Hiển thị các bài đăng có nhãn bệnh gan mới nhất. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bệnh gan mới nhất. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

1. Bệnh nhân viêm gan B và người mang virus viêm gan B.
2. Theo các báo cáo y tế, hiện nay viêm gan C là nguyên nhân dẫn đến ung thư gan lớn nhất với tỉ lệ 13.2%, cao gấp ba lần tỉ lệ ung thư gan từ viêm gan B.

3. Tiếp theo là xơ gan.

4. Trong cơ thể tồn tại một lượng lớn các chất hóa học như phân bón hóa học, cồn… cũng bị nghi ngờ có khả năng gây ra ung thư gan.
Ung thư gan lấy “phát hiện sớm, điều trị sớm” làm nguyên tắc, do ung thư gan không dễ phát hiện do triệu chứng không rõ ràng, do đó thường xuyên kiểm tra, làm các xét nghiệm là điều cần thiết.
Dưới đây các bác sĩ chuyên gan phòng khám 12 Kim Mã chỉ ra 1 vài nhân tố nguy hiểm dễ dẫn dến ung thư gan:
1. Lây nhiễm virus viêm gan B, viêm gan C.
2. Aflatoxin
3. Trong nguồn nước dùng hàng ngày có lẫn 1 lượng lớn tạp chất clo hữu cơ và độc tố của tảo (thường có trong nước giếng).
4. Các nguồn khác như:
①Có tính gia đình; ②Truyền máu; ③Xơ gan do cồn và dinh dưỡng
Phòng khám 12 Kim Mã là cơ sở điều trị bệnh gan chuyên nghiệp của Hà Nội, có các thiết bị điều trị và chẩn đoán bệnh gan tiên tiến của quốc tế và đội ngũ các bác sĩ chuyên ngành nhiều kinh nghiệm lâm sàng phong phú, có thể phân tích tường tận bệnh tình của từng bệnh nhân, đưa ra các phương án điều trị thích hợp nhất cho từng bệnh nhân để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất, sớm lấy lại sức khỏe !
Nếu cần tư vấn thêm về những vấn đề liên quan đến sức khỏe, các bạn hãy gọi đến đường dây điện thoại 0437181999 để nghe bác sĩ Phòng khám 12 Kim Mã tư vấn miễn phí cho các bạn.

Thứ Tư, 11 tháng 9, 2013


Gan là một tạng lớn nhất trong cơ thể, có trọng lượng từ 1500 – 2300g, chia làm 2 phần là gan phải và gan trái. Nó vừa là một tuyến nội tiết – tham gia nhiều chức phận quan trọng như điều hòa đường máu và chống độc vừa là một tuyến ngoại tiết – tiết ra mật.


Viêm gan là tình trạng tổn thương tế bào gan.
Viêm gan thường có rối loạn tiêu hóa, sốt, nôn mửa, biếng ăn, ỉa phân lỏng có thể kèm triệu chứng vàng da
Nguyên nhân hay gặp nhất là do virus, ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như do rượu, do một số thuốc hoặc hóa chất.
Sự tiến triển của viêm gan rất thay đổi, có khi khỏi hẳn rất nhanh nhưng cũng có khi tiến triển dẫn tới xơ gan hoặc trở thành mạn tính (viêm gan kéo dài từ trên 6 tháng đến nhiều năm được coi là viêm gan mạn tính).
Mục đích của chế độ ăn ở người viêm gan là nhằm: Nương nhẹ chức năng gan, Tạo điều kiện để tái tạo tổ chức gan, Ngăn ngừa sự hủy hoại thêm của tế bào gan
 II. Chế độ ăn trọng thời kỳ viêm gan cấp tính:
1. Giai đoạn đầu: Thời kỳ này bệnh nhân có thể sốt, nôn mửa, đau nhức hoặc chán ăn. Vì gan vẫn phải làm việc khi tế bào gan bị tổn thương do đó phải áp dụng chế độ ăn nương nhẹ gan và nương nhẹ dạ dày, ruột.
- Năng lượng: 25Kcal/kg cân nặng hiện tại/ngày. Chủ yếu cung cấp năng lượng cho bệnh nhân viêm gan bằng đường đơn: truyền glucose, acid amin, uống nước đường, nước hoa quả, sữa tươi, nước cơm, nước cháo….
- Khi sốt đã giảm, lượng nước tiểu tăng lên, áp dụng chế độ ăn sữa với khoảng 1000calo (1000 – 1500ml sữa)/ngày. Sữa là một loại thức ăn tốt vì nó không có nhiều cặn bã, không độc mà còn có khả năng chống độc, lợi tiểu, có thể dùng sữa tách bơ hoặc sữa đã rút kem pha thêm đường hoặc dùng các sản phẩm dinh dưỡng khác như: Ensure, Isocal, Sandosource, Vivonex T.E.N…
- Protid: 0,4 – 0,6g/kg cân nặng/ngày, dùng protid có giá trị sinh học cao.
- Lipid: 10 – 15% tổng năng lượng. Axid béo chưa no một nối đôi chiếm 1/3, nhiều nối đối chiếm 1/3 và axid béo no chiếm 1/3 trong tổng số lipid.
- Đủ vitamin và chất khoáng theo nhu cầu.
- Số bữa ăn: 6 – 8 bữa/ngày.
b.  Giai đoạn tiếp theo:Cuối giai đoạn viêm gan cấp tính có thể cho bệnh nhân ăn thêm ngũ cốc dưới dạng bột, cháo và khi đã hết sốt áp dụng chế độ ăn có nhiều protid và nhiều methionin như sữa tách bơ, thịt nạc, cá nạc cùng cới tăng cường calo, tăng cường chất bột.
- Năng lượng: 30Kcal/kg cân nặng hiện tại/ngày.
- Protid: 0,8 – 1kg/cân nặng hiện tại/ngày. Tỷ lệ protid động vật/tổng số: > 50%.
- Lipid: 10 – 15% tổng năng lượng. Axid béo chưa no một nối đôi chiếm 1/3, nhiều nối đôi chiếm 1/3 và axit béo no chiếm 1/3 trong tổng số lipid.
- Đủ vitamin, chất khoáng và nước
- Không dùng thực phẩm lạ, dễ gây dị ứng
- Số bữa ăn: 4-6 bữa/ ngày
 III. Chế độ ăn trong thời kỳ viêm gan mạn
Khi giai đoạn viêm gan cấp tính đã qua, bệnh nhân ở vào tình trạng “yếu gan”, thời kỳ này có khi kéo dài rất lâu. Bệnh nhân không chịu được những bữa ăn có quá nhiều chất béo, nhiều loại thực phẩm, hoặc những thay đổi đột ngột về môi trường, khí hậu.
* Chế độ ăn cần chú ý đến những điểm sau:
- Thức ăn phải tươi, tránh để lâu, không nên nấu nướng cầu kỳ
- Không dùng những thực phẩm lạ dễ gây dị ứng
- Nên ăn nhiều bữa để hấp thu tốt hơn, chú ý dùng chế độ ăn nương nhẹ cả gan lẫn dạ dày và ruột
- Ăn nhiều thịt nạc nhưng tránh ăn thịt súc vật non vì có chứa nhiều nucleoprotid
- Nên ăn nhiều sữa, trứng ăn vừa phải và chỉ nên dùng trứng tươi
- Các chất béo chỉ nên dùng ít và dùng dạng dầu thực vật, tránh dùng mỡ động vật
- Tăng cường chất đường, mật, bột ngũ cốc
- Rau quả loại tươi, mềm, ít xơ, nhiều ngọt
- Không dùng gia vị, rượu, bia, chất kích thích…
* Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn:
- Năng lượng: 35Kcal/kg cân nặng hiện tại/ ngày
- Proid: 1-1,5g/kg cân nặng hiện tại/ ngày
- Lipid: 15-20% tổng năng lượng. Axít béo chưa no một nối đôi chiếm 1/3, nhiều nối đôi chiến 1/3 và axít béo no chiếm 1/3 trong tổng số lipid
- Đủ vitamin (đặc biệt là vitamin nhóm B, K) và muối khoáng.
- Nước: 1,5- 2lít/ngày
- Số bữa ăn: 3-4 bữa/ ngày
IV. Chế độ ăn khi bị xơ gan
Bệnh nhân vị xơ gan cần cung cấp nhiều protid (1,5-2 g/kg mỗi ngày) và glucid, nhiều vitamin nhóm B, vitamin K. Khi có cổ trướng cần ăn nhạt. Nếu tĩnh mạch thực quản giãn, cần tránh thức ăn có nhiều xơ cứng, đề phòng cọ xát gây vỡ tĩnh mạch do thức ăn. Chế độ ăn trong điều trị xơ gan cần áp dụng kéo dài khoảng 6 tháng hoặc lâu hơn nữa.
Nếu bệnh nhân có nguy cơ bị hôn mê gan (do gan suy nặng), cần hạn chế chất đạm do protid không hấp thu được sẽ đọng lại trong ruột sinh ra nhiều NH3, ngấm vào máu gây độc cho hệ thần kinh.
Đồng thời với chế độ ăn trong điều trị xơ gan, cần tăng cường các vitamin nhóm B như B1, B2, PP và các axit amin.

V. Một số thực đơn tham khảo
Mẫu 1: 1500Kcal/ ngày, Protid: 59g, Lipid: 22g, Glucid: 262g
- Sáng: Bún thịt bò (bún 200g, thịt bò 30g), quả chín: 100g
- Trưa: cơm 2 lưng bát (100g gạo), thịt nạc viên hấp 60g, canh bí 200g, nước cam 200ml
- Chiều: cơm 2 lưng bát (100g gạo), thịt bò xào rau cải (thịt bò 40g, rau cải 200g, dầu ăn 5ml), đu đủ 100g
- Tối: sữa tươi 200ml
Mẫu 2: Năng lượng 1770 Kcal, Protid: 82g, Lipid: 31g, Glucid: 288g
- Sáng: cháo thịt (gạo tẻ 30g, thịt nạc 30g), quả chín 100g
- Trưa: cơm 2 bát, thịt bò xào thập cẩm (thịt bò 50g, hành tây 20g, mộc nhĩ 5g, tỏi tây- cà rốt 30g, đậu cô ve 20g), canh cải 1 bát
- Chiều: cơm 2 bát, đậu sốt cà chua (đậu phụ 100g, cà chua 50g), tôm rang 50g, canh rau 200g, quả chín 100g
- Tối: sữa 200ml
Mẫu 3: Năng lượng 2100 Kcal, Protid: 86g, Lipid: 44g, Glucid: 347g
- 7h sáng: Bánh mì trứng (bánh mì 1 cái, trứng gà 1 quả, dầu ăn 5ml), quả chín 100g
- 9h: 1 cốc chè đỗ đen (đỗ đen 20g, đường kính 20g, bột đao 5g)
- 11h: cơm 2 bát, thịt rim 50g, canh bí xanh tôm nõn (bí xanh 200g, tôm nõn 10g, dầu ăn 3ml), quả chín 200g
- 15h: 1 hộp sữa nước 200ml
- 17h: cơm 2 bát, thịt gà rang 80g, rau muống luộc 200g, quả chín 200g.
- See more at: http://www.phongkhamthienhoa.vn/che-do-an-benh-viem-gan-cho-nguoi-lon_98.aspx#sthash.aIOg1O6w.dpuf
Design by Hao Tran | Blogger Theme by Sức khỏe sinh sản -