn tâm thần là có thể ảnh hưởng đến trẻ. Bệnh trầm cảm chính được biểu hiện qua tâm trạng buồn dai dẳng và không thể cảm thấy thoải mái hay hạnh phúc. Một đứa trẻ mắc phải bệnh này thường cảm thấy nặng nề, chán chường trong cả ngày. Nếu nỗi buồn này không được cứu vãn mà tiếp tục kéo dài thì sẽ thành chứng rối loạn tâm thần.

Nguyên nhân nào gây bệnh trầm cảm?

Trầm cảm không thường không bị gây ra bởi một một sự việc hay sự vật nào đó. Đó là kết quả của một trong nhiều yếu tố khác nhau và nó khác nhau từ trẻ này với trẻ khác. Trầm cảm cũng có thể bị gây ra khi lượng neurotransmitters thấp hơn bình thường (đây là hóa chất điều tiết các dấu hiệu thông qua hệ thống thần kinh) trong não, nó sẽ hạn chế khả năng cảm giác của con người. Trầm cảm cũng có thể mang tính lây truyền trong gia đình, nếu trẻ có người thân mang bệnh trầm cảm thì trẻ cũng có nguy cơ mắc bệnh cao.

Những dấu ấn quan trọng trong cuộc đời như: cái chết của người thân, ly dị, chuyển tới một nơi ở mới hay thậm chí chia tay với bạn trai, (bạn gái) đều có thể làm trẻ mắc bệnh trầm cảm. Stress cũng là một yếu tố vì trong thời kỳ dậy thì những cảm xúc, tâm lý xã hội.. rất khó kiểm soát và rất dễ ảnh hưởng xấu đến trẻ.

Trẻ mắc bệnh mãn tính cũng rất dễ dẫn đến trầm cảm, đó là mặt trái của thuốc chữa bệnh.

Chẩn đoán bệnh trầm cảm

Trẻ bị trầm cảm thường cảm thấy mình thất vọng về mọi thứ hoặc thấy chẳng có gì đáng để mình nỗ lực phấn đấu. Chúng một mực tin rằng mình không tốt và vô dụng.

Để có thể chẩn đoán và chữa trị đúng bệnh trầm cảm cần phải khám nhiều lần. Nếu trẻ có 5 hoặc nhiều hơn triệu chứng sau đây mà kéo dài hơn 2 tuần thì trẻ của bạn có thể đang mắc chứng trầm cảm:

- Cảm thấy buồn, xuống tinh thần mà không có lý do

- Thiếu năng lượng, cảm thấy không thể làm bất cứ điều gì dù đó là ôột nhiệm vụ đơn giản nhất.

- Không có hứng thú với nhiều thứ thậm chí cả những điều từng đem đến niềm vui cho mình

- Thiếu nhiệt huyết trong quan hệ bạn bè và người thân

- Cảm thấy chán chường, bất an, dễ nổi cáu

- Không có khả năng tập trung

- Tăng hoặc giảm cân một cách bất bình thường, ăn quá nhiều hay quá ít.

- Có một sự thay đổi rất rõ trong giấc ngủ như cảm thấy khó ngủ và mệt mỏi khi thức giấc.

- Cảm thấy tội lỗi và vô dụng

- Cơ thể mệt mỏi, cơ bắp đau nhức

- Chẳng quan tâm đến những gì sẽ xảy ra trong tương lai

- Thường xuyên nghĩ đến cái chết hoặc muốn tự tử

Những đứa trẻ bị rối loạn tinh thần thường có 2 hoặc hơn các dấu hiệu sau và kéo dài ít nhất là 1 năm:

- Cảm thấy vô vọng

-Mất khả năng tự chủ

- Ngủ nhiều nhưng không thể ngủ sâu giấc

-Thấy kiệt sức

-Khó tập trung

-Không thèm ăn hoặc ăn quá nhiều

Trẻ đang ở tuổi dậy thì bị mắc chứng trầm cảm thường tìm đến rượu và thuốc rất nhiều. Bởi vì những chất này có thể giúp chúng quên đi chứng bệnh của mình, chúng cảm thấy cân bằng hơn . Nhưng thực ra chúng chẳng khá hơn là bao, thậm chí những chất độc này còn làm trẻ tệ hơn nữa.
Sỏi thận là bệnh không hiếm gặp (hơn 100.000 người bị mỗi năm ở Pháp), gây cảm giác sợ hãi cho người bệnh khi được phát hiện. Ai đã nếm phải cơn đau quặn do sỏi thì không thể nào quên.

Dưới đây là giải thích của giáo sư Christian Saussine, thuộc chuyên khoa Niệu, BV Strasbourg (Pháp), về những nguy cơ và cách phòng tránh sỏi thận.

Tại sao bị sỏi thận?

Sỏi hình thành từ sự kết tụ những chất hữu cơ và chất khoáng. Khi một số hợp chất có trong nước tiểu với lượng vượt mức, không thể hòa tan và cuối cùng tạo nên sỏi với những đường kính khác nhau. Những viên sỏi ấy có thể rất nhỏ, được thải ra theo nước tiểu mà ta không thể nhận biết. 3/4 sỏi thận có chất nền là oxalate calcium. Khoảng 10% đến 12% sỏi thận có chất nền là acide urique, số khác hình thành do nhiễm khuẩn niệu.
soithan.jpg
Trị sỏi thận bằng… nước

Triệu chứng

Triệu chứng chính là cơn đau buốt đặc trưng, xuất hiện đột ngột ở vùng hố thắt lưng, rồi lan sang niệu quản đến tận cơ quan sinh dục ngoài. Không một tư thế nào giúp dịu cơn đau, ngược với những bệnh lý khác. Cơn đau này tương ứng với sự tăng áp lực ở phía trên sỏi, bị kẹt trong niệu quản. Ngoài ra, sỏi còn chặn nước tiểu, gây tăng huyết áp.

Giải pháp dập tắt cơn đau?

Thuốc kháng viêm không steroide thường tỏ ra rất hiệu quả. Nếu không đủ, bác sĩ sẽ cho dùng morphine.

Nếu sỏi không được thải ra một cách tự nhiên?

Có nhiều cách trị liệu. Thông dụng nhất là tán sỏi từ ngoài cơ thể, sỏi được nghiền thành nhiều mảnh nhỏ để bài tiết dễ dàng hơn. Có thể cần một hay hai đợt điều trị, đôi khi không cần gây tê.

Nếu phương pháp trên tỏ ra kém hiệu quả?

Bạn phải nhờ đến những phương pháp mạnh hơn. Chuyên viên sẽ phá sỏi bằng cách xâm nhập trực tiếp vào niệu quản hay thận.

Xử lý, dù chúng chưa gây triệu chứng?

Có những loại sỏi gây tổn hại trầm trọng về lâu dài, có thể làm suy thận, vì vậy phải xử lý sớm.

Cách nào ngăn ngừa?

Không có phương pháp nào hiệu quả 100%, nhưng lối sống giữ một vai trò đáng kể. Phần lớn, (3/4) sỏi được loại thải một cách tự nhiên.

Nếu sỏi có chất nền là oxalate calcium: cần uống nhiều nước, ít ra hai lít/ngày. Liều calcium hấp thụ mỗi ngày không được vượt quá 1.000 mg, bao gồm tất cả mọi nguồn. Nhưng calcium có vai trò quan trọng trong hoạt động của cơ thể, vì vậy không nên kiêng cữ thái quá. Hạn chế tiêu thụ oxalate, có nhiều trong chocolat, nhưng vẫn có thể ăn một miếng nhỏ mỗi ngày. Ăn mặn vừa phải, vì sodium có tác dụng kéo calcium theo nó vào nước tiểu. Chỉ nên ăn thịt một lần mỗi ngày.

Nếu sỏi có chất nền là acide urique: uống nhiều nước, nhất là nước giàu bicarbonate, giảm ăn lòng động vật, ăn ít thịt.

Nếu sỏi liên quan đến nhiễm khuẩn niệu, cần loại bỏ mọi yếu tố thuận lợi cho sự nhiễm khuẩn.

Và quan trọng nhất là bàn bạc với bác sĩ điều trị.

Theo Kim Thu
——————————————-
* Chữa sỏi thận bằng hoa quỳnh
Ngoài việc chữa trị hiệu quả chứng sỏi ở đường tiết niệu, loài hoa đẹp này còn giúp điều trị ho, viêm họng, vết bầm tím…

Cách chữa sỏi thận, niệu quản, bàng quang theo kinh nghiệm dân gian: Hoa quỳnh thu hái lúc mới nở, để tươi hoặc phơi, thái nhỏ, tẩm mật, sao vàng. Hãm với nước sôi như pha trà hoặc sắc với 200 ml nước còn 50 ml, uống 1 lần trong ngày. Liều dùng hằng ngày: 20-30 g, dùng liền trong vài tuần.

Có thể phối hợp với các vị thuốc khác theo công thức sau: Hoa quỳnh 30 g, kim tiền thảo 20 g, diếp cá 20 g, rễ cỏ tranh 10 g, thái nhỏ, sắc lấy nước đặc chia 3 lần uống trong ngày.

Từ năm 1966 đến 1974, dược sĩ Phan Đức Bình đã nghiên cứu và khẳng định, dịch nhầy chiết từ hoa quỳnh tươi không những làm tan sỏi mà còn trị được chứng đái tháo đường. Cách dùng và liều lượng như trên.

Các công dụng khác:

Thuốc bổ mát, chữa ho có đờm, ho do lao và hen: Hoa quỳnh mới nở để tươi, thái nhỏ, hấp với mật ong hoặc nấu với trứng gà ăn nóng trong ngày. Người lớn 2 – 3 hoa, trẻ em 1- 2 hoa.

Chữa ho, viêm họng: Hoa quỳnh 30 g, lá xương sông 10 g rửa sạch, thái nhỏ, cho vào bát sạch cùng với mật ong 10 ml, đun cách thủy trong 15-30 phút. Để nguội, trộn đều, uống làm 2 lần trong ngày.

Chữa đau bụng, vết bầm tím sưng đau: Hoa quỳnh mới nở, cắt ngâm ngay vào rượu cho ngập trong 10-15 ngày, càng lâu càng tốt. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1-2 ml.

Theo tài liệu nước ngoài, có thể lấy hoa quỳnh 15-30 g thái nhỏ, nấu với thịt lợn nạc làm món ăn – vị thuốc chữa viêm phế quản, lao hạch, lao phổi.
Bệnh Raynaud được mô tả lần đầu tiên vào năm 1862 bởi bác sĩ người Pháp Maurice Raynaud, là một bệnh mạn tính, biểu hiện bằng từng đợt trắng và tê cóng ở đầu chi (ngón tay, ngón chân, một số trường hợp có thể gặp ở mũi, dái tai) do co thắt những mạch máu nhỏ gây nên sự rối loạn tuần hoàn máu. Bệnh gặp nhiều ở nữ, tuổi hay gặp từ 15 – 40.
Nguyên nhân
Bệnh thường được khởi phát sau phơi nhiễm lạnh hoặc stress tâm lý. Khi trời lạnh, cơ thể phản ứng lại với nhiều phản xạ khác nhau, mục tiêu để giữ thân nhiệt ở mức cao nhất. Một trong những phản xạ này là phản xạ co mạch máu nhỏ dưới da hoặc đầu chi. Ở những bệnh nhân bị bệnh Raynaud, phản xạ co mạch trở nên quá mức vì thần kinh chi phối sự co mạch rất nhạy cảm dẫn đến giảm lưu lượng máu tới ngọn chi.

Ảnh minh họa.
Bệnh Raynaud được chia làm hai thể: thể nguyên phát và thứ phát.- Thể nguyên phát (bệnh Raynaud) không xác định được nguyên nhân. Thể này rất hay gặp, chiếm khoảng 90% các trường hợp và chủ yếu ở phụ nữ trẻ. Bệnh tiến triển dần dần và nặng hơn khi trời lạnh, tổn thương chủ yếu ở các ngón tay, ngón chân đối xứng hai bên nhưng ít khi gây loét hoặc hoại tử. Trong một số trường hợp, các triệu chứng có thể giảm sau vài năm và trong thời gian có thai.
- Thể thứ phát ít gặp hơn (hội chứng Raynaud). Bệnh thường xuất hiện ở một bên, không đối xứng, tổn thương có thể ở 1 hoặc 2 ngón. Bệnh được phát triển trên nền một bệnh khác (xơ cứng bì, bệnh mô liên kết, viêm đa khớp dạng thấp, hội chứng ống cổ tay, xơ vữa động mạch, tăng áp lực động mạch phổi, bệnh lupus ban đỏ) hoặc do dùng thuốc mà những thuốc đó có tác dụng gây co mạch như thuốc ức chế giao cảm (propranolon) dùng trong những trường hợp tăng huyết áp, thuốc erotamin (dùng điều trị bệnh đau nửa đầu), thuốc tránh thai, hóa chất điều trị, thuốc ngủ hay do những hoạt động nghề nghiệp (làm bằng máy móc gây rung).
Các triệu chứng thường thấy
Sự thay đổi màu da ở nơi tổn thương: biểu hiện da chuyển từ màu hồng sang trắng (do co mạch gây thiếu máu), đôi khi xanh tái do giãn mao mạch và tĩnh mạch, tiếp theo chuyển sang màu đỏ (hiện tượng tái tưới máu).
Hiện tượng kiến bò, mạch đập và tê cóng (có thể mất cảm giác hoặc không).
Đau nơi tổn thương (hiếm).
Các triệu chứng trên có thể tồn tại trong vài phút hoặc vài giờ.
Biến chứng của bệnh
Thể Raynaud tiên phát ít có những biến chứng trầm trọng, ngược lại ở thể thứ phát có thể gây hoại thư tổ chức bị bệnh dẫn đến phải cắt bỏ (chủ yếu gặp ở bệnh nhân bị xơ cứng bì).
Yếu tố khởi phát cơn
Do lạnh hoặc thay đổi nhiệt độ đột ngột dẫn đến hiện tượng co mạch.
Cảm xúc mãnh liệt;
Stress;
Hút thuốc lá;
Do công việc phải làm bằng những máy móc gây rung (máy đập bê tông, cưa dây chuyền…)
Tiền sử điện giật hoặc cước tay.
Dự phòng
Cần mặc ấm, đi găng, tất, choàng khăn khi thời tiết lạnh;
Cần đi găng khi tiếp xúc với nước đá;
Hạn chế thay đổi đột ngột nhiệt độ khi sử dụng điều hòa nhiệt độ;
Ngừng hút thuốc lá (nicotin làm giảm tuần hoàn máu đến đầu chi);
Hạn chế stress tâm lý;
Tránh uống cafe vì gây co mạch;
Một số phương pháp khác:
Tập thể dục đều đặn để sưởi ấm cơ thể; tránh làm tổn thương ngón tay và chân để tránh loét, hoại tử; tránh sử dụng những thuốc gây co mạch ngoại biên như dẫn chất erotamin, propranolon, amphetamin; đối với thể thứ phát (hội chứng Raynaud), không dùng thuốc tránh thai vì làm tăng nguy cơ co mạch; bổ sung vitamin (A, E, C) và khoáng chất.
Các phương pháp điều trị
Thuốc chẹn kênh canxi: nifedipin, nimodipin… ngoài tác dụng hạ huyết áp còn có tác dụng làm giãn cơ và giãn những mạch máu nhỏ, do đó thuốc có tác dụng tốt với bệnh Raynaud. Nên bắt đầu điều trị với liều thấp sau đó tăng dần vì nguy cơ gây hạ đột ngột huyết áp dẫn đến giảm tưới máu động mạch vành và làm tăng nhịp tim. Chống chỉ định trong trường hợp di ứng với thành phần của thuốc, có thai và cho con bú.
Thuốc chẹn alpha giao cảm (alpha bloquants: prazosine, doxasosine). Thuốc có tác dụng hạ huyết áp nhưng đồng thời có tác dụng chống co thắt mạch trong bệnh Raynaud.
Thuốc giãn mạch (ginko biloba). Thuốc có tác dụng điều hòa tuần hoàn máu trong các mạch máu nhỏ do tác dụng giãn mạch. Liều 120 – 160mg/ngày, chia làm 2 – 3 lần.
Nitroglycerin gel bôi tại chỗ.
Châm cứu có tác dụng tốt đối với thể tiên phát.
Điều trị bệnh nguyên như xơ cứng bì, bệnh mô liên kết, viêm đa khớp dạng thấp, hội chứng ống cổ tay, xơ vữa động mạch, tăng áp lực động mạch phổi, bệnh lupus ban đỏ…
Nếu bệnh nhân không đáp ứng với điều trị, thầy thuốc có thể kê thêm thuốc chống trầm cảm để tăng thêm hiệu quả của thuốc giãn mạch.
Trong trường hợp có hoại tử ngọn chi, bệnh nhân cần được nhập viện để theo dõi điều trị, thậm chí phải cắt cụt ngón chi.
Cắt thần kinh giao cảm (hiệu quả tạm thời, là kế sách cuối cùng).
Design by Hao Tran | Blogger Theme by Sức khỏe sinh sản -