Hiển thị các bài đăng có nhãn Bệnh tiểu đường. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bệnh tiểu đường. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 14 tháng 9, 2013

Cho đến thời điểm hiện nay, y học chưa thể phòng ngừa được bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) type 1, nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa ĐTĐ type 2.

Ngoài các biến chứng về tim mạch (cao huyết áp, xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim); thận (đạm trong nước tiểu, suy thận); mắt (đục thủy tinh thể, mù mắt); thần kinh (dị cảm, tê tay chân); nhiễm trùng (da, đường tiểu, lao phổi, bàn chân) thì bệnh mạch máu ngoại vi trong đó hay gặp nhất là bệnh mạch máu chi dưới gây hoại tử và phải cắt cụt chi là biến chứng gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người bệnh.

Biến chứng mạch máu do đái tháo đường (ĐTĐ) được chia ra 2 loại: biến chứng mạch máu lớn như: bệnh động mạch vành, bệnh động mạch ngoại vi và đột quỵ; biến chứng mạch máu nhỏ như: bệnh cầu thận, bệnh thần kinh, bệnh võng mạc. Dưới đây chỉ đề cập đến biến chứng mạch máu lớn ở bệnh nhân ĐTĐ.

Thứ Tư, 11 tháng 9, 2013

Các yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường típ 2 cần phải kể tới là: béo phì; ít vận động; có những thói quen không lành mạnh; lịch sử gia đình; cao huyết áp, cholesterol cao và bệnh tim; tiền sử bị tiểu đường khi có thai hoặc có buồng trứng đa nang.


   1. Béo phì: nguy cơ số 1 của tiểu đường túy  2. Trẻ em quá cân cũng bị tiểu đường típ 2 nhiều hơn trẻ bình thường gấp 3 lần.

   2. Lối sống ít vận động: Hoạt động nhiều giảm nồng độ đường trong máu, giúp insulin có hiệu quả hơn.

   3. Có những thói quen không lành mạnh: Ăn uống hợp lý có thể thay đổi, đảo ngược hay phòng ngừa được bệnh tiểu đường. Đã từng bị kém dung nạp glucoza.

  4. Lịch sử gia đình và yếu tố tố gien học: Hình như những người có người thân trong gia đình bị tiểu đường típ 2 thì chính họ cũng có nguy cơ cao hơn bị bệnh này.

  5. Tuổi cao: Tuy đáng buồn nhưng là sự thật, trên 45 tuổi nguy cơ mắc bệnh tiểu đường típ 2 cũng cao hơn. 

  6. Cao huyết áp, cholesterol cao và bệnh tim: 2 yếu tố đầu tiên là nguy cơ chính của nhiều bệnh, kể cả tiểu đường típ 2; gây tổn thương cho cả mạch máu của tim

  7. Tiền sử bị tiểu đường khi có thai hoặc có buồng trứng đa nang: Tiểu đường khi có thai có tỷ lệ khoảng 4% ở phụ nữ có thai. 
- See more at: http://www.phongkhamthienhoa.vn/7-yeu-to-nguy-co-cua-benh-tieu-duong-tip-2_98.aspx#sthash.GN2tpO77.dpuf

Chủ Nhật, 8 tháng 9, 2013

Tỷ lệ người tiền tiểu đường ở Việt Nam chiếm 10% dân số. Những nguyên nhân bệnh tiểu đường rất đa dạng, mỗi loại tiểu đường sẽ có những nguyên nhân khác nhau.




Tỷ lệ người tiểu đường chiếm 10% dân số
Là một trong những căn bệnh khá phổ biến ngày này, bệnh tiểu đường không những là nỗi lo sợ của người già mà còn đe dọa cả lứa tuổi thanh thiếu niên. Thường mọi người khá chủ quan, không tìm hiểu nguyên nhân bệnh tiểu đường, triệu chứng, cách điều trị cũng như không có thói quen khám chữa định kỳ. Chính điều này dẫn tới tình trạng khi bệnh đã trở nên nghiêm trọng, thậm chí xuất hiện biến chứng,  mới tới bệnh viện, việc điều trị cũng trở nên khó khăn hơn.
Tiểu đường được chia thành hai loại là tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýt 2. Về cơ bản nguyên nhân gây bệnh của hai loại khá giống nhau. Tuy nhiên, chúng vẫn có những điểm khác biệt nhất định.
Bệnh tiểu đường tuýp 1:
Nguyên nhân đầu tiên gây tiểu đường tuýp 1 do những tế bào bạch cầu trong hệ thống miễn dịch của người bệnh hoạt động bất thường. Ở những người bình thường thì hệ thống miễn dịch có chức năng tìm và diệt những loại vi khuẩn, virus có hại để bảo vệ cơ thể. Tuy nhiên, điều này đã hoàn toàn bị đảo ngược ở những bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 1. Hệ thống miến dịch của họ lại tấn công tế bào quan trọng trong cơ thể, đó là tế bào beta ở phần tuyến tụy. Chính điều này đã khiến tuyến tụy không thể sản xuất đầy đủ insulin, lượng đường trong máu sẽ không thể chuyến hóa đến các tế bào khác đồng nghĩa với việc cơ thể không được cung cấp năng lượng để hoạt động. Và đó chính là nguyên nhân bệnh tiểu đường tuýp 1.
Tìm hiểu nguyên nhân bệnh tiểu đường 2
Tế bào beta của tuyến tụy bị tấn cống là nguyên nhân gây tiểu đường loại 1
Yếu tố di truyền cũng là một trong những nguyên nhân của tiểu đường tuýp 1. Nếu như bố hoặc mẹ bị tiểu đường thì khả năng xuất hiện đột biến gen, gen bệnh kết hợp với nhau gây bệnh ở người con là rất cao.
Nếu sống trong một môi trường ô nhiễm, nhiều độc tố, các loại vivi khuẩn, virus …thì các tế bào beta trong tuyến tụy của con người sẽ bị gây hại. Và tất nhiên, những người đó sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người sống trong môi trường an toàn khác.
Tìm hiểu nguyên nhân bệnh tiểu đường 3
Lối sống thiếu lành mạnh cũng là nguyên nhân gây bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường tuyp 2:
Ngoài nguyên nhân di truyền,  lối sống thiếu lành mạnh cũng là yếu tố gây ra bệnh tiểu đường tuyp 2. Những người bị béo phì hoặc lười vận động, thường xuyên ngồi một chỗ, tiếp xúc với máy tính hoặc ti vi quá nhiều.. đều có nguy cơ mặc bênh cao.
Lí do, cơ thể của họ quá dư thừa calo, có sự chênh lệch quá lớn giữa năng lượng cung cấp cho cơ thể và hoạt động tiêu tốn calo. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến trường hợp kháng insulin, đó chính là yếu tố nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường.

Thứ Tư, 21 tháng 8, 2013

Cây lá dứa được dùng thường xuyên trong các món ăn của người Việt. Người ta dùng nó để nấu chè, gói bánh hay cho vào cơm khi nấu để tạo mùi thơm hấp dẫn cho món ăn. Thế nhưng cây lá dứa còn có một công dụng ít ai biết đến là làm hạ đường huyết cho người mắc bệnh tiểu đường.



Cây lá dứa làm hạ đường huyết hiệu quả
Đây là loại cây không hề xa lạ đối với người dân Việt Nam. Thậm chí ở một số nước Châu Á cây này cũng được sử dụng khá phổ biến. Nó còn được dân gian gọi là cây nếp thơm, không có hoa và thường mọc thành khóm ở những nơi ẩm ướt. Thành phần chủ yếu của cây lá dứa là 3-metyl-2(5H)-furanon (83,82%); 2-axetyl-1-pyrrolin (3,15%). Những chất này tạo mùi thơm đặc trưng cho loại cây này.
Cây lá dứa có công dụng chữa bệnh rất tốt, có người dùng lá cây để đun nước xông người. Bên cạnh đó một số người cũng đã làm hạ đường huyết trong máu thành công bằng việc lấy lá cây đun nước uống hàng ngày.
Giúp hạ đường huyết hiệu quả
Cây lá dứa chữa bệnh rất tốt
Cách dùng rất đơn giản, bạn chỉ cần mua lá dứa về rửa sạch đem phơi khô nhưng phơi làm sao để vẫn còn thấy màu xanh của lá. Mỗi lần nấu chừng 10 lá Dứa, cắt nhỏ ra, với 2.5 lít nước, khi thấy còn lại chừng 2 lít là có thể dùng được.  Loại lá này có bán tại các siêu thị hay tại các chợ bán rau củ với giá thành rất rẻ. Khi mua bạn nên chọn những lá có màu xanh mượt, không bị dập nát như vậy hiệu quả chữa bệnh sẽ tốt hơn.
Bạn nên uống hết 2 lít nước đun từ lá này trong một ngày. Uống trước mỗi bữa ăn chừng 20 phút. Uống 1 tuần lễ mới bắt đầu có kết quả. Và nếu bạn kiên trì trong nhiều tuần, bạn sẽ thấy cơ thể khỏe mạnh và da dẻ hồng hào lên trông thấy.
Hạ đường huyết với cây lá dứa
Nên uống 2 lít nước từ cây lá dứa mỗi ngày
Tuy nhiên bạn cần chú ý, lá dứa chỉ hỗ trợ phần nào trong việc làm hạ đường huyết  trong máu, nó không thể trị bệnh tiểu đường hoàn toàn. Chính vì vậy, ngoài việc uống nước lá dứa mỗi ngày, bạn cần có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, tập thể dục đều đặn để có hiệu quả tốt nhất.
Chúc bạn luôn khỏe mạnh với khamchuabenh.info
L.G

Các loại thực phẩm làm tăng huyết áp chủ yếu bao gồm các thực nhiều muối như  đồ chế biến sẵn, ăn liền. Cách tốt nhất để phòng bệnh tăng huyết áp là tránh các thực phẩm này ra khỏi chế độ ăn hàng ngày

Các loại thịt đã qua chế biến: Bất kỳ loại thịt nào được bảo quản bằng thuốc, ướp muối hoặc bổ sung các chất bảo quản hóa học như giăm bông, thịt xông khói, xúc xích. Phần lớn chúng đều chứa rất nhiều muối natri.


Thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều dầu mỡ và muối
Lời khuyên: Tránh xa các loại thịt hoặc ít nhất là giảm lượng natri nạp vào cơ thể.
Pizza đông lạnh: Sự kết hợp các thức ăn mặn không tốt cho huyết áp. Bột, nước sốt cà chua, phomát và thịt chế biến có thể chứa gần 2400 mg natri.
Lời khuyên: Nên ăn pizza với phomat ít béo, thịt nạc và thêm rau.
Thực phẩm Trung Quốc: Các loại nước sốt trong món ăn Trung Quốc chứa rất nhiều natri. Một món ăn nghe có vẻ đơn giản như  Bò Bông cải xanh lại có thể chứa 3.752 mg natri và đó là do sử dụng nước tương và nước Teriyaki chứa khoảng 1.000 mg natri chỉ trong một muỗng canh.
Lời khuyên: Không sử dụng hoặc hạn chế sử dụng nước sốt.
Các đồ ăn đóng hộp: Cùng với sự tiện lợi và nhanh chóng là một lượng lớn natri. Một con gà tây đông lạnh và bữa tối có nước thịt chứa 787 mg natri. Một nửa của nồi bánh gà có thể chứa 800 mg natri.
Lời khuyên: Hãy đọc kỹ nhãn mác và chọn các loại thực phẩm chứa ít muối.
thuc pham lam tang huyet ap
Đồ hộp chứa lượng muối cao
Nước ngọt giải khát: Đường trong nước giải khát có xu hướng liên kết với lượng đường trong máu làm tăng lượng đường trong máu và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Lời khuyên: Hạn chế lượng đường nạp vào cơ thể ở mức tối thiếu bằng cách tránh đồ uống có đường như nước ngọt, trà đá và sinh tố hoa quả.
Rau quả đóng hộp và nước ép rau quả: Khi rau quả tươi không có sẵn thì rau quả đóng hộp là sự thay thế tuyệt vời. Nhưng rau quả đóng hộp thường chứa đầy chất bảo quản hoặc nước sốt hoặc bổ sung gia vị có chứa natri. Một tách ngô đóng hộp có thể chứa 730 mg natri.
Lời khuyên: Không thêm muối và giảm natri.
Nước dùng, súp đóng hộp hoặc ăn liền: Tính trung bình, một cốc súp gà đóng hộp ăn liền chứa khoảng 760 mg natri. Chúng là một trong những thực phẩm làm tăng huyết áp phổ biến ở những người trẻ tuổi.
Lời khuyên: Hãy tìm các sản phẩm với nhãn hiệu uy tím chứa ít natri hoặc không thêm muối. Đối với súp hoặc mỳ ăn liền phương Đông có thể giảm natri bằng cách sử dụng một nửa gói gia vị.
thuc pham lam tang huyet ap
Người cao huyết áp không nên ăn nhiều mỳ ăn liền
Sản phẩm cà chua đóng hộp và nước ép cà chua: Loại thực phẩm này chứa rất nhiều natri. Một cốc nước ép cà chua có chứa 680 mg natri. Một xuất spaghetti với nước sốt thịt có hơn 1.300 mg natri.
D.P
Design by Hao Tran | Blogger Theme by Sức khỏe sinh sản -