Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013

Dòng vành (flux coronaire) thường tối đa kỳ tâm trương. Do khả năng dãn các mạch máu nội tâm mạc rất yếu, vì vậy khi có giảm lưu lượng vành sự tưới máu sẽ xảy ra chủ yếu ở dưới nội mạc.
 
Đại cương
Bệnh mạch vành là một bệnh rất thường gặp trong số các bệnh tim ở các nước phát triển. Thông thường bệnh sinh của suy mạch vành là do lắng đọng mỡ ở lớp dưới nội mạc các động mạch vành. Tình trạng xơ vữa tiến triển dần dần làm hình thành cục máu đông gây thuyên tắc trong lòng mạch. Biến chứng chủ yếu của bệnh mạch vành là gây cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim và chết đột tử.
Dịch tễ học của bệnh mạch vành: bao gồm đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim chiếm khoảng chừng 6% đàn ông > 50 tuổi. Ởí châu Âu hàng năm có thêm khoảng chừng 0,3-0,6% người mắc bệnh. Về tỉ lệ tử vong thì mỗi năm chiếm khoảng 120-250 người chết /100.000 người dân ở các nước công nghiệp phát triển. Tỉ lệ này tăng lên với tuổi:800 - 1000 người chết /100.000 ở lứa tuổi 65 - 74 đối với nam giới, 300/100.000 đối với phụ nữ ở cùng lứa tuổi (Vademecum clinique 1988).
Ở Việt nam chưa có thống kê toàn dân nhưng các thống kê tại các bệnh viện lớn cho thấy bệnh nhân bị bệnh mạch vành hầu hết ở tuổi 50 trở lên. Năm 1996 ở thành phố Hà nội có khoảng 200 bệnh nhân bệnh mạch vành nhập viện còn ở thành phố Hồ chí Minh có khoảng 400 bệnh nhân.
Nguyên nhân
Bệnh mạch vành: Là nguyên nhân chủ yếu.
Đa số là do xơ vữa mạch vành.
Không phải do xơ vữa: Co thắt mạch vành, viêm mạch (viêm nhiều động mạch dạng nút, lupus ban đỏ, bất thường bẩm sinh).
Bệnh van tim: Bệnh van động mạch chủ: hẹp, hở van động mạch chủ, giang mai.
Bệnh cơ tim phì đại: Hai nhóm nguyên nhân sau này có thể gây suy vành cơ năng trong đó mạch vành không có hẹp.
Cơ chế bệnh sinh
Cơ tim và oxy
Sự tiêu thụ oxy cơ tim: phụ thuộc vào:
Tần số nhịp tim.
Sự co bóp cơ tim (inotropisme).
Sức căng trong thành tim.
Sức căng này phụ thuộc vào áp lực trong buồng thất và thể tích tâm thất.
Sự gia tăng một trong các yếu tố trên sẽ làm gia tăng sự tiêu thụ oxy cơ tim. Nói cách khác sự tiêu thụ nầy tỉ lệ theo:
Tần số tim x áp lực động mạch tâm thu.
Hoặc tần số tim x áp lực động mạch tâm thu x thời gian tống máu.
Dự trữ vành
Dự trữ vành (Reserve coronaire): Dự trữ vành được thực hiện bằng cách lấy oxy của cơ tim, hầu như tối đa ở trạng thái cơ bản. Dự trữ lưu lượng vành có khả năng gia tăng đến 300 - 400% trị số cơ bản. Sự thích nghi và gia tăng nhu cầu oxy thường kèm theo sự gia tăng song song của lưu lượng vành. Lưu lượng vành phụ thuộc vào: áp lực tưới máu và sức cản vành do khả năng dãn mạch dưới ngoại tâm mạc.
Dòng vành (flux coronaire) thường tối đa kỳ tâm trương. Do khả năng dãn các mạch máu nội tâm mạc rất yếu, vì vậy khi có giảm lưu lượng vành sự tưới máu sẽ xảy ra chủ yếu ở dưới nội mạc.
Khả năng vận mạch của động mạch vành
Yếu tố co thắt mạch:
Sức bóp kỳ tâm thu: Quan trọng đối với thất trái hơn thất phải.
Cầu cơ bắt qua một động mạch vành thượng tâm mạc.
Kích thích thụ thể alpha, ức chế thụ thể bêta với Dopamine liều trên 15mg/kg/ph qua  trung  gian  noadrenaline,  trắc  nghiệm  lạnh,  dẫn  xuất  cựa  loã  mạch  - thromboxane A2 - prostaglandine F - Neuropeptide Y.
Yếu tố giãn mạch:
Các chất biến dưỡng do TMCT: Adenoside, lactate, ion H+, CO2, bradykinine.
Ức chế thụ thể alpha - kích thích thụ thể bêta với dopamine liều dưới 5mg/kg/ph - các thụ thể đối giao cảm kích thích đối giao cảm qua trung gian acetylcholine, ức chế calci, dẫn xuất nitré - prostacycline - prostaglandine E, EDRF (yếu tố dãn nội mạc) - VIP (peptid ruột dãn mạch: vasodilatator intestinal peptid) chất P.
Tình trạng thiếu máu cơ tim (TMCT):
Xuất hiện khi có sự mất thăng bằng giữa cung cấp oxy và nhu cầu oxy cơ tim.
Cơ chế:
Gia tăng nhu cầu oxy (thiếu máu thứ phát) khi gắng sức sự gia tăng tiêu thụ oxy cơ tim được thực hiện qua sự gia tăng tần số tim, HA tâm thu và sự co bóp cơ tim. Trong trường hợp hẹp ĐMV có ý nghĩa nghĩa là trên 70% đường kính động mạch vành, lưu lượng vành không thể gia tăng thích ứng và song song với sự gia tăng nhu cầu oxy nên đưa đến TMCT.
Sự giảm đột ngột lưu lượng vành (thiếu máu nguyên phát) tương ứng với sự co thắt mạch vành mà không có tổn thương mạch máu, tuy vậy cũng có thể xảy ra trên một động mạch vành đã bị hẹp từ trước.
Cơn đau thắt ngực xảy ra khi nhu cầu oxy của cơ tim vượt quá khả năng chu cấp của hệ thống mạch vành. Đau là biểu hiện trực tiếp của thiếu máu cục bộ cơ tim và sự tích lũy các chất chuyển hóa do thiếu oxy. Một khi cơ tim thiếu máu cục bộ pH giảm trong xoang vành, mất kali tế bào, tăng sản xuất lactat, xuất hiện các bất thường ECG, chức năng thất xấu đi. Các yếu tố xác định tiêu thụ oxy cơ tim là nhịp tim, sự co bóp cơ tim, áp lực tâm thu. Khi có tăng một hoặc là nhiều yếu tố nói trên cộng với tình trạng dòng máu vành giảm thì sẽ tạo ra cơn đau thắt ngực.
Hậu quả TMCT:
Về biến dưỡng: tiết lactate.
Về huyết động: rối loạn sự thư giãn, giảm độ co dãn thất và sau đó là giảm sự co bóp.
Về ECG: xuất hiện rối loạn sự tái cực.
Về lâm sàng: xuất hiện cơn đau thắt ngực.
Giải phẫu bệnh
Một hoặc nhiều động mạch vành bị hẹp do mảng xơ vữa. Có những vùng hoại tử và xơ trong cơ tim, thông thường khu trú trong lớp dưới nội tâm mạc. Thất trái có thể phì đại.
Triệu chứng
Triệu chứng cơ năng
Là cơn đau thắt ngực với đặc điểm sau:
Vị trí: Sau xương ức.
Hướng lan: Xuống mặt trong cánh tay ngón tay trái, tuy nhiên nó có thể lan lên vai ra sau lưng, lên xương hàm, răng, lên cổ.
Tính chất đau: Có thể mơ hồ kiểu như có gì chẹn ngực, co thắt hoặc là như là có vật gì nặng đè ép lên ngực. Người bệnh hay không có cảm giác như là đau. Lưu ý là những người bệnh mô tả điểm đau chính xác ở vùng mỏm tim, đau nhói nóng thoáng qua thì thường không phải là đau thắt ngực do suy vành.
Thời gian: Đau ngắn và kéo dài không quá vài phút.
Đau thường khởi phát sau gắng sức, giảm và mất khi nghỉ ngơi hoặc là dùng thuốc giãn vành. Lạnh cũng là yếu tố dễ gây khởi phát cơn đau.
Triệu chứng thực thể
Trong cơn có thể chẳng có gì tuy nhiên có thể có tăng tần số tim và trị số huyết áp, nghe có thể có thổi tâm thu giữa và cuối tâm thu do loạn chức năng cơ nhú vì thiếu máu cục bộ.
Triệu chứng ECG:
Ghi được trong cơn đau ngực là có ích nhất qua đó cho phép thấy các biến đổi xảy ra trong cơn suy vành: ST chênh xuống là điển hình, ngoài ra đôi khi thấy ST chênh lên, rối loạn nhịp nhất là ngoại tâm thu thất. Ngoài cơn khi người bệnh nghỉ ngơi ECG thấy bình thường ở 30% người bệnh có đau thắt ngực điển hình.
Chẩn đoán
Chẩn đoán xác định
Chẩn đoán lâm sàng: Dựa trên bệnh cảnh đau ngực đặc trưng như đã mô tả ở trên xảy ra khi gắng sức và giảm bớt sau khi nghỉ ngơi. Có thể khẳng định chẩn đoán bằng theo dõi ECG thấy hồi phục trở về bình thường các biến đổi do thiếu máu cục bộ hoặc bằng dùng test điều trị thử với nitroglycerin dưới lưỡi thấy biến mất cơn đau trong vòng 1,5-3 phút. Không thấy đáp ứng giảm đau nhanh có thể loại trừ nghi ngờ có cơn đau thắt ngực (tức là không phải đau thắt ngực do suy vành hoặc là ngược lại là dạng nặng nhất của suy vành đó là nhồi máu cơ tim).
Chẩn đoán cận lâm sàng:
Điện tim gắng sức: Giúp chẩn đoán sớm, dự hậu và theo dõi điều trị.
Kỹ thuật: Dùng xe đạp lực kế hay thảm lăn, tăng dần công mỗi 30W đối với xe đạp hoặc dùng biểu đồ Bruce đối với thảm lăn. Cần có chuyên viên theo dõi ECG và HA liên tục khi tiến hành. Độ nhạy của phương pháp: 60% và độ đặc hiệu 80% trong phát hiện mạch vành. Tỷ lệ tử vong dưới 0,01%.
Chỉ định:
Chẩn đoán cơn đau thắt ngực ổn định hay cơn đau ngực không điển hình.
Bilan ở người trẻ có nhiều nguy cơ bilan bị bệnh mạch vành ổn định có hay không điều trị.
Đánh giá hiệu quả của điều trị TMCT:
Đánh giá kết quả phẫu thuật mạch vành hay sau nông mạch vành, bilan sau nhồi máu cơ tim vào ngày thứ 10 - 15.
Đánh giá chức năng của một số bệnh van tim (trừ hẹp van động mạch chủ).
Đánh giá chức năng của suy tim còn bù.
Tiêu chuẩn đánh giá: Được dựa vào nhiều yếu tố như: ST chênh xuống và nằm ngang trên 1mm hoặc đi xuống trên 0,08 mm sau phức bộ QRS; ST chênh lên (hiếm gặp); thời gian gắng sức; công tối đa đạt được; xuất hiện cơn ĐTĐ điển hình; Điện tâm đồ biến đổi trong hay sau trắc nghiệm gắng sức; huyết áp và tần số tim; mức đạt tần số tim theo lý thuyết; xuất hiện loạn nhịp khi làm test và/ hoặc có dấu suy tim trái.
Kết quả test gắng sức gắn liền với tuổi và giới người bệnh (khó kết luận ở phụ nữ <55 tuổi, dương giả >20% ở người < 40 tuổi trong khi giảm còn < 10% ở người > 60 tuổi).
Đo điện tim Holter trong 24 giờ: Giúp chẩn đoán bệnh mạch vành im lặng, chẩn đoán và theo dõi cơn ĐTN Prinzmetal, hoặc sự gia tăng kích thích tâm thất.
Đồng vị phóng xạ:
Nguyên tắc: Khảo sát sự tưới máu cơ tim vùng bằng cách so sánh sự phân bố chất đồng vị phóng xạ Thalium 201 vào cơ tim khi đang gắng sức và sau một thời gian tái tưới máu khi nghỉ ngơi.
Ích lợi và hạn chế: Nhạy hơn trắc nghiệm gắng sức (80%), đặc hiệu hơn (90%) cho phép xác định vùng bị thiếu máu, đánh giá chức năng cơ tim. Giới hạn của phương pháp: dương tính giả nếu có block nhánh trái, giá thành cao.
Chụp buồng thất bằng phóng xạ: Bơm tĩnh mạch chất Technium. Có thể đánh giá sự co bóp từng vùng và toàn bộ thất trái cũng như chức năng tim trái.
Siêu âm tim và Doppler:
Siêu âm 2 chiều:
Phân tích sự hoạt động từng phần như giảm co bóp, không co bóp thậm chí rối loạn co bóp khu trú, tim bất thường ở thân chung của động mạch vành như calci hóa.
Tính chỉ số co hồi thất trái nhằm đánh giá chức năng thất trái toàn bộ.
Với Doppler giúp chẩn đoán hở van 2 lá do thiếu máu cơ tim, áp lực mạch phổi. Các biến đổi về sự làm đầy thất, đánh giá lưu lượng động mạch khi gắng sức và nghỉ ngơi.
Siêu âm tim gắng sức chẩn đoán thông qua việc thấy bất thường vận động thành tim cho độ nhạy cảm chẩn đoán > 90% nếu hình ảnh tốt.
Chụp mạch: Bơm chất cản quang chụp toàn bộ hệ mạch vành và buồng thất. Đối với hệ mạch vành có giá trị đánh giá mức độ, vị trí tổn thương mạch vành cũng như tình trạng tưới máu, phân bố mạch máu và sự calci hóa, các bất thường bẩm sinh, đối với buồng thất nhằm phân tích sự co bóp từng phần, chức năng thất trái, chỉ số tống máu và hở 2 lá do thiếu máu cơ tim. Chụp động mạch vành là phương tiện quyết định dùng để đánh giá độ nặng của bệnh mạch vành cũng như dùng để chẩn đoán khi các phương tiện thăm dò khác không cho phép xác định suy vành. Có thể nói chụp mạch vành là xét nghiệm không thể thiếu được đối với bệnh lý mạch vành đặc biệt khi cần thiết phải can thiệp ngoại khoa, tuy vậy đây là kỹ thuật tốn kém và đòi hỏi chuyên viên.
Chụp nhấp nháy cơ tim bằng Thallium 201 hoặc Technitium 99m: Có độ nhạy cảm 70-90% và độ đặc hiệu 60-90% nhưng đắt tiền.
Chẩn đoán phân biệt
Đau vùng trước tim do rối loạn thần kinh thực vật: Là thường gặp trên thực tế nhất là ở tuổi trẻ. Đau thường ở mỏm tim, không có khởi phát khi gắng sức mà là khi nghỉ ngơi. Cơn đau có thể kéo dài hàng giờ hàng ngày. Ngoài ra có thể kèm thêm các triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật khác.
Đau do bệnh cột sống - xương sườn: Viêm khớp, viêm thần kinh liên sườn. Khám ấn đau khu trú, đau không có lan.
Đau do bệnh đường tiêu hóa:
Đau do co thắt thực quản cũng ở sau xương ức, có kèm khó nuốt, ợ. Đôi khi lan ra hai cánh tay và cũng giảm bớt sau khi dùng nitroglycerin. Chụp cine thực quản cho phép chẩn đoán chính xác.
Hội chứng trào ngược dạ dày - thực quản: Gây cảm giác nóng sau xương ức, nặng lên khi nằm ngửa, dịu bớt sau khi dùng các thuốc kháng acide.
Các thể lâm sàng cơn đau thắt ngực
Đau thắt ngực ổn định
Cơn đau xảy ra liên hệ với gắng sức.
Đau thắt ngực không ổn định
Mới khởi phát cơn đau thắt ngực nặng (< 2 tháng) và/hoặc xảy ra cơn = 3 cơn/ngày.
Đau khi nghỉ ngơi hoặc là chỉ khi hoạt động rất nhẹ nhàng.
Cơn đau thắt ngực tăng tiến: thuộc loại ổn định nhưng gần đây nặng hơn, đau kéo dài hơn, hay xảy ra hơn và xảy ra với gắng sức nhẹ hơn trước.
Bệnh nhân có một trong 3 tiêu chuẩn trên được gọi là có cơn đau thắt ngực không ổn định (Harríson 2005).
Co thắt vành
Còn được gọi cơn đau thắt ngực Prinzmetal. Xảy ra trên mạch vành hoàn toàn bình thường hoặc là có mảng xơ vữa gây hẹp gần vị trí của co thắt. Đau thắt ngực đặc tính tương tự nhưng mà trầm trọng hơn và xảy ra điển hình khi nghỉ ngơi cùng với hình ảnh đoạn ST chênh lên rất cao trên ECG. Lưu ý là co thắt vành có thể gây nên nhồi máu cơ tim cũng như các rối loạn nhịp ác tính. Chẩn đoán xác định dựa trên chụp động mạch vành có tiêm TM Methergin (ergonovine).
Thiếu máu cục bộ cơ tim yên lặng
Được phát hiện bởi ghi Holter hoặc là trắc nghiệm ECG gắng sức chủ yếu xảy ra ở những người có thiếu máu cục bộ cơ tim có triệu chứng. Ghi nhận có biến đổi ST-T nhưng vô triệu chứng mặc dù có bệnh mạch vành.
Nhồi máu cơ tim
Xảy ra khi tắc một hoặc nhiều nhánh của mạch vành. Nhồi máu cơ tim (NMCT) là sự hoại tử thiếu máu nặng và hệ thống cơ tim với điện tích tổn thương bằng hay trên 2cm2.
Triệu chứng lâm sàng: Đau ngực tương tự như là cơn đau thắt ngực tuy nhiên cường độ mạnh hơn nhiều và kéo dài hơn (> 30 phút), ít thuyên giảm khi nghỉ ngơi và sau khi dùng nitroglycerine. Tuy nhiên 25% của nhồi máu cơ tim là im lặng về mặt lâm sàng.
Triệu chứng cận lâm sàng:
Điện tâm đồ:
Nhồi máu có sóng Q: ST chênh lên, T đảo ngược, sóng Q hoại tử.
Nhồi máu không có sóng Q: ST chênh xuống, biến đổi dai dẳng ST-T mà không có xuất hiện sóng Q.
Men: Tăng CPK, CPK-MB, GOT, LDH, Troponin T.
Chẩn đoán:
Theo Tổ chức Y tế thế giới NMCT được chẩn đoán xác định khi có hai trong 3 dấu hiệu sau: cơn đau thắt ngực biến đổi, thay đổi ECG theo tiến triển của bệnh và sự gia tăng men tim.
Một số trường hợp không có thể chẩn đoán xác định NMCT mà chỉ có thể nói có thể có NMCT. Thường thì có triệu chứng lâm sàng điển hình rất gợi ý nhưng mà thiếu bằng chứng khách quan trên ECG và men. Nếu lâm sàng nghi ngờ nhiều thì có thể là NMCT nhỏ. Trước một bệnh nhân nam giới >35 tuổi, nữ giới >50 tuổi có đau ngực thì phải xem xét điều tra có NMCT hay không. Phải chẩn đoán phân biệt với đau do viêm phổi, tắc động mạch phổi, viêm màng ngoài tim, gãy xương sườn,co thắt thực quản, phình tách động mạch chủ và những tình huống gây bệnh cảnh đau bụng cấp tính do bệnh trong ổ bụng.
Biến chứng:
Rối loạn nhịp: Ngoại tâm thu, rung thất, nhịp nhanh thất, bloc nhĩ thất...
Suy tim: Có choáng hoặc không.
Phình thành tim.
Điều trị
Nguyên tắc điều trị
Cải thiện các yếu tố nguy cơ:
Đây là biện pháp hàng đầu có giá trị vì ít tốn kém, áp dụng được cho các đối tượng giàu/nghèo nhưng đòi hỏi sự quyết tâm và cộng tác của bệnh nhân. Cụ thể như vệ sinh đời sống và chế độ ăn uống giảm mỡ, tập luyện thể dục đi bộ, bơi lội, đi xe đạp, tránh stress, theo dõi, khám bệnh, xét nghiệm lipid đều đặn, làm trắc nghiệm gắng sức hằng năm.
Điều trị căn nguyên:
Nếu biết được. Tuy có khả năng cải thiện rõ nhưng chỉ áp dụng trong những cá nhân, đơn vị có điều kiện kinh tế cao. Ví dụ: điều trị xơ vữa động mạch bằng các thuốc giảm mỡ, điều trị phẫu thuật với các tổn thương van tim bẩm sinh hay mắc phải.
Điều trị cụ thể
Điều trị nội khoa:
Bằng các thuốc như: dẫn xuất nitrés, molsidomine, chẹn bêta, ức chế calci, các phân tử khác, maleate de perexilline (Pexid), chống ngưng tập.
Nong động mạch vành qua da (Angioplastie coronaire transluminale percutanée) (PTCA)
Xử dụng một catheter đưa vào ĐM vành qua da để xác định mức độ hẹp mạch vành, sau đó sẽ xử dụng một bong bóng nhỏ, đường kính 2-4mm bơm lên ở vị trí bị hẹp, được xem kết quả khi nông được trên 50% so với khẩu kính trước, tỉ lệ thành công thường đạt đến 90-95% trong giai đoạn đầu tiên.
Phương pháp phẫu thuật cầu nối chủ - vành (Pontage aorto-coronaire).
Phương pháp được thực hiện bằng cách ghép tĩnh mạch hiển trong và nhất là động mạch vú trong vào vị trí mạch vành bị tổn thương. Tử vong phẫu thuật khoảng 1-4%, phương pháp này đã cải thiện dự hậu và triệu chứng của bệnh nhồi máu cơ tim.
Điều trị cụ thể cơn đau thắt ngực gắng sức
Điều trị cắt cơn đau thắt ngực gắng sức:
Nên apï dụng ngay trước khi vào viện và áp dụng càng sớm sẽ càng có tác dụng ngăn ngừa biến chứng xấu hơn xẩy ra.
Nghỉ ngơi, tránh gắng sức.
Dùng các dẫn xuất Nitrés ngậm dưới lưỡi (Natirose viên 0,75mg) có thể lập lại sau 5 phút hay bơm Natispray liều 0,4mg lập lại sau 5 phút nếu cần, nếu không giảm sau 15 phút cần phải đặt vấn đề có phải cơn đau thắt ngực không ổn định hoặc nhồi máu cơ tim.
Điều trị lâu dài cơn đau thắt ngực gắng sức:
Các loại chẹn bêta:
Trừ phi có chống chỉ định, đây là thuốc điều trị chọn lọc cơn đau thắt ngực gắng sức, điều trị hữu hiệu khi nhịp tim nghỉ ngơi từ 50-60/ph và khi gắng sức dưới 100/phút. Khởi đầu bằng liều thấp, tăng dần liều lên khi không có biến chứng. Cụ thể:
Propranolol (Avlocardyl viên 40mg) loại không chọn lọc, không có hoạt tính giao cảm nội tại, liều 2-4 viên chia 2 lần mỗi ngày.
Atenolol (Tenormine) viên 50-100mg, loại chọn lọc lên tim nhưng có hoạt tính giao cảm nội tại, liều 50-100mg, ngày 1 lần.
Metoprolol (Lopressor) viên 100mg hay Seloken viên 100-200mg, chọn lọc tim, không có hoạt tính giao cảm nội tại, liều 50-100mg/ngày 1 lần.
Acebutolol (Sectral) viên 200-400mg, chọn locü lên tim, có hoạt tính giao cảm nội tại, liều 400mg/ngày chỉ dùng 1 hay 2 lần (khởi đầu 200mg/ngày chia 2 lần).
Nếu không có đáp ứng cần xem có cơ chế co thắt động mạch vành trong cơn, chú ý quan trọng là không bao giờ ngừng đột ngột điều trị chẹn bêta vì dễ có nguy cơ dẫn đến loạn nhịp, nhồi máu cơ tim và đột tử.
Các dẫn xuất Nitrat:
Thường được sử dụng đầu tiên và phối hợp với 1 loaüi thuốc khác (như chẹn bêta và hay chẹn calci) gồm:
Nitroglycerine (viên hay bơm xịt) rất ít chống chỉ định (ngoại trừ bệnh cơ tim tắc nghẽn) và ít tác dụng phụ (thường gặp là hạ huyết áp, nhức đầu).
Các dẫn xuất Nitrat đơn, đôi hoặc Nitrat dạng viên hay băng dán.
Hiện tượng dung nạp (tolerance) với các dẫn xuất Nitrés hay gặp với liều cao, kéo dài. Hiện tượng giảm đi, nếu tôn trọng khoảng trống Nitrat, nghĩa là không uống Nitrés sau 18h và không dán từ 20 giờ và 8 giờ sáng, điều này giải thích sự quan trọng phối hợp với chẹn bêta hoặc ức chế calci đặc biệt ở bệnh nhân có cơn đau ban đêm.
Cụ thể:
Đường uống:
Trinitrine (Lénitral) nang 2,5 mg và 7,5mg liều: 2 nang/ngày chia 2 lần.
Isosorbide  dinitrate  như:  Langoran  nang  20-40mg  hay  80mg  L.P.  Liều  40 - 80mg/ngày. Risordan viên 10-20mg liều 40mg/ngày chia 2,3 lần mỗi ngày. Risordan LP viên 20-40mg liều 40mg/ngày. Hoặc 5- isosorbide mononitrate như: Monicor LP 20mg ngày uống 2 nang.
Molsidomine (Corvasal) không phải là dẫn xuất Nitrés nhưng có tác dụng tương tự ngoài ra còn có tác dụng chống ngưng tập tiểu cầu. Biệt dược: Corvasal viên 2-4mg, liều 1/2 - 1viên. Ích lợi của nhóm này là không có hiện tượng dung nạp.
Đường dán: Trinitrine như Cordipath liều 5mg, dán vào buổi sáng và bên ngực, nên dán ngắt quãng, chỉ dán vào ban ngày.
Thuốc ức chế canxi:
Nếu chống chỉ định chẹn bêta (như suy tim mất bù, rối loạn dẫn truyền nhĩ- thất, hen phế quản hội chứng Raynaud) thì ngòai các dẫn xuất Nitrat và Molsidomine, việc sử dụng các loại ức chế calci là thuốc chọn lọc nhất là trong cơn đau thắt ngực hỗn hợp hay co thắt chủ yếu.
Cụ thể:
Diltiazem (Tildiem) viên 60mg hay Bi-Tildiem viên 90-120mg liều 2 viên 60mg/ngày trước khi ăn hay viên 90mg 2 lần/ngày.
Ở thể nặng: 180mg/ngày chia 3-4 lần, chống chỉ định: suy nút xoang, bloc nhĩ thất độ 2, độ 3 không đặt máy tạo nhịp, suy tim trái, có thai. Tác dụng phụ: nhịp chậm xoang, bloc nhĩ thất, phù chi dưới, suy nhược, buồn ngủ, rối loạn tiêu hoá.
Nifedipine (Adalate) viên 10mg. Liều 2 nang mỗi ngày khi ăn, thể nặng có thể dùng 3-4 nang ngày. Chống chỉ định: có thai, tác dụng phụ, phưöng mặt, nhức đầu, phù chân, đau bụng, hạ huyết áp, nhịp nhanh.
Có thể phối hợp cả 2 loại trong thể nặng hoặc không nong mạch vành được như:
Tenormine 80-100mg/ngày + Adalate 3 nang/ngày hay Monicor LP 1 nang/ngày. Khi phối hợp chẹn beta và Diltazem cần theo dõi tần số tim và rối loạn nhịp xoang.
Hoặc Seloken 100-200mg/ngày + Corvasal 4mg 3 lần/ngày + Adalate 1 nang 4 lần/ngày. Nitriderm TTS. 5mg dán từ 20 giờ đến 8giờ.
Hoặc ngoại lệ ở thể đề kháng: Pexid viên 100mg 1 viên/ngày trong 3ngày + sau đó 2 viên/ngày cần theo dõi chặc vì tác dụng phụ nhiều như: xoàng, tổn thương gan, thần kinh.
Các thuốc khác:
Thuốc hoạt hoá kênh kali (Nicorandil) tác dụng dãn động và tĩnh mạch vành và cả ngoại biên. Không giảm co bóp tim và không có hiện tượng kháng trị.
Amiodarone tác dụng chống loạn nhịp và chống thiếu máu cục bộ. Lưu ý tác dụng phụ.
Trimetazidine.
Giảm đau và an thần.
Phương pháp can thiệp:
-Nong và đặt stent (giá đỡ): dựa vào kết quả chụp mạch và được chứng minh có sự thiếu máu bằng nghiệm pháp gắng sức thallium. Chống chỉ định không nhiều ngoại trừ hẹp thân chung động mạch vành trái hoặc động mạch vành vôi hoá.
Bắc cầu nối động mạch chủ - vành:khi bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng, nong vành thất bại kèm hẹp tái phát, tổn thương nhiều nhánh nhất là thân chung vành trái kèm suy chức năng cơ tim nặng.
Điều trị cơn ĐTN Prinzmetal
Trong cơn: Nitroglycerine hay 1 nang Adalate ngậm từ từ khi nằm.
Tiếp theo cần phải điều trị bằng ức chế calci, heparine, dẫn xuất nitrate liều cao, không dùng các chất ức chế bêta.
Chú ý: Chống chỉ định phối hợp Tildiem với Cordium hay Tildiem với Isoptine.
Điều trị cơn đau thắt ngực không ổn định
Cần nằm tại trung tâm hồi sức tim mạch.
Do co thắt (ban đêm, nghỉ ngơi) cần cho Nitrat và ức chế calci.
Do cơn ĐTN gắng sức tăng dần hay nặng lên: Cho chẹn beta, Nitrat và/hay ức chế canxi.
Cụ thể:
Nghỉ ngơi, monitoring, Oxy.
Theo dõi lâm sàng, điện tâm đồ và sinh hóa (CPK).
An thần: Tranxene 15-30mg/ngày.
Chống đau: Morphine 1/2 -1ctg dưới da hoặc tĩnh mạch, nếu không đáp ứng dẫn xuất Nitrés.
Dẫn xuất Nitrat: chuyền liên tục bằng bơm điện như Risordan liều 2-5mg/giờ hay
Lenitral liều 1mg/giờ hay Corvasal, không nên chuyền qúa 48 giờ.
Ưc chế calci: Tildiem 3-4 viên/ngày.
Chẹn beta: Nếu không do cơ chế co thắt. Acebutolol 200-400mg/ ngày
Tenormine 80-100ng/ngày.
Heparine truyền liên tục 400-800 đv/kg hoặc heparin trọng lượng phân tử thấp (Enoxaparin 1mg/kg tiêm dưới da 2 lần/ngày).
Aspirine 250-300mg/ngày.
Nếu không đáp ứng dù đã điều trị phối hợp nitres + ức chế bêta + ức chế canxi:can thiệp mạch vành cấp.
Điều trị thiếu máu cơ tim im lặng
Cần tăng cường điều trị chống đau thắt ngực.
Lập bilan mạch vành.
Điều trị nhồi máu cơ tim
Nhồi máu cơ tim được xem là một biến chứng trầm trọng của suy mạch vành hoặcthiếu máu cơ tim. Việc điều trị phải thực hiện tại trung tâm hồi sức tim mạch.
Mục đích điều trị là giảm đau, hạn chế tối đa sự lan rộng mô nhôìi máu, phòng ngừa/
điều trị rối loạn nhịp và các biến chứng cơ học. Cụ thể:
Nhập viện tại trung tâm săn sóc tăng cường tim mạch theo dõi tim liên tục.
Giữ một đường tĩnh mạch cấp cứu những trường hợp loạn nhịp.
Điều trị tiêu sợi huyết sớm với streptokinase, APSAC, hay chất hoạt hóa plasminogene mô (tPA) có thể giảm thiểu diện tích nhồi máu và tử vong và giới hạn rối loạn chức năng thất trái. Ở những đối tượng thích hợp, tiêu sợi huyết cần cho càng sớm càng tốt tại các đơn vị tăng cường hoặc trung tâm chăm sóc mạch vành. Bệnh nhân đượüc cho trong vòng 3 giờ sau khi xuất hiện triệu chứng kết quả tốt hơn cả, tuy nhiên cho phép sử dụng thuốc < 12 giờ sau nhồi máu. Biến chứng bao gồm xuất huyết, rối loạn nhịp do tái tưới máu, và trong trường hợp xử dụng với streptokinase có thể có dị ứng. Thuốc chống đông (aspirine và heparine) bắt đầu cùng lúc với thuốc tiêu sợi huyết. Chụp mạch vành tiếp theo thường để dành cho những bệnh nhân bị đau ngực tái diễn hoặc trắc nghiệm gắng sức dương tính trước khi ra viện. Ở bệnh nhân chống chỉ định tiêu sợi huyết, cần thực hiện nông mạch vành ban đầu để đảm bảo lưu lượng vành. Ở các trung tâm có can thiệp mạch vành thường được ưa chuộng hơn tiêu sợi huyết
Kiểm sóat cơn đau: Morphine sulfate 2-4 mg TM mỗi 5-10 phút cho đến khi hết đau hoặc các triệu chứng phụ xuất hiện (xử trí bằng naloxone 0.4-1.2mg TM) ; hạ huyết áp (nếu nhịp tim chậm xử trí bằng atropine 0.5mg TM, nếu không có thể chuyền dịch với sự thận trọng).
Nitroglycerine 0.3 mg ngậm dưới lưỡi nếu HA tâm thu trên 100mmHg; nếu vẫn còn đau ngực cần cho TM nitroglycerine (bắt đầu với 10microgam/phút, tăng dần đến mức tối đa 200 microgam/phút, theo dõi chặt chẽ bằng monitor).
Oxygen 2-4 lít/phút bằng xông mũi, nhằm duy trì nồng độ bảo hòa O2 >90%.
An thần nhẹ (Ví dụ: Diazepam 5 mg uống X 4lần / 24h).
Ăn nhẹ chống táo bón: Dùng các chất nhão phân Vd. docusate sodium 100-200mg/24h).
Chẹn bêta: Có tác dụng giảm tiêu thụ O2 cơ tim, hạn chế diện tích nhồi máu, giảm tỉ lệ tử vong. Thuốc có tác dụng tốt trong trường hợp tăng huyết áp, nhịp tim nhanh, đau thắt ngực tồn tại; chống chỉ định khi suy tim, HA tâm thu dưới 95 mmHg, nhịp tim < 50l/phút, bloc nhĩ thất hoặc tiền sử bị bệnh co thắt phế quản. Cho TM ví dụ metoprolol 5mg / 5-10 phút cho đến liều tổng cộng 15mg sau đó cho đường uống metoprolol 25-100mgX 2 lần/ ngày.
Thuốc chống đông/ thuốc chống ngưng tập tiểu cầu:
Bệnh nhân sau khi được dùng tiêu sơị huyết thường được tiếp nối chống đông bằng aspirine và heparine, thời gian bắt đầu tùy thuộc loại tiêu sợi huyết. Trong trường hợp không thể dùng tiêu sợi huyết có thể cho aspirin 80-325mg/ngày và liều thấp Heparin 5000 đv tiêm dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch / 12 giờ. Liều heparin hữu hiệu (thời gian PTT gấp đôi thời gian chứng) sau đó duy trì bằng thuốc chống đông uống được khuyến cáo xử dụng ở những bệnh nhân suy tim nặng, có cục máu đông tâm thất chẩn đoán bằng siêu âm, hoặc có vùng rối loạn vận động lớn trong NMCT trước.
Các thuốc ức chế men chuyển: Giảm tử vong ở những bệnh nhân rối loạn chức năng thất trái không có triệu chứng sau NMCT (chỉ số tống máu dưới 40%) và có thể cho ở những bệnh nhân huyết động ổn định. Vd: captopril 6.25mg liều tét đầu tiên sau đó tăng lên 50mg uống 3lần / ngày.
Dự phòng
Gồm nhiều bước tiến hành một cách có hệ thống:
Xác định nguy cơ
Thu thập đồng thời các thông tin về các yếu tố nguy cơ phối hợp cho phép đánh giá toàn bộ mức độ rộng nguy cơ mang tính cá thể của động mạch vành để có lời khuyên đặc hiệu.
Lời khuyên đặc hiệu
Dành cho cả người chưa bị và cả người đã bị rồi
Hút thuốc: Bỏ hoàn toàn thuốc lá. Nguy cơ hút thuốc lại lớn hơn khi có nhiều yếu tố phối hợp. Việc dự phòng cần chú ý đặc biệt nếu là nam giới.
Huyết áp: Cần có chế độ điều trị theo dõi chặt chẽ những trường hợp mắc bệnh dù chỉ mới ở giai đoạn đầu tiên ho
ặc chỉ tăng huyết áp giới hạn.


Ít ai để ý rằng bia rượu quá đà có ảnh hưởng không nhỏ đến đường tiêu hóa, gây ra các triệu chứng rối loạn tiêu hóa hay viêm đại tràng, viêm loét dạ dày… Các biểu hiện này nếu không được giải quyết kịp thời sẽ dẫn tới thiếu hụt dinh dưỡng, người gầy yếu, xanh xao, buồn bực khó chịu, thậm chí là có khả năng ung thư, nguy hiểm về tính mạng.
Hai tổn thương phổ biến sau uống rượu
Hội chứng viêm dạ dày cấp, người bệnh có biểu hiện đau vùng thượng vị dữ dội, cồn cào, nóng rát, có khi âm ỉ, ậm ạch khó tiêu, buồn nôn hoặc nôn nhiều, ăn xong nôn ngay, nôn hết thức ăn thì nôn ra dịch chua, có khi nôn cả ra máu, lưỡi bẩn, miệng hôi, sốt 39 – 400C. Để điều trị viêm dạ dày cấp, người bệnh phải ngưng ngay việc sử dụng các chất có hại cho dạ dày.
 

Thức ăn phải loãng, mềm, dễ tiêu và đủ dinh dưỡng để bảo vệ niêm mạc dạ dày. Nên ăn chậm, nhai kỹ, giữ khoảng cách đều đặn, hợp lý giữa các bữa ăn. Lúc đầu, nên ăn những thức ăn loãng; sau đó, người bệnh có thể dần dần ăn những thức ăn đặc hơn. Nếu người bệnh nôn nhiều, bị mất nước, cần được bù nước điện giải bằng đường tiêm truyền tĩnh mạch. Trong bệnh viêm dạ dày cấp tính, quá trình viêm diễn ra từ vài giờ đến vài ngày, hồi phục nhanh và hoàn toàn.
Tuy nhiên, nếu người bệnh không hạn chế những thực phẩm gây tổn thương niêm mạc dạ dày như rượu, bia, ớt, tỏi…, những món ăn gây khó tiêu như chất béo, thức ăn chiên xào hay những thực phẩm gây đầy hơi như nước giải khát có ga, sữa bò… thì viêm dạ dày cấp rất dễ tái phát và nếu bị nhiều đợt có thể chuyển thành viêm mạn tính do niêm mạc bị phá huỷ liên tiếp và có vai trò của cơ chế miễn dịch.
Hội chứng ruột kích thích: Không “ồn ào” như viêm dạ dày cấp, biểu hiện chính của hội chứng ruột kích thích xuất hiện sau nhậu nhẹt là tình trạng tiêu chảy cấp hoặc đại tiện sệt, lỏng ngày 3-4 lần, nhất là buổi sáng ngày hôm sau của những cuộc nhậu. Đi lỏng thường kèm theo với đau bụng hoặc không. Trước khi đại tiện thấy đau ê ẩm hoặc đau quặn, đại tiện xong thường thấy dễ chịu. Có người còn cảm thấy đau tức, khó chịu ở hậu môn, mót đi ngoài hoặc có cảm giác như đi chưa hết phân, có khi phải ngồi lâu mặc dù phân lỏng.
Phân lỏng, nát nhưng có thể đoạn đầu cứng mà đoạn sau nát. Trong ngày, phân lần đầu nát nhưng các lần sau lẫn nhày hoặc toàn nhày. Nhiều khi bệnh nhân còn có cảm giác ậm ạch, khó tiêu, no hơi, nặng bụng, trướng bụng, có khi buồn nôn và nôn. Các biểu hiện trên có thể kéo dài vài ngày, có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, tình trạng trên lại tiếp tục xảy ra sau khi uống rượu, bia nhiều và theo thời gian, nó có thể làm cho bệnh lý trở nên trầm trọng hơn, gây ra những tổn thương thực thể ở cơ quan tiêu hóa nếu không điều trị kịp thời.
 Viêm dạ dày cấp tính là biểu hiện dữ dội ở đường tiêu hóa thường gặp sau uống rượu.
Hai nhóm căn nguyên chính
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên nhưng có thể gói gọn lại thành 2 nhóm nguyên nhân chính là do thực phẩm (bao gồm cả rượu, bia) và các rối loạn nhu động ruột.
Các nguyên nhân do thực phẩm bao gồm: Ăn uống quá nhiều chất béo, gia vị, ăn quá nhanh, nhai không kỹ… Thực phẩm sử dụng tại bàn nhậu như rau quả, các loại thịt, cá, hải sản… không bảo đảm vệ sinh trong chế biến, sử dụng phẩm màu độc hại để bảo quản hoặc tái sử dụng thực phẩm không bảo đảm chất lượng. Nguồn gốc rượu, bia không rõ ràng; sử dụng rượu, bia kém chất lượng hoặc tự nấu, tự ngâm không đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Sử dụng nước đá không bảo đảm vệ sinh.
Các nguyên nhân do rối loạn nhu động ruột: là do việc sử dụng quá nhiều rượu, bia làm mẫn cảm hệ thần kinh trung ương nói chung và thay đổi hoạt động của hệ thần kinh giao cảm chi phối hệ tiêu hóa dẫn đến rối loạn nhu động của ống tiêu hóa.
Có dự phòng được những hệ lụy do uống bia, rượu?
Nguyên tắc hàng đầu là không lạm dụng rượu, bia. Nếu phải ăn nhậu, nên chọn quán ăn có uy tín, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm; không sử dụng đồ ăn thức uống không rõ nguồn gốc. Khi đang có triệu chứng rối loạn tiêu hóa, nên tránh ăn các thức ăn, nước uống không thích hợp, hạn chế các thức ăn khó tiêu, dễ sinh hơi (như khoai, sắn, bánh ngọt nhiều bơ, hoa quả có nhiều đường, đồ uống nhiều đường và có ga, chất kích thích), những thức ăn để lâu hoặc bảo quản không tốt.
ANTĐ – Trầm cảm theo mùa là phổ biến nhất, liên quan tới nỗi buồn chán vào mùa đông. Sự thật, không có một lý do cụ thể nào gây ra  căn bệnh trầm cảm. Tuy nhiên, hãy xem xét một vài nguyên nhân ít được biết tới sau.

Ảnh: Internet

Hút thuốc lá

Hút thuốc lá từ lâu đã được coi là một trong những yếu tố gây nên trầm cảm, người có khuynh hướng mắc bệnh trầm cảm thường có khả năng theo đuổi thói quen hút thuốc lá hơn người bình thường. Tuy nhiên, nicotine lại ảnh hưởng đến hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh trong não, dẫn tới nồng độ chất dẫn truyền thần kinh dopamine và serotonin cao hơn (đây cũng là cơ chế hoạt động của thuốc chống trầm cảm).

Điều này có thể giải thích bản chất gây nghiện của thuốc, và tâm trạng thất thường của người nghiện thuốc, cũng như giải thích lý do tại sao trầm cảm lại liên quan tới cai nghiện thuốc lá. Tránh thuốc lá có thể làm cân bằng hóa chất trong não bộ.

Bệnh tuyến giáp

Khi tuyến giáp – tuyến có hình con bướm nằm ở trước cổ – không tiết ra đủ hormon tuyến giáp thì được gọi là suy giáp, và trầm cảm là một trong những triệu chứng của suy giáp. Loại hormon này đảm nhận nhiều chức năng, nhưng chức năng chính của nó là hoạt động như một chất dẫn truyền thần kinh và điều hòa nồng độ serotonin. Nếu bạn trải qua các triệu chứng trầm cảm – đặc biệt là cảm giác sợ lạnh, táo bón, và mệt mỏi – thì việc kiểm tra tuyến giáp sẽ không làm bạn đau và cũng là cách phòng ngừa suy giáp. Suy giáp có thể chữa trị bằng thuốc.

Thói quen mất  ngủ

Mất ngủ không những gây lên sự khó chịu mà cũng có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm. Nghiên cứu năm 2007 cho thấy rằng, đối với những người khỏe mạnh mà thiếu ngủ thì não bộ của họ sẽ phải làm việc nhiều hơn so với những người được nghỉ ngơi đầy đủ, đây giống như phản ứng của các bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm.

Sử dụng mạng xã hội quá tải

Một vài nghiên cứu gần đây đã cho rằng, việc dành quá nhiều thời gian ở trong các phòng chat và trên các trang web mạng xã hội là một trong những nguyên nhân gây nên trầm cảm, đặc biệt đối với thanh thiếu niên.
Người nghiện Internet có thể đấu tranh với con người thực của mình, và thiếu đi một tình bạn, điều này khiến họ có cái nhìn giả tạo về thế giới. Thậm chí một vài chuyên gia còn gọi đây là bệnh “trầm cảm Facebook”.

Nơi bạn sinh sống

Bạn có thể không ngừng tranh luận rằng, cuộc sống ở thành phố hay ở vùng nông thôn là tốt hơn. Tuy nhiên, nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người sống ở thành thị có nguy cơ rối loạn trí não cao hơn 39% so với những người sống ở vùng nông thôn. Một nghiên cứu vào năm 2011 được đề cập trên tạp chí Nature đã đưa ra lời giải thích cho xu hướng trên: một phần não của những người dân thành phố phải hoạt động rất nhiều, mà phần não này lại đảm nhiệm vai trò điều chỉnh mức độ căng thẳng của họ. Và kết quả, mức độ căng thẳng càng cao thì nguy cơ rối loạn tinh thần càng lớn.

Thiếu cá trong chế độ ăn uống

Hàm lượng acid chất béo omege-3(có trong cá hồi và dầu thực vật) thấp trong khẩu phần ăn sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm rất cao. Năm 2004, một nghiên cứu ở Phần Lan đã kết luận rằng, ở phụ nữ, việc ăn ít cá và trầm cảm có liên quan với nhau, nhưng điều này lại không xảy ra ở nam giới.

Acid chất béo omega điều chỉnh chất dẫn truyền thần kinh như serotonin, điều này có thể giải thích cho mối liên hệ giữa việc ăn ít cá và trầm cảm. Bổ sung dầu cá có thể là cách làm giảm bớt nguy cơ bị trầm cảm.

Thuốc tránh thai

Thuốc uống tránh thai có chứa một phiên bản tổng hợp của hoocmon progesterone. Nghiên cứu cho thấy rằng, tính khí thất thường, trầm cảm và khó chịu là những hiện tượng phổ biến ở những phụ nữ sử dụng progesterone tổng hợp. Hilda Hutcherson – giáo sư Lâm sàng sản khoa và phụ khoa tại đại học Columbia ở New York – đã nói: “Sử dụng progesterone tổng hợp dẫn tới trầm cảm không phải xảy ra ở tất cả mọi người, nhưng nếu phụ nữ có tiền sử trầm cảm hoặc dễ bị trầm cảm thì họ dễ mắc phải các triệu chứng trầm cảm khi dùng thuốc tránh thai”.
Bỗng mấy hôm nay con gái mình cứ ở lỳ trong phòng, cửa chốt trong, rèm kéo kính. Bé ngủ rất nhiều, thậm chí chú cún vốn là “cục cưng” của bé cũng chẳng làm bé mỉm cười. Bé còn không chơi đùa với bạn bè nhiều và khi mẹ hỏi chuyện gì đã xảy ra, bé chỉ lầm bầm không nói năng gì.
Đó là tính cách của tuổi “teen”?. Không hẳn thế. Có gì đó mách bảo với bạn rằng con mình không ổn . Có thể trẻ của bạn đang bị mắc chứng trầm cảm, đây là một sự rối loạn tinh thần. Riêng ở Mỹ, khoảng 17 triệu người trong nhiều độ tuổi khác nhau bị ảnh hưởng bởi chứng bệnh này, cứ 33 trẻ em thì có một em bị mắc chứng trầm cảm.

Trầm cảm (ở đây được hiểu là sự buồn rầu) không chỉ là một trạng thái xấu và sự u sầu bình thường. Nó cũng không chỉ là việc cảm thấy bị hẫng hụt và buồn bã. Đây là những cảm giác rất bình thường ở trẻ đặc biệt là trong thời kỳ dậy thì. Thậm chí những nổi thất vọng lớn có thể làm con người ta cảm thấy buồn bã, tức giận thì những cảm xúc tiêu cực rồi cũng sẽ dịu đi cùng thời gian. Nhưng khi trẻ ở trong tình trạng trầm cảm này, nó có thể nấn ná kéo dài đến nhiều tháng, thậm chí còn lâu hơn. Tình trạng này sẽ làm hạn chế khả năng sinh hoạt hàng ngày của trẻ.

Có 2 loại trầm cảm, loại trầm cảm chính và rối loạn tâm thần là có thể ảnh hưởng đến trẻ. Bệnh trầm cảm chính được biểu hiện qua tâm trạng buồn dai dẳng và không thể cảm thấy thoải mái hay hạnh phúc. Một đứa trẻ mắc phải bệnh này thường cảm thấy nặng nề, chán chường trong cả ngày. Nếu nỗi buồn này không được cứu vãn mà tiếp tục kéo dài thì sẽ thành chứng rối loạn tâm thần.

Nguyên nhân nào gây bệnh trầm cảm?

Trầm cảm không thường không bị gây ra bởi một một sự việc hay sự vật nào đó. Đó là kết quả của một trong nhiều yếu tố khác nhau và nó khác nhau từ trẻ này với trẻ khác. Trầm cảm cũng có thể bị gây ra khi lượng neurotransmitters thấp hơn bình thường (đây là hóa chất điều tiết các dấu hiệu thông qua hệ thống thần kinh) trong não, nó sẽ hạn chế khả năng cảm giác của con người. Trầm cảm cũng có thể mang tính lây truyền trong gia đình, nếu trẻ có người thân mang bệnh trầm cảm thì trẻ cũng có nguy cơ mắc bệnh cao.

Những dấu ấn quan trọng trong cuộc đời như: cái chết của người thân, ly dị, chuyển tới một nơi ở mới hay thậm chí chia tay với bạn trai, (bạn gái) đều có thể làm trẻ mắc bệnh trầm cảm. Stress cũng là một yếu tố vì trong thời kỳ dậy thì những cảm xúc, tâm lý xã hội.. rất khó kiểm soát và rất dễ ảnh hưởng xấu đến trẻ.

Trẻ mắc bệnh mãn tính cũng rất dễ dẫn đến trầm cảm, đó là mặt trái của thuốc chữa bệnh.

Chẩn đoán bệnh trầm cảm

Trẻ bị trầm cảm thường cảm thấy mình thất vọng về mọi thứ hoặc thấy chẳng có gì đáng để mình nỗ lực phấn đấu. Chúng một mực tin rằng mình không tốt và vô dụng.

Để có thể chẩn đoán và chữa trị đúng bệnh trầm cảm cần phải khám nhiều lần. Nếu trẻ có 5 hoặc nhiều hơn triệu chứng sau đây mà kéo dài hơn 2 tuần thì trẻ của bạn có thể đang mắc chứng trầm cảm:

- Cảm thấy buồn, xuống tinh thần mà không có lý do

- Thiếu năng lượng, cảm thấy không thể làm bất cứ điều gì dù đó là ôột nhiệm vụ đơn giản nhất.

- Không có hứng thú với nhiều thứ thậm chí cả những điều từng đem đến niềm vui cho mình

- Thiếu nhiệt huyết trong quan hệ bạn bè và người thân

- Cảm thấy chán chường, bất an, dễ nổi cáu

- Không có khả năng tập trung

- Tăng hoặc giảm cân một cách bất bình thường, ăn quá nhiều hay quá ít.

- Có một sự thay đổi rất rõ trong giấc ngủ như cảm thấy khó ngủ và mệt mỏi khi thức giấc.

- Cảm thấy tội lỗi và vô dụng

- Cơ thể mệt mỏi, cơ bắp đau nhức

- Chẳng quan tâm đến những gì sẽ xảy ra trong tương lai

- Thường xuyên nghĩ đến cái chết hoặc muốn tự tử

Những đứa trẻ bị rối loạn tinh thần thường có 2 hoặc hơn các dấu hiệu sau và kéo dài ít nhất là 1 năm:

- Cảm thấy vô vọng

-Mất khả năng tự chủ

- Ngủ nhiều nhưng không thể ngủ sâu giấc

-Thấy kiệt sức

-Khó tập trung

-Không thèm ăn hoặc ăn quá nhiều

Trẻ đang ở tuổi dậy thì bị mắc chứng trầm cảm thường tìm đến rượu và thuốc rất nhiều. Bởi vì những chất này có thể giúp chúng quên đi chứng bệnh của mình, chúng cảm thấy cân bằng hơn . Nhưng thực ra chúng chẳng khá hơn là bao, thậm chí những chất độc này còn làm trẻ tệ hơn nữa.
Sỏi thận là bệnh không hiếm gặp (hơn 100.000 người bị mỗi năm ở Pháp), gây cảm giác sợ hãi cho người bệnh khi được phát hiện. Ai đã nếm phải cơn đau quặn do sỏi thì không thể nào quên.

Dưới đây là giải thích của giáo sư Christian Saussine, thuộc chuyên khoa Niệu, BV Strasbourg (Pháp), về những nguy cơ và cách phòng tránh sỏi thận.

Tại sao bị sỏi thận?

Sỏi hình thành từ sự kết tụ những chất hữu cơ và chất khoáng. Khi một số hợp chất có trong nước tiểu với lượng vượt mức, không thể hòa tan và cuối cùng tạo nên sỏi với những đường kính khác nhau. Những viên sỏi ấy có thể rất nhỏ, được thải ra theo nước tiểu mà ta không thể nhận biết. 3/4 sỏi thận có chất nền là oxalate calcium. Khoảng 10% đến 12% sỏi thận có chất nền là acide urique, số khác hình thành do nhiễm khuẩn niệu.
soithan.jpg
Trị sỏi thận bằng… nước

Triệu chứng

Triệu chứng chính là cơn đau buốt đặc trưng, xuất hiện đột ngột ở vùng hố thắt lưng, rồi lan sang niệu quản đến tận cơ quan sinh dục ngoài. Không một tư thế nào giúp dịu cơn đau, ngược với những bệnh lý khác. Cơn đau này tương ứng với sự tăng áp lực ở phía trên sỏi, bị kẹt trong niệu quản. Ngoài ra, sỏi còn chặn nước tiểu, gây tăng huyết áp.

Giải pháp dập tắt cơn đau?

Thuốc kháng viêm không steroide thường tỏ ra rất hiệu quả. Nếu không đủ, bác sĩ sẽ cho dùng morphine.

Nếu sỏi không được thải ra một cách tự nhiên?

Có nhiều cách trị liệu. Thông dụng nhất là tán sỏi từ ngoài cơ thể, sỏi được nghiền thành nhiều mảnh nhỏ để bài tiết dễ dàng hơn. Có thể cần một hay hai đợt điều trị, đôi khi không cần gây tê.

Nếu phương pháp trên tỏ ra kém hiệu quả?

Bạn phải nhờ đến những phương pháp mạnh hơn. Chuyên viên sẽ phá sỏi bằng cách xâm nhập trực tiếp vào niệu quản hay thận.

Xử lý, dù chúng chưa gây triệu chứng?

Có những loại sỏi gây tổn hại trầm trọng về lâu dài, có thể làm suy thận, vì vậy phải xử lý sớm.

Cách nào ngăn ngừa?

Không có phương pháp nào hiệu quả 100%, nhưng lối sống giữ một vai trò đáng kể. Phần lớn, (3/4) sỏi được loại thải một cách tự nhiên.

Nếu sỏi có chất nền là oxalate calcium: cần uống nhiều nước, ít ra hai lít/ngày. Liều calcium hấp thụ mỗi ngày không được vượt quá 1.000 mg, bao gồm tất cả mọi nguồn. Nhưng calcium có vai trò quan trọng trong hoạt động của cơ thể, vì vậy không nên kiêng cữ thái quá. Hạn chế tiêu thụ oxalate, có nhiều trong chocolat, nhưng vẫn có thể ăn một miếng nhỏ mỗi ngày. Ăn mặn vừa phải, vì sodium có tác dụng kéo calcium theo nó vào nước tiểu. Chỉ nên ăn thịt một lần mỗi ngày.

Nếu sỏi có chất nền là acide urique: uống nhiều nước, nhất là nước giàu bicarbonate, giảm ăn lòng động vật, ăn ít thịt.

Nếu sỏi liên quan đến nhiễm khuẩn niệu, cần loại bỏ mọi yếu tố thuận lợi cho sự nhiễm khuẩn.

Và quan trọng nhất là bàn bạc với bác sĩ điều trị.

Theo Kim Thu
——————————————-
* Chữa sỏi thận bằng hoa quỳnh
Ngoài việc chữa trị hiệu quả chứng sỏi ở đường tiết niệu, loài hoa đẹp này còn giúp điều trị ho, viêm họng, vết bầm tím…

Cách chữa sỏi thận, niệu quản, bàng quang theo kinh nghiệm dân gian: Hoa quỳnh thu hái lúc mới nở, để tươi hoặc phơi, thái nhỏ, tẩm mật, sao vàng. Hãm với nước sôi như pha trà hoặc sắc với 200 ml nước còn 50 ml, uống 1 lần trong ngày. Liều dùng hằng ngày: 20-30 g, dùng liền trong vài tuần.

Có thể phối hợp với các vị thuốc khác theo công thức sau: Hoa quỳnh 30 g, kim tiền thảo 20 g, diếp cá 20 g, rễ cỏ tranh 10 g, thái nhỏ, sắc lấy nước đặc chia 3 lần uống trong ngày.

Từ năm 1966 đến 1974, dược sĩ Phan Đức Bình đã nghiên cứu và khẳng định, dịch nhầy chiết từ hoa quỳnh tươi không những làm tan sỏi mà còn trị được chứng đái tháo đường. Cách dùng và liều lượng như trên.

Các công dụng khác:

Thuốc bổ mát, chữa ho có đờm, ho do lao và hen: Hoa quỳnh mới nở để tươi, thái nhỏ, hấp với mật ong hoặc nấu với trứng gà ăn nóng trong ngày. Người lớn 2 – 3 hoa, trẻ em 1- 2 hoa.

Chữa ho, viêm họng: Hoa quỳnh 30 g, lá xương sông 10 g rửa sạch, thái nhỏ, cho vào bát sạch cùng với mật ong 10 ml, đun cách thủy trong 15-30 phút. Để nguội, trộn đều, uống làm 2 lần trong ngày.

Chữa đau bụng, vết bầm tím sưng đau: Hoa quỳnh mới nở, cắt ngâm ngay vào rượu cho ngập trong 10-15 ngày, càng lâu càng tốt. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1-2 ml.

Theo tài liệu nước ngoài, có thể lấy hoa quỳnh 15-30 g thái nhỏ, nấu với thịt lợn nạc làm món ăn – vị thuốc chữa viêm phế quản, lao hạch, lao phổi.

Thay vì ghép van tim nhân tạo, các bác sĩ Viện Tim mạch Bạch Mai đã lấy van động mạch phổi của chính bệnh nhân ghép vào đường ra tâm thất trái. Người bệnh không phải dùng thuốc chống đào thải suốt đời, đặc biệt van này sẽ lớn lên cùng cơ thể.
Đây được gọi là kỹ thuật ghép van tim tự thân để chữa dị tật tim bẩm sinh, một kỹ thuật khó không chỉ đối với bác sĩ Việt Nam mà đối với nhiều nước trên thế giới.
Bệnh nhân mới đây được ghép van tim bằng phương pháp này là anh Thục, sinh viên, 22 tuổi, ở Nghệ An. Dị tật hẹp đường ra của tim thất trái khiến anh thường xuyên bị những cơn đau thắt ngực hành hạ, nhiều việc không thể tự làm được mà phải phụ thuộc vào những người trong gia đình.
Tiến sĩ Dương Đức Hùng, Trưởng đơn vị phẫu thuật tim mạch, Viện Tim mạch Bạch Mai, Trưởng kíp mổ cho anh Thục cho biết, van động mạch phổi hở một chút cũng được, nhưng van động mạch chủ thì phải kín vì chịu áp lực lớn hơn rất nhiều. Chính vì thế, các bác sĩ đã lấy van động mạch phổi để ghép vào vị trí của van động mạch chủ, đồng thời lấy màng tim để tạo một van động mạch phổi khác cho người bệnh.
Ca phẫu thuật cuối tháng 10 vừa qua kéo dài 3 giờ và đã thành công tốt đẹp. Sau 7 ngày, anh Thục đã được xuất viện.
Theo tiến sĩ Hùng, kỹ thuật ghép van tự thân để chữa dị tật tim có rất nhiều ưu điểm. Nếu ghép bằng van tim nhân tạo, người bệnh phải mất ít nhất 30 triệu đồng cho một chiếc van, chưa kể chi phí thuốc chống thải ghép, chống đông máu và các loại thuốc khác để duy trì, nuôi dưỡng van nhân tạo hoạt động. Vì thế, nếu ghép van tự thân, bệnh nhân đã tiết kiệm được một khoản chi phí không nhỏ.
Ngoài ra, thời hạn sử dụng của van nhân tạo, loại tốt tối đa cũng chỉ khoảng 15-17 năm (loại van sinh học thời hạn chỉ có 7-8 năm). Sau đó bệnh nhân sẽ phải mổ lại để thay van nhân tạo mới. Bên cạnh đó, việc dùng thuốc chống đông suốt đời cũng có nhiều nguy cơ, thiếu hoặc thừa đều có thể khiến người bệnh dễ dàng tử vong. Bệnh nhân cũng phải thường xuyên đến bệnh viện để kiểm tra và tiêm thuốc.
“Phương pháp ghép van tim tự thân sẽ khắc phục được những nhược điểm trên. Van được ghép sẽ lớn lên cùng cơ thể người bệnh. Người bệnh không phải sử dụng thuốc chống đông…, cũng không cần phải mổ lại, mà định kỳ 6 tháng đến kiểm tra một lần, 3 tháng đầu thì tháng một lần đến viện”, tiến sĩ Hùng nói.
Cho đến nay Việt Nam mới có 5 bệnh nhân được mổ ghép van tim bằng cách này. Trường hợp lâu nhất đã được 8 năm (hiện cháu 15 tuổi). Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên các chuyên gia chia sẻ về kỹ thuật mới này.
Tiến sĩ Hùng cũng cho biết, đây là kỹ thuật cực kỳ khó, mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh nhưng không làm đại trà được và chỉ làm ở những bệnh nhân trẻ.
Bệnh Raynaud được mô tả lần đầu tiên vào năm 1862 bởi bác sĩ người Pháp Maurice Raynaud, là một bệnh mạn tính, biểu hiện bằng từng đợt trắng và tê cóng ở đầu chi (ngón tay, ngón chân, một số trường hợp có thể gặp ở mũi, dái tai) do co thắt những mạch máu nhỏ gây nên sự rối loạn tuần hoàn máu. Bệnh gặp nhiều ở nữ, tuổi hay gặp từ 15 – 40.
Nguyên nhân
Bệnh thường được khởi phát sau phơi nhiễm lạnh hoặc stress tâm lý. Khi trời lạnh, cơ thể phản ứng lại với nhiều phản xạ khác nhau, mục tiêu để giữ thân nhiệt ở mức cao nhất. Một trong những phản xạ này là phản xạ co mạch máu nhỏ dưới da hoặc đầu chi. Ở những bệnh nhân bị bệnh Raynaud, phản xạ co mạch trở nên quá mức vì thần kinh chi phối sự co mạch rất nhạy cảm dẫn đến giảm lưu lượng máu tới ngọn chi.

Ảnh minh họa.
Bệnh Raynaud được chia làm hai thể: thể nguyên phát và thứ phát.- Thể nguyên phát (bệnh Raynaud) không xác định được nguyên nhân. Thể này rất hay gặp, chiếm khoảng 90% các trường hợp và chủ yếu ở phụ nữ trẻ. Bệnh tiến triển dần dần và nặng hơn khi trời lạnh, tổn thương chủ yếu ở các ngón tay, ngón chân đối xứng hai bên nhưng ít khi gây loét hoặc hoại tử. Trong một số trường hợp, các triệu chứng có thể giảm sau vài năm và trong thời gian có thai.
- Thể thứ phát ít gặp hơn (hội chứng Raynaud). Bệnh thường xuất hiện ở một bên, không đối xứng, tổn thương có thể ở 1 hoặc 2 ngón. Bệnh được phát triển trên nền một bệnh khác (xơ cứng bì, bệnh mô liên kết, viêm đa khớp dạng thấp, hội chứng ống cổ tay, xơ vữa động mạch, tăng áp lực động mạch phổi, bệnh lupus ban đỏ) hoặc do dùng thuốc mà những thuốc đó có tác dụng gây co mạch như thuốc ức chế giao cảm (propranolon) dùng trong những trường hợp tăng huyết áp, thuốc erotamin (dùng điều trị bệnh đau nửa đầu), thuốc tránh thai, hóa chất điều trị, thuốc ngủ hay do những hoạt động nghề nghiệp (làm bằng máy móc gây rung).
Các triệu chứng thường thấy
Sự thay đổi màu da ở nơi tổn thương: biểu hiện da chuyển từ màu hồng sang trắng (do co mạch gây thiếu máu), đôi khi xanh tái do giãn mao mạch và tĩnh mạch, tiếp theo chuyển sang màu đỏ (hiện tượng tái tưới máu).
Hiện tượng kiến bò, mạch đập và tê cóng (có thể mất cảm giác hoặc không).
Đau nơi tổn thương (hiếm).
Các triệu chứng trên có thể tồn tại trong vài phút hoặc vài giờ.
Biến chứng của bệnh
Thể Raynaud tiên phát ít có những biến chứng trầm trọng, ngược lại ở thể thứ phát có thể gây hoại thư tổ chức bị bệnh dẫn đến phải cắt bỏ (chủ yếu gặp ở bệnh nhân bị xơ cứng bì).
Yếu tố khởi phát cơn
Do lạnh hoặc thay đổi nhiệt độ đột ngột dẫn đến hiện tượng co mạch.
Cảm xúc mãnh liệt;
Stress;
Hút thuốc lá;
Do công việc phải làm bằng những máy móc gây rung (máy đập bê tông, cưa dây chuyền…)
Tiền sử điện giật hoặc cước tay.
Dự phòng
Cần mặc ấm, đi găng, tất, choàng khăn khi thời tiết lạnh;
Cần đi găng khi tiếp xúc với nước đá;
Hạn chế thay đổi đột ngột nhiệt độ khi sử dụng điều hòa nhiệt độ;
Ngừng hút thuốc lá (nicotin làm giảm tuần hoàn máu đến đầu chi);
Hạn chế stress tâm lý;
Tránh uống cafe vì gây co mạch;
Một số phương pháp khác:
Tập thể dục đều đặn để sưởi ấm cơ thể; tránh làm tổn thương ngón tay và chân để tránh loét, hoại tử; tránh sử dụng những thuốc gây co mạch ngoại biên như dẫn chất erotamin, propranolon, amphetamin; đối với thể thứ phát (hội chứng Raynaud), không dùng thuốc tránh thai vì làm tăng nguy cơ co mạch; bổ sung vitamin (A, E, C) và khoáng chất.
Các phương pháp điều trị
Thuốc chẹn kênh canxi: nifedipin, nimodipin… ngoài tác dụng hạ huyết áp còn có tác dụng làm giãn cơ và giãn những mạch máu nhỏ, do đó thuốc có tác dụng tốt với bệnh Raynaud. Nên bắt đầu điều trị với liều thấp sau đó tăng dần vì nguy cơ gây hạ đột ngột huyết áp dẫn đến giảm tưới máu động mạch vành và làm tăng nhịp tim. Chống chỉ định trong trường hợp di ứng với thành phần của thuốc, có thai và cho con bú.
Thuốc chẹn alpha giao cảm (alpha bloquants: prazosine, doxasosine). Thuốc có tác dụng hạ huyết áp nhưng đồng thời có tác dụng chống co thắt mạch trong bệnh Raynaud.
Thuốc giãn mạch (ginko biloba). Thuốc có tác dụng điều hòa tuần hoàn máu trong các mạch máu nhỏ do tác dụng giãn mạch. Liều 120 – 160mg/ngày, chia làm 2 – 3 lần.
Nitroglycerin gel bôi tại chỗ.
Châm cứu có tác dụng tốt đối với thể tiên phát.
Điều trị bệnh nguyên như xơ cứng bì, bệnh mô liên kết, viêm đa khớp dạng thấp, hội chứng ống cổ tay, xơ vữa động mạch, tăng áp lực động mạch phổi, bệnh lupus ban đỏ…
Nếu bệnh nhân không đáp ứng với điều trị, thầy thuốc có thể kê thêm thuốc chống trầm cảm để tăng thêm hiệu quả của thuốc giãn mạch.
Trong trường hợp có hoại tử ngọn chi, bệnh nhân cần được nhập viện để theo dõi điều trị, thậm chí phải cắt cụt ngón chi.
Cắt thần kinh giao cảm (hiệu quả tạm thời, là kế sách cuối cùng).

Thứ Hai, 9 tháng 9, 2013


ANTĐ – Những trẻ vị thành niên thử dùng cả thuốc lắc và các chất kích thích khác tăng gấp đôi nguy cơ bị các triệu chứng trầm cảm sau này.

Trẻ vị thành niên sử dụng thuốc lắc và các chất kích thích (methamphetamine và/hoặc amphetamine) có thể bị tăng đáng kể nguy cơ trầm cảm sau này, một nghiên cứu mới đây của Canada cho thấy.

Phỏng vấn và đánh giá sức khỏe tâm thần ở gần 3.900 học sinh trung học ở Quebec, Canada cho thấy so với những trẻ không sử dụng thì trẻ vị thành niên sử dụng thuốc lắc hoặc các chất kích thích tăng 60-70% nguy cơ có các biểu hiện trầm cảm 1 năm sau lần sử dụng cuối cùng được báo cáo.

Hơn nữa, những trẻ vị thành niên thử dùng cả thuốc lắc và các chất kích thích khác tăng gấp đôi nguy cơ bị các triệu chứng trầm cảm so với những trẻ không sử dụng.



Tuy nhiên, đồng tác giả nghiên cứu phó giáo sư Jean-Sebastien Fallu thuộc Trường Đại học Montreal cho biết mặc dù nghiên cứu phát hiện ra mối liên quan nhưng nó không chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa việc sử dụng các chất kích thích và trầm cảm.

Các kết quả được đăng trực tuyến trên tờ Journal of Epidemiology and Community Health ngày 18/4.

Các nhà khoa học Trường đại học Yalê (Mỹ) vừa phát hiện và nhận dạng được gien SLC26A6 có khả năng bảo vệ con người chống bệnh sỏi thận.
Phat hien gien chong benh soi than

Gien SLC26A6 hoạt động như một phương tiện vận chuyển đưa hợp chất ôxalát canxi vào ruột và ngăn chặn cơ thể hấp thụ quá nhiều hợp chất của ôxalát từ thức ăn.

Khi gien này bị phương hại, hợp chất của ôxalát được cơ thể hấp thụ nhiều hơn.

Lượng khoáng chất của ôxalát tăng lên và được thận chuyển vào nước tiểu làm xuất hiện dần những viên sỏi thận.

Các nhà khoa học Mỹ nhấn mạnh phát hiện mới về gien này sẽ được ứng dụng để phát triển các loại dược phẩm mới nhằm ngăn chặn sớm và điều trị hiệu quả bệnh sỏi thận.

(Theo TTXVN)

Động mạch phổi bị tắc một phần hay hoàn toàn của một trong các nhánh của nó, hay gặp nhất là do một cục máu đông gây nên gọi là nghẽn mạch phổi. Bệnh thường xảy ra nhưng chẩn đoán vẫn khó, do biểu hiện đa dạng và do tính chất không đặc hiệu của các triệu chứng. Nếu không điều trị, tỷ lệ tử vong tới 40%.
Nguồn gốc gây nghẽn mạch phổi là gì ?
Nghẽn mạch phổi xảy ra khi có một cục máu đông di chuyển theo sự lưu thông của máu trong cơ thể, rồi ngưng lại ở một động mạch phổi và làm nghẽn mạch. Có khi có nhiều cục máu đông đồng thời làm nghẽn nhiều điểm của nhiều mạch máu khác nhau ở phổi. Mức độ nghẽn mạch phổi rất khác nhau, từ nhẹ tới nặng. Có những trường hợp người bệnh không hề nhận thấy, nhưng lại có trường hợp gây đột tử cho bệnh nhân. Theo các nghiên cứu, trên 90% trường hợp do các cục máu đông ở các tĩnh mạch sâu chi dưới gây nghẽn mạch phổi. Chủ yếu các cục huyết khối xuất phát từ bắp chân, trong đó khoảng 80% các cục máu đông này sẽ tự tan biến mà không gây biến chứng làm nghẽn mạch phổi, nhưng 20% cục máu đông còn lại có thể di chuyển đến các tĩnh mạch chậu đùi, rồi bị vỡ nhỏ di chuyển lên tĩnh mạch chủ dưới và sau cùng lên phổi. Người ta nhận thấy, 1/3 – 1/2 số bệnh nhân bị huyết khối tĩnh mạch sâu đùi chậu có biểu hiện nghẽn mạch phổi.
Huyết khối gây nghẽn mạch phổi.
Nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh nghẽn mạch phổi là: phụ nữ có tiền sử đẻ khó hoặc vừa mới trải qua phẫu thuật phụ khoa; dịch ối do biến chứng thai nghén, khi đặt catheter tĩnh mạch trung tâm, người sử dụng ma túy bằng đường tĩnh mạch; trên 1/3 bệnh nhân nghẽn mạch phổi được xác nhận có huyết khối tĩnh mạch sâu bắp chân; người béo phì, người cao tuổi, người bị giãn tĩnh mạch hoặc đã có lần bị nghẽn mạch phổi (rất dễ bị tái phát);  người vừa bị gãy chân, phải bó bột.
Dấu hiệu nghẽn mạch phổi như thế nào?
Các biểu hiện chủ yếu của nghẽn mạch phổi là: đau ngực và khó thở gặp trong hơn 80% các trường hợp. Nhóm ba triệu chứng đau ngực, khó thở và ho ra máu thì thấy ở 15%  số người bệnh. Lo âu xảy ra ở 60% bệnh nhân. Bệnh nhân bị xâm xoàng (lipothymie) hoặc ngất xỉu có thể là triệu chứng khởi đầu. Tuy nhiên, các dấu hiệu này có giá trị khi kết hợp với các trường hợp: tiền căn huyết khối tĩnh mạch chi dưới, vùng chậu; mới can thiệp ngoại khoa, sản phụ khoa, bệnh tim, ung thư, nằm liệt giường, nhiễm khuẩn… Người trẻ với tiền sử cá nhân và gia đình có những tai biến huyết khối, nghẽn mạch tái diễn, biến dị gen mã hóa facteur V de Leiden…
Tuy viêm tĩnh mạch chi dưới là nguyên nhân của 90% các trường hợp nghẽn mạch phổi, nhưng chỉ tìm thấy khoảng trên 30%  trường hợp.
Thể nhẹ, bệnh nhân có biểu hiện tim nhịp nhanh, nhịp thở nhanh, sốt muộn, xanh tái nhẹ là những dấu hiệu thường gặp và tương phản với dấu hiệu thăm khám phế mạc, phổi bình thường.
Thể nặng, các triệu chứng học có thể trầm trọng, bệnh nhân bị suy hô hấp và suy tuần hoàn cấp tính: nhịp thở nhanh, xanh tái, cánh mũi phập phồng, mạch yếu và nhanh, sụt huyết áp, lạnh các đầu chi, vã mồ hôi, thiểu hoặc vô niệu, rối loạn tri giác. Tim nhịp nhanh, tiếng vang của B2 phổi, tiếng ngựa phi, gan to đau, phản hồi gan – tĩnh mạch cổ dương tính.
Thể bệnh không điển hình giả động mạch vành hay giả viêm màng ngoài tim, thể nhẹ, nhất là ở người bị bệnh tim hay suy hô hấp cũng thường gặp.
Xử trí và điều trị
Nếu bệnh nhân hoặc người nhà thấy có những dấu hiệu nghi ngờ bị nghẽn mạch phổi cần gọi ngay xe cấp cứu. Trong khi chờ đợi xe cấp cứu, người bệnh phải nằm im, tránh cử động chân hoặc ngồi dậy, vì như thế có thể gây nghẽn mạch ở các điểm khác nữa. Nếu có điều kiện (bác sĩ đến nhà) thì tại nhà bệnh nhân cần được cho thở ôxy, làm điện tâm đồ, thuốc giảm đau, tiêm tức thời héparine bằng đường tĩnh mạch khi có chẩn đoán gần như chắc chắn. Vận chuyển bệnh nhân đến bệnh viện bằng xe cứu thương để đảm bảo hỗ trợ hô hấp và tuần hoàn. Bệnh nhân phải nhập viện để được theo dõi bệnh. Cần chụp Xquang phổi và các động mạch phổi. Trường hợp nặng, bệnh nhân cần phải thở ôxy nguyên chất, uống thuốc làm tan những cục máu đông. Trường hợp nhẹ, bệnh nhân vẫn cần phải nằm lại bệnh viện để chụp phổi và các động mạch, làm điện tâm đồ, siêu âm có thể phát hiện được cục máu đông được hình thành ở chân nào và đã gây ra tắc nghẽn từ đâu. Tiêm thuốc chống đông máu héparine trong vài ngày sẽ làm cho cục máu đông trong máu bị tan và máu lại lưu thông trong các động mạch phổi. Siêu âm có thể giúp bác sĩ xác định nghẽn mạch đã hết. Tuy vậy, bệnh nhân vẫn cần phải uống thuốc chống đông máu (kháng vitamin K) ít nhất là 6 tháng. Sau khi hết nghẽn mạch, bệnh nhân vẫn cần được xét nghiệm máu để tìm  nguyên nhân gây nghẽn mạch phổi. Nếu có biểu hiện bất thường ở máu do di truyền, bệnh nhân cần phải uống thuốc đề phòng bệnh trong thời gian lâu dài. Nghẽn mạch phổi có thể do nguyên nhân từ một căn bệnh như thiếu hồng huyết cầu, bệnh ung thư… Nếu đã dùng thuốc chống đông máu mà vẫn bị nghẽn mạch phổi, có thể phải phẫu thuật để đặt thiết bị lọc vào tĩnh mạch chủ bụng của bệnh nhân, qua đường tĩnh mạch ở cánh tay, ở cổ hoặc ở nếp háng. Ở tuyến điều trị cao, người ta có thể sử dụng các kỹ thuật hiện đại như điện tâm đồ liên tục, siêu âm tim, khí huyết động mạch, chụp xạ đồ phổi, thông tim…

Thấp tim là một thể lâm sàng của bệnh tự miễn dịch (nghĩa là cơ thể tự sinh ra kháng thể chống lại chính các cơ quan tổ chức của mình), xảy ra sau nhiễm liên cầu khuẩn bêta tan huyết nhóm A (LCK – A) ở đường hô hấp trên gây tổn thương ở mô liên kết của nhiều cơ quan, trong đó quan trọng nhất là tổn thương khớp và tim. Các tổn thương tại khớp thường chỉ thoảng qua và không để lại di chứng gì, nhưng tổn thương tại tim (chủ yếu các van tim) lại để lại những hậu quả nhiều khi rất nặng nề (do vậy bệnh còn được gọi là thấp tim) như hở van, hẹp van hoặc kết hợp.
Viêm khớp gối.
Biểu hiện lâm sàng
- 50 – 70% số bệnh nhân mở đầu bằng viêm họng. Có trường hợp viêm họng nhẹ thoảng qua biểu hiện bằng đau họng đơn thuần, cũng có khi không có biểu hiện viêm họng ban đầu (30 – 50%).
Sau viêm họng 7 – 15 ngày các triệu chứng của thấp khớp cấp xuất hiện: bệnh nhân sốt cao 38 – 390C, tim đập nhanh, da tái xanh, vã mồ hôi.
- Viêm khớp: Thường biểu hiện bằng viêm khớp cấp di chuyển từ khớp nọ sang khớp kia. Các khớp sưng nóng đỏ đau nhiều, hạn chế vận động do sưng đau kéo dài vài ngày đến một tuần rồi khỏi chuyển sang khớp khác, không để lại di chứng gì.
Các khớp hay bị là các khớp gối, cổ chân, khuỷu, vai, rất ít gặp các khớp nhỏ ngón chân tay, hầu như không gặp ở cột sống và khớp háng. Đôi khi triệu chứng ở khớp rất kín đáo, chỉ có cảm giác đau mỏi hoặc viêm khớp kéo dài ít di chuyển, viêm các khớp nhỏ.
- Các biểu hiện trên tim: thấp khớp có thể gây tổn thương trên cả 3 phần của tim: viêm màng trong tim, viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim. Tỷ lệ tổn thương tim gặp trong khoảng 30 – 90% bệnh nhân thấp tim.
Điều trị
Cần phải tiến hành đồng thời điều trị và dự phòng thấp tim bởi chúng liên quan chặt chẽ với nhau.
Chế độ chăm sóc
Nghỉ ngơi tuyệt đối trong thời gian bệnh tiến triển, giữ ấm, ăn nhẹ. Ở những bệnh nhân không có triệu chứng viêm cơ tim, có thể bất động trong thời gian 2 – 3 tuần, nếu có viêm cơ tim thì thời gian bất động phải được kéo dài ít nhất 4 tuần. Nếu bệnh nhân có suy tim thì bất động khoảng 8 tuần cho đến khi các triệu chứng suy tim được cải thiện. Ngừng các vận động thể dục trong 6 tháng sau đó.
Điều trị bằng thuốc
Kháng sinh
- Penicillin G tiêm bắp thịt trong thời gian 1 – 2 tuần. Hoặc penicillin V uống. Tùy theo từng lứa tuổi mà có liều lượng và thời gian điều trị thích hợp.  Nếu dị ứng penicillin có thể thay bằng kháng sinh khác như erythromycin.
Sử dụng thuốc chống viêm
Tùy theo mức độ tổn thương khớp, tim.
- Với viêm khớp đơn thuần: liều tấn công: dùng aspirin trong 2 tuần sau đó duy trì: aspirin 75mg/ kg/ ngày, trong 4-6 tuần hoặc cho tới khi hết các triệu chứng viêm.
- Với viêm tim mức độ nhẹ và trung bình: tấn công: prednisolon 1 – 2 mg/kg/ngày, uống kéo dài 2 – 3 tuần rồi giảm dần liều cho tới khi hết các triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm máu, miễn dịch trở về bình thường (2 – 3 tháng). Khi giảm liều prednisolon có thể bổ sung thêm aspirin 75mg/kg/ ngày và tiếp tục trong 4 – 6 tuần sau khi đã ngừng prednisolon.
- Với thể nặng có thể dùng steroid đường tĩnh mạch.
+ Tấn công: solumedrol 2mg/kg/ ngày, trong 2-3 ngày sau đó chuyển uống prednisolon 1 – 2mg/kg/ngày kéo dài trong 3 – 6 tuần
+ Duy trì: giảm dần liều prednisolon và phối hợp với aspirin.
+  Điều trị múa vờn: phenobarbital 5mg/kg/ngày. Nếu không đáp ứng có thể cho haloperidol.
+ Điều trị suy tim: nếu bệnh nhân có suy tim cấp hoặc có bệnh van tim phối hợp (các thuốc lợi tiểu, trợ tim).
Dự phòng thấp khớp cấp
Rất quan trọng, đây là một mắt xích chính trong việc kiểm soát bệnh. Cần phải có kế hoạch cẩn thận và tiến hành ngay từ giai đoạn cấp của bệnh.
Phòng thấp thứ phát: Ngăn ngừa các đợt thấp tái phát ở người đã bị thấp khớp cấp hoặc thấp tim. Dùng benzathin penicillin tiêm bắp. Penicilin V 500.000 đv/ngày uống hàng ngày.
Thời gian phòng ngừa thấp tim: Thấp khớp không có tổn thương tim dự phòng thấp trong 5 năm. Thấp tim có di chứng nhẹ ở một van tim: người lớn dự phòng 5 năm, trẻ em dự phòng cho tới 18-20 tuổi. Thấp tim di chứng van tim nặng cần dự phòng thấp tái phát cho tới 40 tuổi hoặc suốt đời.
Phòng thấp tiên phát: Phòng ngừa đợt thấp đầu tiên lúc trẻ chưa bị thấp.
Tích cực phát hiện và điều trị viêm họng do LCK bằng: Benzathin penicillin tiêm bắp, hoặc penicillinV, hoặc erythromycin  uống.

Viêm phổi là hiện tương nhiễm trùng cấp tính ở phổi do nhiều nguyên nhân gây nên. Bệnh không chỉ phổ biến ở trẻ em mà còn hay gặp ở người cao tuổi. Đáng nói, viêm phổi ở người cao tuổi bệnh tiến triển nặng hơn so với người trẻ. Bệnh xuất hiện nhiều khi trời trở lạnh, thời tiết thay đổi khi nóng, khi lạnh…
Vì sao người cao tuổi dễ bị viêm phổi?
Viêm phổi rất hay gặp ở người già, nguyên nhân do sự lão hóa của hệ thống bảo vệ miễn dịch chung và bộ máy hô hấp dẫn đến suy giảm sức chống đỡ với thời tiết thay đổi đột ngột và tấn công của các loại vi khuẩn… Mặt khác, người già hay mắc các bệnh mạn tính gây suy giảm miễn dịch như: các bệnh ác tính, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, đái tháo đường, hay do dùng các thuốc ức chế miễn dịch kéo dài cũng tạo điều kiện dễ dàng cho vi khuẩn xâm nhập vào phổi… Bệnh thường xảy ra về mùa đông hoặc khi tiếp xúc  nhiều với khí lạnh.
Triệu chứng của bệnh

Viêm phổi ở người cao tuổi có đặc điểm là âm thầm không rầm rộ. Người bệnh chỉ hơi tăng nhiệt độ, ho ít, nhẹ, khạc đờm không nhiều; Thở nhanh, thở gấp hơn bình thường: Đau tức ngực nhất là khi thở sâu hay ho. Ngoài ra còn xuất hiện một số triệu chứng như đau đầu, ra nhiều mồ hôi, da tái nhợt, ăn không ngon miệng, mệt mỏi. Đặc biệt là ở người cao tuổi, khi bị viêm phổi thường xuất hiện tình trạng tinh thần suy giảm một cách bất thường có thể lú lẫn, rối loạn tâm thần…
Điểm khác biệt viêm phổi ở người cao tuổi là khi chụp X quang phổi, thấy nhiều hình ảnh mờ rải rác hoặc tập trung hơn ở vùng đáy phổi nhưng không có hình tam giác thường thấy trong viêm phổi ở lứa tuổi thanh niên và trung niên. Xét nghiệm máu thấy số lượng bạch cầu tăng không nhiều, hồng cầu có thể hơi tăng…
Dễ biến chứng nguy hiểm
Do các triệu chứng của bệnh rất âm thầm, vì ở giai đoạn đầu bệnh viêm phổi của người cao tuổi tiến triển  âm thầm, lặng lẽ. Thường chỉ thấy khó chịu, gai rét, sốt nhẹ, ho nhẹ bởi vậy nhiều trường hợp chủ quan nên dẫn đến bệnh nặng dễ gây những biến chứng nguy hiểm như:
Biến chứng tại phổi: Bệnh có thể lan rộng ra hai hoặc nhiều thùy phổi, bệnh nhân khó thở nhiều hơn, tím môi, mạch nhanh. Xẹp một thuỳ phổi: do cục đờm đặc quánh gây tắc phế quản. Áp xe phổi: sốt dai dẳng, khạc nhiều đờm có mủ.
Biến chứng trong lồng ngực: Tràn mủ màng phổi: người bệnh sốt dai dẳng, chọc dò màng phổi có mủ; Viêm màng ngoài tim: triệu chứng đau vùng trước tim, nghe có tiếng cọ màng tim, thường là viêm màng tim có mủ…
Phòng bệnh viêm phổi ở người cao tuổi
Để phòng bệnh viêm phổi, không nên để người cao tuổi bị nhiễm lạnh, nhất là nhiễm lạnh đột ngột. Cần có chế độ sinh hoạt ăn uống tốt nhằm duy trì và tăng cường sức đề kháng của cơ thể như: không hút thuốc lá, không uống rượu, nghỉ ngơi, tập luyện hợp lý, ăn nhiều rau và hoa quả tươi… Khi có những biểu hiện như sốt nhẹ, gai rét, mệt, ho thúng thắng… cần điều trị ngay vì nếu bệnh nặng rất khó chữa và nguy hiểm đến tính mạng.


Chỉ có 12-15% người bệnh có triệu chứng thiếu máu não thoảng qua, được coi là dấu hiệu cảnh báo bị đột quỵ, còn đa phần không có biểu hiện gì trước khi đột quỵ xảy ra. Các nguyên nhân gây đột quỵ vì thế được coi như là bom nổ chậm, khi chúng phát nổ thì để lại hậu quả khôn lường. Việc phát hiện và điều trị dự phòng trước khi đột quỵ xảy ra là cực kỳ cần thiết và quan trọng, giúp người bệnh có thể tránh được đột quỵ.
Truy tìm các yếu tố dẫn đến đột quỵ não
Đột quỵ não là hội chứng lâm sàng được đặc trưng bởi sự mất cấp tính chức năng của não, tồn tại quá 24 giờ hoặc tử vong trước 24 giờ. Những triệu chứng thần kinh khu trú phù hợp với vùng não do động mạch bị tổn thương phân bố, không do nguyên nhân chấn thương. Đột quỵ não còn được biết đến với tên gọi khác là tai biến mạch máu não.
Đột quỵ hay tai biến mạch máu não là một bệnh lý gây ra do tổn thương mạch máu tại não. Theo phân loại quốc tế, bệnh mạch máu não gồm hai thể chính là nhồi máu não và chảy máu não. Nhồi máu não hay thiếu máu não cục bộ là do lòng mạch máu não bị nghẽn, bít tắc hoặc thắt hẹp (chiếm tỷ lệ đa số là 87%). Chảy máu não là do mạch máu não bị vỡ, thường nơi vỡ là các phình động mạch (3%), mạch máu dị dạng hoặc do rối loạn yếu tố đông cầm máu.
- Nguyên nhân của sự nghẽn mạch hay huyết khối thường do lòng mạch bị vữa xơ hoặc viêm, hình thành các mảng vữa xơ và cục máu đông làm hẹp dần lòng mạch. Nếu lòng mạch bị hẹp nhiều (khi hẹp ≥ 75%) sẽ có biểu hiện thiếu máu vùng não phía sau do mạch máu đó cung cấp, khi lưu lượng máu não dưới 10ml/100g não/phút sẽ gây ra nhồi máu (bình thường lưu lượng tuần hoàn não trung bình ở người lớn là 49,8ml ± 5,4ml/100g não/phút).
- Tắc mạch máu não là do cục tắc từ vị trí khác của lòng mạch di chuyển đến. Cục tắc có thể từ tim hoặc ở lòng mạch đoạn từ quai động mạch chủ đến động mạch cảnh được trôi lên mạch máu não, cục tắc sẽ dừng lại ở lòng mạch có kích thước nhỏ hơn và gây mất cấp máu cho vùng não do mạch đó chi phối, từ đó gây nhồi máu não. Cục tắc hình thành ở tim thường do máu bị quẩn trong tim do bệnh hẹp van hai lá, rung nhĩ, loạn nhịp tim. Cục tắc hình thành ở mạch thường là mảng vữa xơ bị bung ra và trôi lên phía trên theo dòng chảy của tuần hoàn não.
- Lòng mạch bị thắt hẹp do co thắt mạch máu não, thường gặp trong chảy máu dưới nhện, sau đau nửa đầu, tăng huyết áp cấp tính, can thiệp mạch.
- Chảy máu não có thể do tăng huyết áp, do vỡ các phình động mạch não hoặc vỡ ổ dị dạng động tĩnh mạch bẩm sinh (AVM), vỡ thông động tĩnh mạch màng cứng hoặc các bệnh lý rối loạn đông cầm máu. Phình mạch máu não có thể do bẩm sinh, có thể mắc phải do bị tổn thương thành mạch và tăng huyết áp.
Thiếu máu não thoáng qua là dấu hiệu cảnh báo đột quỵ.
Vậy cần làm gì để biết trước khả năng bị đột quỵ?
Để biết trước điều này không còn cách nào khác là phải biết hệ mạch não, hệ mạch từ tim lên não cũng như các yếu tố đông cầm máu trong cơ thể.
Đối với nhóm người trẻ tuổi, khả năng bị đột quỵ là do có bệnh lý dị dạng động tĩnh mạch não bẩm sinh, phồng động mạch não bẩm sinh; tắc mạch não do biến chứng hẹp van hai lá gây rung nhĩ, tạo thành máu quẩn ở tim trôi lên não hoặc các bệnh về máu như xuất huyết giảm tiểu cầu, sốt xuất huyết. Vậy trước tiên cần làm là khám sức khỏe định kỳ xem có các bệnh về máu không, kiểm tra tim mạch xem có bị bệnh lý van tim không? Với trẻ hay đau đầu, co giật động kinh, chậm nhận thức, nên kiểm tra mạch máu não bằng chụp cộng hưởng từ mạch máu não hoặc chụp cắt lớp vi tính nhiều lớp cắt dựng mạch. Khi có nghi ngờ thì chụp mạch số hóa xóa nền (DSA) để xác định rõ tổn thương.
Đối với người có yếu tố nguy cơ cao như tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì, rối loạn lipid máu, bệnh lý tim mạch, vữa xơ động mạch, cơn thiếu máu não thoảng qua, nghiện rượu, nghiện thuốc lá… thì việc quan trọng là khảo sát hệ mạch máu não, hệ mạch cảnh, động mạch chủ và tim. Xác định xem mạch máu não có bị phình, bị dị dạng, bị chít hẹp hoặc có cục máu quẩn trong tim không? Người bệnh cần làm điện tim, siêu âm tim, siêu âm hệ động mạch chủ và hệ động mạch cảnh và tốt nhất là chụp được hệ mạch máu não bằng cộng hưởng từ hoặc CT scanner đa lớp cắt mạch máu.
Đối với người trên 55 tuổi, đây là nhóm có khả năng bị đột quỵ cao, chủ yếu do nhồi máu não huyết khối hoặc chảy máu não do vỡ các phình mạch, tăng huyết áp. Cần khảo sát kỹ hệ động mạch cảnh, hệ động mạch não bằng siêu âm và cộng hưởng từ mạch, CT đa lớp cắt dựng mạch hoặc chụp mạch máu máu não DSA.
Ngăn chặn đột quỵ thế nào?
Những ai có thể bị đột quỵ? Ðột quỵ não không loại trừ lứa tuổi và giới tính, tuy nhiên đột quỵ tăng theo tuổi, đối với mỗi thập niên sau 55 tuổi, nguy cơ đột quỵ tăng gấp hai lần. Yếu tố nguy cơ của đột quỵ bao gồm tăng huyết áp (60-75%), vữa xơ động mạch (35%), bệnh lý van tim (12-15%), đái tháo đường (15-25%), rối loạn lipid máu (40-57%), nghiện thuốc lá (30-35%), nghiện rượu (25-30%), béo phì, thiếu máu não thoảng qua (15%)… Tỷ lệ tử vong do đột quỵ đứng thứ hai (9%) sau ung thư trên toàn thế giới, đứng thứ ba sau bệnh ung thư và tim mạch ở Mỹ. Tỷ lệ tử vong do đột quỵ não ở Việt Nam chiếm 10-12% so với tổng số tử vong nói chung.
Đột quỵ não xảy ra rất đột ngột và cấp tính, đôi khi cướp đi tính mạng của người bệnh chỉ vài chục phút. Chỉ có 12-15% người bệnh có triệu chứng thiếu máu não thoảng qua, được coi là dấu hiệu cảnh báo bị đột quỵ, còn đa phần không có biểu hiện gì trước khi đột quỵ xảy ra. Các nguyên nhân gây đột quỵ vì thế được coi như là bom nổ chậm, khi chúng phát nổ thì để lại hậu quả khôn lường. Việc phát hiện và điều trị dự phòng trước khi đột quỵ xảy ra là cực kỳ cần thiết và quan trọng, giúp người bệnh có thể tránh được đột quỵ.
Đối với bệnh nhân có rung nhĩ, hình thành cục máu từ tim, đây là nguyên nhân đột quỵ thể tắc mạch do cục tắc ở tim chảy lên não. Việc điều trị bao gồm thuốc chống đông máu, chống kết tập tiểu cầu để làm tan cục máu quẩn và điều trị chống loạn nhịp tim.
Khi bị hẹp lòng mạch, nếu động mạch não bị hẹp dưới 75% mà chưa có triệu chứng lâm sàng thì uống thuốc chống kết tập tiểu cầu, hạ lipid máu, hạ huyết áp, kiểm soát đường máu có thể ngăn chặn sự phát triển mảng vữa xơ, làm lòng mạch được thông suốt hơn, ngăn chặn hình thành cục máu đông, từ đó ngăn chặn được đột quỵ thiếu máu não. Khi hẹp trên 75% chưa có triệu chứng lâm sàng hoặc trên 50% mà có triệu chứng thiếu máu não thì tiến hành đặt stent lòng mạch, người ta đặt các vòng lò xo kim loại có tác dụng mở rộng lòng mạch, tránh hẹp tắc.
Nếu phát hiện có phình mạch hoặc các ổ dị dạng động tĩnh mạch thì tiến hành nút coils túi phình hoặc nút ổ dị dạng bằng chất keo sinh học. Đây là các kỹ thuật tiên tiến, không phải mở sọ não và thu được kết quả rất tốt, giúp tránh bị đột quỵ chảy máu não.
Ngoài ra phải loại bỏ các yếu tố nguy cơ như hút thuốc lá, nghiện rượu, ăn nhiều chất béo, béo phì. Kiểm soát thật tốt các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng lipid máu, rối loạn nhịp tim.
Design by Hao Tran | Blogger Theme by Sức khỏe sinh sản -