Hiển thị các bài đăng có nhãn bệnh mới nhất. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bệnh mới nhất. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

Ở bệnh nhân viêm gan B, dù ít hay nhiều thì gan cũng đã bị tổn thương do đó nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng sức khỏe của người bệnh, ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng cũng như giải độc của cơ thể. Do đó, một chế độ ăn uống hợp lý kết hợp với nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc giữ vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần cải thiện tình trạng gan của người bệnh, tránh để những hậu quả xấu xảy ra.

Thiếu ngủ làm cho bệnh viêm gan thêm nặng hơn
Theo các bác sĩ phòng khám chuyên gan 12 Kim Mã, gan là bộ phận lưu trữ điều chỉnh các chức năng của máu. Nếu cơ thể được nghỉ ngơi trong trạng thái yên tĩnh, khi nhu cầu máu của các bộ phận được giảm xuống thì lượng máu đó được trở lại gan. Khi vận động học tập làm việc gia tăng, nhu cầu máu gia tăng, lượng máu tích lũy trong gan lưu thông nhiều hơn nhằm đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Nếu thiếu ngủ, hoặc nghỉ ngơi không hợp lí dẫn đến sự thiếu hụt của máu ở gan ảnh hưởng đến sự nuôi dưỡng tế bào gan gây ra khả năng miễn dịch giảm. Với người nhiễm virus viêm gan B, tế bào bị hư hại sẽ rất khó phục hồi và có khả năng nguy hiểm hơn.
Một số bệnh nhân viêm gan B do thiếu ngủ, thức khuya vào ban đêm nên thường có thói quen ăn đêm, nhất là ăn các đồ ăn nhanh, điều đó lại càng làm cho bệnh tình thêm nặng hơn bởi gan của người bệnh vốn đã yếu thì nay lại phải làm việc nặng nề hơn. Vì vậy, đối với bệnh nhân viêm gan B, việc nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc giữ vai trò rất quan trọng giúp cho bệnh tình nhanh chóng thuyên giảm.

Thiếu ngủ làm bệnh viêm gan thêm nặng hơn
Lời khuyên của bác sĩ
Viêm gan B là căn bệnh gặp khá phổ biến hiện nay. Bệnh lây lan nhanh và tỷ lệ người bệnh diễn tiến sang xơ gan và ung thư gan rất lớn. Vì vậy, việc phòng và điều trị bệnh viêm gan B sao có hiệu quả là việc làm rất cần thiết.
Người bệnh cần có chế độ ăn uống và tập luyện thể dục thể thao hợp lý để tăng cường sức khỏe. Người bệnh phải kiêng rượu, bia và các loại nước có cồn. Không nên ăn các đồ cay nóng và nhiều dầu mỡ bởi nó sẽ làm cho gan phải làm việc nặng nề hơn. Người bệnh nên tăng cường ăn các loại rau xanh và hoa quả tươi, bổ sung các loại vitamin thiết yếu để giúp lá gan của mình được cải thiện tốt hơn.
Cùng với chế độ ăn uống khoa học người bệnh cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc để đảm bảo sức khỏe. Bệnh nhân viêm gan B nên nghỉ ngơi từ 23h để có được giấc ngủ sâu vào 1-3h sáng, bởi đây là thời gian tốt nhất nuôi dưỡng máu trong gan. Nên ngủ 8 tiếng mỗi ngày, người già là 7-9 tiếng để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cũng như góp phần cải thiện tình trạng tổn thương ở gan.
Theo các bác sĩ phòng khám chuyên gan 12 Kim Mã, người bệnh càng chú ý phòng và điều trị bệnh tốt bao nhiêu thì nguy cơ bệnh viêm gan B diễn tiến sang xơ gan và ung thư gan càng ít bấy nhiêu. Người bệnh nên gặp và trao đổi với các bác sĩ chuyên khoa gan để có được những lời khuyên và phác đồ điều trị tốt nhất.
Phòng khám chuyên gan 12 Kim Mã là cơ sở điều trị bệnh gan chuyên nghiệp của Hà Nội, có các thiết bị điều trị và chẩn đoán bệnh gan tiên tiến của quốc tế và đội ngũ các bác sĩ chuyên ngành nhiều kinh nghiệm lâm sàng phong phú, có thể phân tích tường tận bệnh tình của từng bệnh nhân, đưa ra các phương án điều trị thích hợp nhất cho từng bệnh nhân để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất, sớm lấy lại sức khỏe!

Thứ Hai, 9 tháng 9, 2013

Một cụ ông 85 tuổi được đưa vào viện trong tình trạng sốt nhẹ, ho nhiều. Chụp X-quang phổi thấy có hình ảnh viêm phổi phải. Theo như người chăm sóc mô tả, gần một năm nay, ông cụ bị ho rất nhiều, đã đi khám và điều trị nhưng bệnh chỉ đỡ chút ít…
Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân gây rối loạn nuốt ở người già. Hàng đầu là các thương tổn thần kinh – cơ như nhồi máu não, xuất huyết não, bệnh Parkinson, xơ cứng cột bên teo cơ, đa u tủy xương, nhược cơ, sa sút trí tuệ. Tiếp đến là nhóm nguyên nhân do tổn thương cấu trúc như tuyến giáp to, phì đại đốt sống cổ, túi thừa Zenker, ung thư…; các rối loạn tâm lý, bệnh mô liên kết (viêm đa cơ, loạn dưỡng cơ…), các nguyên nhân do thầy thuốc (phẫu thuật vùng hầu họng, xạ trị, thuốc…) cũng có thể gây những rối loạn nuốt ở người già.


Rối loạn nuốt và hậu quả
Nuốt là một quá trình sinh lý nhằm đưa thức ăn, các chất dinh dưỡng, nước… vào đường tiêu hóa. Nuốt gồm bốn giai đoạn: sự chuẩn bị của khoang miệng, quá trình đẩy thức ăn xuống của khoang miệng, hầu họng và thực quản. Các giai đoạn này có sự tham gia phối hợp của miệng, hầu họng, thanh quản và thực quản.
Việc suy giảm chức năng các cơ quan, đặc biệt là não bộ ở người già thường gây rối loạn quá trình nuốt như việc suy giảm hoặc mất các phản xạ bảo vệ trong đó có phản xạ đóng nắp thanh môn khi nuốt.
Biểu hiện của các rối loạn về nuốt ở người già rất phong phú và đa dạng. Rối loạn nuốt do miệng và hầu họng thường gây ho, nghẹn, khó nuốt, cảm giác thức ăn vướng ở họng… Rối loạn nuốt do thực quản thường có cảm giác vướng thức ăn trong họng hoặc trong ngực dọc theo xương ức, nghẹn trong ngực. Bên cạnh đó, rối loạn nuốt nói chung thường gây tăng tiết nước bọt, sặc thức ăn lên mũi, ho sặc do thức ăn rơi vào khí quản…
Rối loạn nuốt ở người già có thể gây nhiều hậu quả từ nhẹ đến nặng. Nhẹ nhất cũng là viêm mũi họng, nói khàn, thay đổi thói quen ăn uống. Nếu nặng hơn, bệnh nhân sợ ăn, uống, thậm chí sợ cả nuốt… nước bọt. Điều này sẽ dẫn đến mất nước, điện giải, sụt cân, suy kiệt nặng. Nhưng nguy hiểm nhất là bệnh nhân bị sặc thức ăn, nước, nước bọt…vào phổi gây nên ho, viêm phổi kéo dài và tái đi tái lại. Nhiều trường hợp, lượng dị vật vào phổi quá nhiều gây ho dữ dội, co thắt thanh quản, suy hô hấp cấp và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Điều trị rối loạn nuốt
Trước khi điều trị các rối loạn nuốt, phải đánh giá thật cụ thể mức độ và vị trí tổn thương cũng như nguyên nhân gây ra rối loạn nuốt. Việc đánh giá dựa vào thăm khám kỹ lưỡng vùng họng miệng, thanh quản, khám phát hiện các tổn thương phổi (thường là phổi phải). “Nuốt đồ ký – ghi hình quá trình nuốt” có cản quang là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán các rối loạn về nuốt. Có thể nội soi thực quản, làm điện cơ, chụp CT, MRI sọ não… để xác định nguyên nhân.
Mục tiêu điều trị rối loạn nuốt là tránh viêm phổi hít phải (do sặc), cải thiện khả năng ăn uống để đảm bảo dinh dưỡng cho bệnh nhân. Các biện pháp bao gồm tìm dạng thức ăn thích hợp, ví dụ bệnh nhân khó nuốt thức ăn cứng thì chuyển chế độ thức ăn mềm hơn, bệnh nhân hay sặc chất lỏng thì chuyển chế độ ăn đặc…
Điều trị phục hồi chức năng nuốt bằng “liệu pháp nuốt” gồm ba phương pháp: hỗ trợ bù khi nuốt, luyện tập tăng cường chức năng các cơ nhai – nuốt và luyện tập khi đang trong quá trình nuốt. Liệu pháp này nhằm làm giảm khả năng sặc thức ăn vào phổi và tránh ứ đọng thức ăn trong miệng. Phẫu thuật cắt cơ nhẫn – hầu để làm thông thoáng đường thức ăn xuống thực quản cũng có thể được áp dụng. Nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch, mở thông dạ dày – hỗng tràng qua nội soi được chỉ định cho một số trường hợp nặng.
Dự phòng bằng cách nào?
Dự phòng viêm phổi do rối loạn nuốt ở người già bằng cách: nghỉ ngơi trước ăn 30 phút; ngồi khi ăn; ăn miếng nhỏ, thức ăn mềm thích hợp; không nói chuyện, xem ti vi, đọc báo… làm mất tập trung khi đang ăn. Tránh dùng các thuốc an thần, gây ngủ ngoài chỉ định. Làm rỗng dạ dày bằng các thuốc như erythromycin, motilium… Vệ sinh răng miệng thường xuyên để tránh viêm phổi hít phải và hết sức chú ý nếu bệnh nhân đang ăn bị sặc phải biết cách cấp cứu như một hội chứng dị vật thâm nhập đường thở.

Chủ Nhật, 8 tháng 9, 2013

Tỷ lệ người tiền tiểu đường ở Việt Nam chiếm 10% dân số. Những nguyên nhân bệnh tiểu đường rất đa dạng, mỗi loại tiểu đường sẽ có những nguyên nhân khác nhau.




Tỷ lệ người tiểu đường chiếm 10% dân số
Là một trong những căn bệnh khá phổ biến ngày này, bệnh tiểu đường không những là nỗi lo sợ của người già mà còn đe dọa cả lứa tuổi thanh thiếu niên. Thường mọi người khá chủ quan, không tìm hiểu nguyên nhân bệnh tiểu đường, triệu chứng, cách điều trị cũng như không có thói quen khám chữa định kỳ. Chính điều này dẫn tới tình trạng khi bệnh đã trở nên nghiêm trọng, thậm chí xuất hiện biến chứng,  mới tới bệnh viện, việc điều trị cũng trở nên khó khăn hơn.
Tiểu đường được chia thành hai loại là tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýt 2. Về cơ bản nguyên nhân gây bệnh của hai loại khá giống nhau. Tuy nhiên, chúng vẫn có những điểm khác biệt nhất định.
Bệnh tiểu đường tuýp 1:
Nguyên nhân đầu tiên gây tiểu đường tuýp 1 do những tế bào bạch cầu trong hệ thống miễn dịch của người bệnh hoạt động bất thường. Ở những người bình thường thì hệ thống miễn dịch có chức năng tìm và diệt những loại vi khuẩn, virus có hại để bảo vệ cơ thể. Tuy nhiên, điều này đã hoàn toàn bị đảo ngược ở những bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 1. Hệ thống miến dịch của họ lại tấn công tế bào quan trọng trong cơ thể, đó là tế bào beta ở phần tuyến tụy. Chính điều này đã khiến tuyến tụy không thể sản xuất đầy đủ insulin, lượng đường trong máu sẽ không thể chuyến hóa đến các tế bào khác đồng nghĩa với việc cơ thể không được cung cấp năng lượng để hoạt động. Và đó chính là nguyên nhân bệnh tiểu đường tuýp 1.
Tìm hiểu nguyên nhân bệnh tiểu đường 2
Tế bào beta của tuyến tụy bị tấn cống là nguyên nhân gây tiểu đường loại 1
Yếu tố di truyền cũng là một trong những nguyên nhân của tiểu đường tuýp 1. Nếu như bố hoặc mẹ bị tiểu đường thì khả năng xuất hiện đột biến gen, gen bệnh kết hợp với nhau gây bệnh ở người con là rất cao.
Nếu sống trong một môi trường ô nhiễm, nhiều độc tố, các loại vivi khuẩn, virus …thì các tế bào beta trong tuyến tụy của con người sẽ bị gây hại. Và tất nhiên, những người đó sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người sống trong môi trường an toàn khác.
Tìm hiểu nguyên nhân bệnh tiểu đường 3
Lối sống thiếu lành mạnh cũng là nguyên nhân gây bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường tuyp 2:
Ngoài nguyên nhân di truyền,  lối sống thiếu lành mạnh cũng là yếu tố gây ra bệnh tiểu đường tuyp 2. Những người bị béo phì hoặc lười vận động, thường xuyên ngồi một chỗ, tiếp xúc với máy tính hoặc ti vi quá nhiều.. đều có nguy cơ mặc bênh cao.
Lí do, cơ thể của họ quá dư thừa calo, có sự chênh lệch quá lớn giữa năng lượng cung cấp cho cơ thể và hoạt động tiêu tốn calo. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến trường hợp kháng insulin, đó chính là yếu tố nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường.
Design by Hao Tran | Blogger Theme by Sức khỏe sinh sản -