Hiển thị các bài đăng có nhãn Bệnh tim mạch. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bệnh tim mạch. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 14 tháng 9, 2013

Ngoài các biến chứng về tim mạch (cao huyết áp, xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim); thận (đạm trong nước tiểu, suy thận); mắt (đục thủy tinh thể, mù mắt); thần kinh (dị cảm, tê tay chân); nhiễm trùng (da, đường tiểu, lao phổi, bàn chân) thì bệnh mạch máu ngoại vi trong đó hay gặp nhất là bệnh mạch máu chi dưới gây hoại tử và phải cắt cụt chi là biến chứng gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người bệnh.

Biến chứng mạch máu do đái tháo đường (ĐTĐ) được chia ra 2 loại: biến chứng mạch máu lớn như: bệnh động mạch vành, bệnh động mạch ngoại vi và đột quỵ; biến chứng mạch máu nhỏ như: bệnh cầu thận, bệnh thần kinh, bệnh võng mạc. Dưới đây chỉ đề cập đến biến chứng mạch máu lớn ở bệnh nhân ĐTĐ.

Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2013

Nhồi máu cơ tim ở người trẻ: không còn hiếm! SGTT.VN - Đối với người cao tuổi, nhồi máu cơ tim là bệnh rất hay gặp. 

Tăng huyết áp khiến sức ép trong lòng mạch tăng cao làm cho bề mặt bên trong  mạch máu bị rạn nứt tạo điều kiện cho phân tử mỡ lọt xuống thành mạch máu kéo theo các bạch cầu và một số các thành phần khác, thành mạch máu khi đó bị dày lên tạo thành mảng xơ vữa. Mảng xơ vữa làm mạch máu hẹp lại, cản trở sự lưu thông của máu, các thành phần của máu bị cản trở lưu thông gắn kết vào nhau tạo thành khối liên kết hay còn gọi là cục máu đông. 


Ðộng mạch vành (ÐMV) rất quan trọng, có nhiệm vụ đưa máu về để nuôi tim. Nếu động mạch vành bị tắc nghẽn sẽ rất nguy hiểm. Hiện nay, bệnh ÐMV đang là căn nguyên nguy hiểm gây tử vong số 1 trong các bệnh lý về  tim mạch. Có nhiều phương pháp tập luyện để trái tim được khỏe mạnh.



Bệnh ĐMV là một bệnh lý do tích tụ mảng xơ vữa trong lòng ĐMV, thường phát triển ở người lớn tuổi và trung niên. Một số danh từ khác được dùng để chỉ bệnh ĐMV như suy ĐMV, thiếu máu cơ tim, thiểu năng vành, bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ…
 
Những nguyên nhân và triệu chứng

Tăng huyết áp là nguy cơ chính gây bệnh. Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh ĐMV là xơ vữa động mạch - một tiến trình chậm chạp kéo dài với sự lắng đọng từ từ của các mảng bám vào mạch trong thành động mạch, làm cho thành động mạch ngày càng dày lên, cứng lại và mất tính đàn hồi.Khi lớn tuổi, đặc biệt ở nam giới trên 45 tuổi và nữ giới trên 55 tuổi thì nguy cơ mắc bệnh ĐMV rất cao. Ngoài ra, đái tháo đường, tăng mỡ máu, thừa cân hay béo phì, ít vận động, thuốc lá, rượu bia cũng chính là những nguy cơ gây bệnh.

Biểu hiện điển hình của bệnh ĐMV là cơn đau ngực, cơn đau có thể xuất hiện bất cứ lúc nào ở ngực trái vùng trước tim, vùng sau xương ức. Đôi khi đau lan lên cổ, hàm, vai, cánh tay trái hoặc ra sau lưng. Bệnh nhân thường có cảm giác ngột ngạt, tức ngực, như có vật gì thắt lấy vùng tim, đôi khi có cảm giác như tê bỏng. Căn cứ vào mức độ và biểu hiện lâm sàng, chứng xơ cứng ĐMV phân ra làm 5 loại hình: bệnh ĐMV cấp tính, đau thắt tim, tắc động mạch cơ tim, tim luật thất thường và tim sơ yếu kiệt lực. 
 Đi bộ đều sẽ giúp cơ thể
khỏe mạnh.

Thứ Ba, 27 tháng 8, 2013

Bệnh hở van tim 2 lá chiếm tới 40% trong tổng số bệnh tim mạch mà người bệnh thường mắc phải.. 


Design by Hao Tran | Blogger Theme by Sức khỏe sinh sản -