Thứ Hai, 9 tháng 9, 2013


Rượu là một thức uống khá phổ biến ở Việt Nam, cả ở thôn quê lẫn thị thành. Rượu đã trở thành một nét văn hóa trong đời sống ẩm thực của con người Việt Nam. Tuy nhiên, việc lạm dụng rượu đã dẫn tới những hậu quả khôn lường. Ngoài những bệnh do rượu chúng ta đã biết như xơ gan, viêm tụy cấp… thì còn một bệnh mà chính các cán bộ y tế cũng chưa thực sự để ý tới. Đó là bệnh cơ tim giãn do rượu.

Hình ảnh cơ tim bình thường và cơ tim giãn do rượu.
Cơ chế bệnh sinh
Khi uống rượu, cơ thể chúng ta tiếp thu chất ethanol từ rượu, và trải qua hai bước chuyển hóa trong gan.  Bước thứ nhất, enzyme ADH (alcohol dehydrogenase) chuyển hóa ethanol thành acetaldehyde. Bước thứ hai, enzyme ALDH2 (acetaldehyde dehydogenase) chuyển hóa acetaldehyde thành acetate, hay nói nôm na là axít axetic mà chúng ta thấy trong dấm.  Thật ra, acetate còn được chuyển hóa một lần nữa nhưng ở ngoài gan, và chúng ta sẽ không quan tâm ở đây.  Trong ba hoạt chất ethanol, acetaldehyde và acetate thì acetaldehyde được xem là độc hại nhất vì nó có khả năng gây đột biến gen và gây ung thư. Đặc biệt hơn, các nhà khoa học tại trung tâm nghiên cứu tim mạch – Trường đại học Wyoming, Laramie của Mỹ đã nghiên cứu và công bố vào năm 2008 rằng: acetaldehyde gây độc cho tế bào cơ tim, gây rối loạn chức năng, cấu trúc và chuyển hóa của tế bào cơ tim. Và ở những người nghiện rượu, uống rượu liên tục, lâu dài với số lượng lớn, khi mà acetaldehyde luôn xuất hiện trong cơ thể với nồng độ cao thì sẽ gây nên tình trạng tế bào cơ tim to ra có hình bầu dục rất kỳ lạ, tăng nhiều trọng lượng toàn bộ khối cơ, các buồng tim giãn nhiều. Hậu quả làm mất dần chức năng co bóp của cơ tim. Đó là bệnh cơ tim giãn.
Triệu chứng lâm sàng
Bệnh nhân có tiền sử uống rượu với số lượng lớn liên tục trong thời gian dài. Các dấu hiệu của bệnh diễn ra rất từ từ và bệnh nhân thường có một giai đoạn dài từ vài tháng đến vài năm hoàn toàn không có triệu chứng. Khi đến bệnh viện là đã có biểu hiện của suy tim. Ban đầu là biểu hiện của suy tim trái: khó thở khi gắng sức, khó thở khi nằm và khó thở về đêm. Giai đoạn nặng sẽ thấy có thêm các dấu hiệu của suy tim phải như phù ngoại biên, gan to, tĩnh mạch cổ nổi, cổ trướng. Có thể gặp các biểu hiện của hội chứng cung lượng tim thấp như mệt mỏi và suy nhược cơ thể.
Khám lâm sàng thường không có dấu hiệu đặc hiệu và đôi khi chỉ liên quan đến mức độ suy tim của bệnh nhân. Khám tim hay gặp nhịp nhanh, đôi khi có tiếng ngựa phi, tiếng thổi tâm thu do hở van hai lá và ba lá do giãn các buồng tim, mỏm tim xuống thấp và sang trái (giãn thất trái) hay giãn về phía mũi ức của thất phải. Khám phổi trong trường hợp ứ trệ tuần hoàn nhiều có thể thấy có ran ẩm, thở nhanh nông, tràn dịch màng phổi phối hợp. Khám bụng có gan to, phản hồi gan – tĩnh mạch cổ dương tính, nhưng đa phần các bệnh nhân có tĩnh mạch cổ nổi tự nhiên. Khám ngoại biên phát hiện phù chi dưới, phù toàn thân, chi lạnh, đầu chi tím.
Diễn biến tự nhiên của bệnh sẽ dẫn đến suy tim tăng dần và có thể bị tử vong trong bệnh cảnh suy tim nặng hay rối loạn nhịp. Tỷ lệ tử vong trong vòng 5 năm là 40 – 80%.
Dùng thuốc thế nào?
Người bệnh cần ngừng uống rượu. Đây là việc đầu tiên cần làm trong điều trị bệnh.
Điều trị nội khoa: nhằm mục đích ổn định tình trạng suy tim. Dùng các thuốc sau:
- Thuốc lợi tiểu: khi dùng thuốc lơi tiểu phải căn cứ vào chức năng thận và thể tích dịch trong cơ thể. Thường lựa chọn các loại lợi tiểu quai như furosemid, torsemid hay bumetanid.
- Thuốc giãn mạch: làm giảm gánh cho tim như ức chế men chuyển dạng angiotensin (coversyl), nitrat (nitromint) và hydralazin trong đó ức chế men chuyển dạng angiotensin là lựa chọn hàng đầu. Cần chú ý tác dụng hạ huyết áp tư thế của thuốc giãn mạch.
- Trợ tim: digitalis (digoxin) là thuốc được lựa chọn trong các trường hợp rung nhĩ có tần số thất cao.
- Thuốc kháng vitamin K (sintrom): cần được sử dụng khi bệnh nhân có huyết khối trong buồng tim, có rung nhĩ hay đã có tiền sử tắc mạch.
- Điều trị rối loạn nhịp: trong bệnh cơ tim giãn thường gặp nhiều khó khăn. Trong số các thuốc chống rối loạn nhịp thì amiodaron (cordaron) là thuốc dường như có hiệu quả và ít tác dụng phụ nhất.
- Thuốc chẹn bêta giao cảm: hiện duy nhất chỉ có carvedilol là thuốc được chấp nhận dùng để điều trị suy tim tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên các nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng các thuốc khác như bisoprolol hay metoprolol cũng có hiệu quả làm giảm tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân suy tim. Liều khởi đầu cần rất thấp và hết sức thận trọng khi nâng liều điều trị.
Điều trị phẫu thuật ghép tim: chỉ định trong các trường hợp suy tim nặng NYHA 3 hoặc 4 không đáp ứng với điều trị nội khoa (đã bao gồm cả chẹn bêta). Tuy nhiên phẫu thuật này tốn kém và mới chỉ thực hiện tại môt số trung tâm y học lớn.


Hằng năm cứ đến giai đoạn cuối năm khi tiết trời trở lạnh là điều kiện phát triển cho nhiều loại vi khuẩn, virus đặc biệt là virus gây bệnh cúm ở người, nhất là ở trẻ em
Đây là căn bệnh khá phổ biến ở trẻ em. Theo WHO, hằng năm có đến gần 1/3 trẻ em trên toàn thế giới mắc bệnh cúm. Trong một khảo sát của viện Pasteur TP.HCM trong hai năm 2005 – 2006, số ca mắc bệnh cúm thường tăng cao vào cuối năm. Theo TS Lê Thanh Hải, phó giám đốc bệnh viện Nhi trung Ương, số bệnh nhi nhập viện do bệnh hô hấp tăng đột biến trong tháng 10 năm 2008 làm cho tình trạng quá tải của bệnh viện càng thêm trầm trọng.
Trẻ đi học có nguy cơ bị nhiễm cúm cao hơn 10-100 lần so với người lớn
Triệu chứng của cúm
Khi bị nhiễm cúm trẻ thường bị nhức đầu, đau cơ, mệt mỏi, nóng sốt, đau họng và ho, kèm theo buồn nôn, kéo dài khoảng hai tuần… Các triệu chứng lâm sàng của bệnh cúm thường xuất hiện 1 – 3 ngày sau nhiễm virus. Bệnh cúm lây truyền qua đường hô hấp nên khả năng lây lan rất nhanh, mạnh và khó kiểm soát, đặc biệt là tại các môi trường sinh hoạt tập thể như nhà trẻ, mẫu giáo, trường học… các nhà nghiên cứu cho thấy trẻ em ở độ tuổi tiểu học có nguy cơ bị nhiễm cúm cao hơn từ 10 – 100 lần so với người lớn.
Bệnh cúm ở trẻ em nếu không được điều trị ngay, để nặng dễ dẫn tới những biến chứng như: viêm phổi tiên phát và thứ phát do bội nhiễm, trong đó viêm phổi tiên phát là nặng nhất với triệu chứng khó thở, thở gấp, tím tái, khạc đờm có khi lẫn máu nhanh chóng dẫn đến suy hô hấp, suy tuần hoàn rồi tử vong; viêm tai; suy hô hấp do phù phổi cấp tính…
Điều trị bệnh cúm
Nếu trẻ bị sốt có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt, súc miệng bằng nước muối, nhỏ mũi bằng dung dịch natriclorid 0,9%. Nếu một vài ngày điều trị tại nhà mà không có biểu hiện đỡ thì phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được khám và điều trị. Nên cho trẻ nghỉ ngơi, uống nhiều nước, dùng thức ăn lỏng ấm, bổ, giàu vitamin C…
Phòng ngừa bệnh cúm
Các bậc cha mẹ không nên cho trẻ tiếp xúc với nhiệt độ nóng hoặc lạnh đột ngột, luôn giữ ấm cho trẻ, giữ vệ sinh thân thể, tránh thói quen quệt tay vào mũi, miệng… Nếu trẻ đã bị nhiễm cúm, nên cho trẻ nghỉ học để tránh lây lan cho bạn bè. Tốt nhất là nên đưa trẻ đến bệnh viện để điều trị kịp thời.
Để phòng ngừa cúm, theo tổ chức Y tế thế giới, việc tiêm vaccine được xem là biện pháp hữu hiệu nhất. Tại Hoa Kỳ người ta khuyến cáo việc tiêm ngừa vaccine cho tất cả trẻ em từ sáu tháng đến 18 tuổi, ước tính năm 2008 có khoảng 85% dân số Hoa Kỳ tiêm ngừa cúm.
Vaccine cúm được tiêm định kỳ hằng năm. Thời điểm tiêm ngừa tốt nhất là trong mùa cúm từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Vaccine ngừa cúm được chứng minh là rất an toàn và có thể sử dụng cho trẻ từ sáu tháng tuổi.
Được biết hiện nay tại Việt Nam đã có vaccine ngừa cúm Vaxigrip® của Pháp. Các bậc cha mẹ có thể đưa trẻ đến viện Pasteur TP.HCM, các bệnh viện sản, nhi và trung tâm y tế dự phòng trên toàn quốc để được tư vấn và tiêm ngừa.




Một chàng trai trẻ tận mắt chứng kiến cái chết vì nhồi máu cơ tim của ông bạn đồng nghiệp già ngay tại phòng làm việc. Sau đó, chàng trai bắt đầu lo sợ, “có thể một lúc nào đó, mình cũng sẽ bị nhồi máu cơ tim và chết”. Vì vậy, anh ta luôn mang theo bên mình các thứ thuốc dự phòng.
Chỉ cần cảm thấy ở vùng ngực có một chút biểu hiện hơi khác thường là anh vội tới ngay bệnh viện, làm đủ các thứ xét nghiệm. Ban đầu các thầy thuốc không phát hiện thấy gì khác thường nhưng anh ta vẫn quả quyết tính mạng mình đang bị đe dọa. Và thế là những triệu chứng “tưởng tượng” dần dần đã hiện diện thực sự. Đến lần khám thứ 9 thì anh được bác sĩ chẩn đoán là “có dấu hiệu rối loạn thần kinh chức năng tim” và cảnh báo có thể xuất hiện những cơn đau thắt ngực. Nhưng một chuyên gia tim mạch giàu kinh nghiệm lại quả quyết rằng, anh cần phải đến chuyên khoa tâm thần. Thật lạ, chỉ sau vài lần được điều trị bằng liệu pháp tâm lý, các triệu chứng về bệnh tim mạch của anh ta đã “không cánh mà bay”.
Bệnh hen thường xuất hiện ở người không biết cách sống tự lập. Ảnh: Healthnews.
Câu chuyện trên được ghi vào y văn thế giới từ những năm 1960, khi thuật ngữ “Nocebo” ra đời, để mô tả tác hại đối với sức khỏe và bệnh tật của những ý nghĩ bi quan, tiêu cực – trái ngược với thuật ngữ “Placebo” – mô tả hiệu quả tích cực của những suy nghĩ lạc quan và sự tin tưởng vào một điều gì đó cho dù điều đó không có tác dụng đặc hiệu.
Rất nhiều nghiên cứu, thử nghiệm đã được tiến hành sau đó để chứng thực rằng những suy nghĩ tiêu cực có thể gây những phản ứng bệnh tật cho cơ thể. Một thử nghiệm kinh điển là: cho một nhóm người dùng nước đường và bảo đây là chất gây nôn. Kết quả 80% số người tham gia đã bị nôn mửa. Không phải nước đường mà chính sự lo sợ, cho rằng mình thể nào cũng nôn, đã dẫn đến tình trạng này.
Cho đến nay, giới khoa học đã kết luận rằng: trên 50% tổng số bệnh tật tâm thể (tinh thần và thể xác), đều phát sinh dưới tác động của các loại tình cảm tiêu cực, đặc biệt là sự sợ hãi. Chính nỗi sợ hãi bị mắc bệnh tật, một khi đã chiếm giữ vai trò chủ đạo, trở thành nỗi ám ảnh bao trùm lên toàn bộ tâm lý con người và tạo ra trạng thái “ám thị bệnh tật” khiến cho con người ta mắc bệnh thật.
Ngay từ cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19, bác sĩ người Đức Gufeland đã cho rằng mỗi bộ phận trên cơ thể đều bị ảnh hưởng bởi những ý nghĩ, xúc cảm từ chính bản thân mỗi người. Tuy chưa xác định được cụ thể cơ chế gây bệnh của những ý nghĩ tiêu cực nhưng ở thời điểm đó ông đã nhận ra trong số những tác nhân gây nên lão suy và làm giảm tuổi thọ, thì trạng thái chán nản, u buồn, sợ hãi, đố kỵ có tác động cực mạnh và nguy hại nhất.
Giờ đây, sau nhiều quan sát thử nghiệm, các nhà khoa học đã có thể rút ra sự tương quan giữa các loại bệnh tật và trạng thái tâm lý, chẳng hạn:
- Những người hay có ý nghĩ “sống độc thân thích hơn”, không tin vào tình yêu, hoặc không cho phép mình yêu người khác thì có khả năng mắc các bệnh về tim mạch rất cao;
- Bệnh viêm khớp thường tấn công những người luôn có quan điểm phủ nhận: “không thể như vậy được” và hay kết tội người khác rằng họ đang bóc lột mình;
- Bệnh huyết áp cao thường xuất hiện ở những người quá tự tin vào khả năng của mình và luôn cho rằng “Việc này ta làm ngon!”;
- Người hay có ý nghĩ chán nản, thất vọng về những thất bại trong cuộc sống và theo chủ nghĩa phê phán thường hay mắc các bệnh về thận;
- Bệnh hen suyễn và các vấn đề về phổi thường xuất hiện ở những người không biết cách sống tự lập;
- Các bệnh về dạ dày xuất hiện do hậu quả của những xúc động mạnh trong quá khứ. Dạ dày cũng rất nhạy cảm với sự sợ hãi, ghen tị, đấu tranh và căm ghét. Việc kìm nén tình cảm, cố gắng quên chúng là nguyên nhân của chứng rối loạn dạ dày;
- Sự thù địch là nguyên nhân của chứng đau rát thực quản;
- Sự giận dữ, bực tức, hằn học là nguyên nhân của các bệnh truyền nhiễm (nhiễm trùng);
- Không thể tự quyết định, sợ phải đưa ra quyết định cuối cùng, sợ đương đầu với những khó khăn trong cuộc sống là nguyên nhân của những bệnh về răng miệng;
- Mất ngủ là do những ý nghĩ muốn trốn chạy khỏi cuộc sống, không muốn nhìn thấy những mặt tiêu cực của cuộc sống.
- Chứng táo bón thường xuất hiện ở những người có tình cảm quá lớn và những xúc động mạnh…
Không những có thể gây nên bệnh tật, những ý nghĩ tiêu cực còn có đủ sức giết chết cả một người hoàn toàn khỏe mạnh. Y văn thế giới đã ghi lại câu chuyện tại một nhà tù ở Mỹ, người ta chuẩn bị đưa một phạm nhân ra hành hình trên ghế điện. Phạm nhân này hiểu rằng trong khoảnh khắc bật công tắc cho dòng điện cao thế nối vào ghế, chiếc bóng điện trên trần nhà sẽ bị tắt đi giây lát. Khi phạm nhân này vừa ngồi vào ghế và dòng điện vẫn chưa được nối thì bóng đèn trong phòng bỗng phụt tắt do trục trặc kỹ thuật. Thế là phạm nhân đã chết ngay trên chiếc ghế chưa có điện. Anh ta đã không bị chết do dòng điện cao thế mà chính nỗi sợ hãi về một cái chết không sao tránh khỏi đã giết chết anh ta!

Lạc quan sẽ giúp bạn chiến thắng nhiều bệnh hiểm nghèo. Ảnh: Healthnews.
Theo giả thuyết của các nhà khoa học thì trong cơ thể sống, ngoài các gene vật chất bình thường mang những thông tin di truyền mà chúng ta nhìn thấy được trong kính hiển vi, còn có một loại “siêu gene toàn ảnh” (Hologram-Supergen) trong đó không những chứa đựng các vật chất di truyền mà còn “ghi nhớ” cả cấu trúc không gian và thời gian của toàn bộ cơ thể sống. Chính những siêu gene đó kiến tạo nên các cấu trúc năng lượng của tế bào, các mô, các tổ chức và toàn bộ cơ thể. Nó cũng “cài đặt sẵn” cả chương trình nhằm đảm nhiệm việc khôi phục sức khỏe và chương trình rút ngắn sự sống khi cần thiết.
Một khi cơ thể đứng trước các nguy cơ gây bệnh hoặc mắc bệnh, vỏ não sẽ nhận được những tín hiệu báo động và toàn bộ các vùng trong cơ thể sẽ được khởi động: chương trình “khôi phục sức khỏe” bắt đầu hoạt động và cơ thể sẽ được đưa trở lại trạng thái bình thường. Nhưng những ý nghĩ bi quan, sự sợ hãi bệnh tật, chết chóc lại đưa vào vỏ não những thông tin giả tạo, gây nên những sai lệch trong cấu trúc không gian – thời gian của siêu gene, khiến cho khả năng tự khôi phục sức khỏe bị triệu tiêu, từ đó khiến cho bệnh tật nảy sinh.
Chẳng những thế, nỗi khiếp sợ trước cái chết không thể tránh khỏi còn có thể “bật công tắc” khiến chương trình “rút ngắn sự sống” đi vào hoạt động. Và cái chết sẽ đến rất sớm với những người luôn luôn bị ám ảnh bởi những ý nghĩ tiêu cực, sợ hãi, chán nản, tuyệt vọng…
Chính bởi vậy mà các bác sĩ luôn khuyên bệnh nhân phải có lòng tin là bệnh sẽ khỏi.
Trong điều trị các bệnh lý não, xạ phẫu bằng hệ thống Leksell gamma knife là phương pháp tiên tiến nhất, bằng cách hội tụ hơn 200 nguồn bức xạ nhỏ tạo thành một năng lượng cực cao để tiêu hủy dần các sang thương trong não mà không cần phẫu thuật. Khối sang thương sẽ bị tiêu hủy dần và biến mất theo thời gian.
Bệnh nhân L.T.V. nhập viện vì hôn mê. Hình DSA (A) cho thấy AVM động mạch não sau ngay vùng tuyến tùng và (B) dị dạng hoàn toàn biến mất sau một năm (ảnh)
Do hội tụ từ các nguồn năng lượng có bức xạ nhỏ nên bệnh nhân cảm thấy bình thường sau điều trị và có thể tham gia công việc ngay ngày hôm sau, tránh được tâm lý lo lắng quá mức do bệnh tật và do các áp lực khi phải nghỉ việc vì bệnh và sắp xếp thời gian trị bệnh.
Khi điều trị, bệnh nhân chỉ cần chuẩn bị sẵn các hình ảnh chẩn đoán và cho điều trị ngoại trú, sau đó sẽ hẹn chính xác ngày điều trị, bệnh nhân sẽ được xuất viện chỉ vài giờ sau điều trị. Gần 300 bệnh nhân đã điều trị tại khoa gamma knife, thời gian theo dõi một năm rưỡi, có chất lượng sống cải thiện rõ sau điều trị, các triệu chứng đau đầu, động kinh, yếu liệt dần được cải thiện, các khối bất thường sẽ giảm dần kích thước và hình ảnh trên não trở về bình thường. Hầu hết bệnh nhân sau thời gian tái khám đều có kết quả kiểm tra tốt.
Ông L.T.V., công nhân viên tại tỉnh Kiên Giang, nhập bệnh viện tỉnh vì hôn mê sâu đã được chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy. Sau khi chụp cộng hưởng từ (MRI) và mạch máu não xóa nền (DSA) phát hiện ông bị xuất huyết trong não thất và có một búi dị dạng đường kính 2cm ở vùng tuyến tùng là tác nhân gây xuất huyết.
Vì khối dị dạng ở sâu không phẫu thuật hở nên bệnh nhân được chỉ định điều trị bằng hệ thống Leksell gamma knife. Bệnh nhân hồi phục dần, chỉ ba tháng sau có thể đi làm việc và sau một năm khối dị dạng hoàn toàn tiêu biến trên hình ảnh chụp được, bệnh nhân trở lại cuộc sống thường nhật và không có một di chứng nào.
Ông H.A.U. cũng có bệnh cảnh gần tương tự. Ông nhập viện vì bị đau đầu một thời gian dài mà uống thuốc không thuyên giảm, được chụp cộng hưởng từ phát hiện khối u trong não và được sinh thiết với kết quả giải phẫu bệnh là u sao bào độ II. Ông rất lo lắng nhưng sau khi nghe thuyết phục đã đồng ý điều trị gamma knife, và chỉ sau một tuần ông có thể làm việc trở lại bình thường. Hình ảnh chúng tôi chụp lại sau tám tháng khối u hoàn toàn biến mất và ông đã an tâm trong công tác.
Một cụ ông 85 tuổi được đưa vào viện trong tình trạng sốt nhẹ, ho nhiều. Chụp X-quang phổi thấy có hình ảnh viêm phổi phải. Theo như người chăm sóc mô tả, gần một năm nay, ông cụ bị ho rất nhiều, đã đi khám và điều trị nhưng bệnh chỉ đỡ chút ít…
Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân gây rối loạn nuốt ở người già. Hàng đầu là các thương tổn thần kinh – cơ như nhồi máu não, xuất huyết não, bệnh Parkinson, xơ cứng cột bên teo cơ, đa u tủy xương, nhược cơ, sa sút trí tuệ. Tiếp đến là nhóm nguyên nhân do tổn thương cấu trúc như tuyến giáp to, phì đại đốt sống cổ, túi thừa Zenker, ung thư…; các rối loạn tâm lý, bệnh mô liên kết (viêm đa cơ, loạn dưỡng cơ…), các nguyên nhân do thầy thuốc (phẫu thuật vùng hầu họng, xạ trị, thuốc…) cũng có thể gây những rối loạn nuốt ở người già.


Rối loạn nuốt và hậu quả
Nuốt là một quá trình sinh lý nhằm đưa thức ăn, các chất dinh dưỡng, nước… vào đường tiêu hóa. Nuốt gồm bốn giai đoạn: sự chuẩn bị của khoang miệng, quá trình đẩy thức ăn xuống của khoang miệng, hầu họng và thực quản. Các giai đoạn này có sự tham gia phối hợp của miệng, hầu họng, thanh quản và thực quản.
Việc suy giảm chức năng các cơ quan, đặc biệt là não bộ ở người già thường gây rối loạn quá trình nuốt như việc suy giảm hoặc mất các phản xạ bảo vệ trong đó có phản xạ đóng nắp thanh môn khi nuốt.
Biểu hiện của các rối loạn về nuốt ở người già rất phong phú và đa dạng. Rối loạn nuốt do miệng và hầu họng thường gây ho, nghẹn, khó nuốt, cảm giác thức ăn vướng ở họng… Rối loạn nuốt do thực quản thường có cảm giác vướng thức ăn trong họng hoặc trong ngực dọc theo xương ức, nghẹn trong ngực. Bên cạnh đó, rối loạn nuốt nói chung thường gây tăng tiết nước bọt, sặc thức ăn lên mũi, ho sặc do thức ăn rơi vào khí quản…
Rối loạn nuốt ở người già có thể gây nhiều hậu quả từ nhẹ đến nặng. Nhẹ nhất cũng là viêm mũi họng, nói khàn, thay đổi thói quen ăn uống. Nếu nặng hơn, bệnh nhân sợ ăn, uống, thậm chí sợ cả nuốt… nước bọt. Điều này sẽ dẫn đến mất nước, điện giải, sụt cân, suy kiệt nặng. Nhưng nguy hiểm nhất là bệnh nhân bị sặc thức ăn, nước, nước bọt…vào phổi gây nên ho, viêm phổi kéo dài và tái đi tái lại. Nhiều trường hợp, lượng dị vật vào phổi quá nhiều gây ho dữ dội, co thắt thanh quản, suy hô hấp cấp và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Điều trị rối loạn nuốt
Trước khi điều trị các rối loạn nuốt, phải đánh giá thật cụ thể mức độ và vị trí tổn thương cũng như nguyên nhân gây ra rối loạn nuốt. Việc đánh giá dựa vào thăm khám kỹ lưỡng vùng họng miệng, thanh quản, khám phát hiện các tổn thương phổi (thường là phổi phải). “Nuốt đồ ký – ghi hình quá trình nuốt” có cản quang là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán các rối loạn về nuốt. Có thể nội soi thực quản, làm điện cơ, chụp CT, MRI sọ não… để xác định nguyên nhân.
Mục tiêu điều trị rối loạn nuốt là tránh viêm phổi hít phải (do sặc), cải thiện khả năng ăn uống để đảm bảo dinh dưỡng cho bệnh nhân. Các biện pháp bao gồm tìm dạng thức ăn thích hợp, ví dụ bệnh nhân khó nuốt thức ăn cứng thì chuyển chế độ thức ăn mềm hơn, bệnh nhân hay sặc chất lỏng thì chuyển chế độ ăn đặc…
Điều trị phục hồi chức năng nuốt bằng “liệu pháp nuốt” gồm ba phương pháp: hỗ trợ bù khi nuốt, luyện tập tăng cường chức năng các cơ nhai – nuốt và luyện tập khi đang trong quá trình nuốt. Liệu pháp này nhằm làm giảm khả năng sặc thức ăn vào phổi và tránh ứ đọng thức ăn trong miệng. Phẫu thuật cắt cơ nhẫn – hầu để làm thông thoáng đường thức ăn xuống thực quản cũng có thể được áp dụng. Nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch, mở thông dạ dày – hỗng tràng qua nội soi được chỉ định cho một số trường hợp nặng.
Dự phòng bằng cách nào?
Dự phòng viêm phổi do rối loạn nuốt ở người già bằng cách: nghỉ ngơi trước ăn 30 phút; ngồi khi ăn; ăn miếng nhỏ, thức ăn mềm thích hợp; không nói chuyện, xem ti vi, đọc báo… làm mất tập trung khi đang ăn. Tránh dùng các thuốc an thần, gây ngủ ngoài chỉ định. Làm rỗng dạ dày bằng các thuốc như erythromycin, motilium… Vệ sinh răng miệng thường xuyên để tránh viêm phổi hít phải và hết sức chú ý nếu bệnh nhân đang ăn bị sặc phải biết cách cấp cứu như một hội chứng dị vật thâm nhập đường thở.
ANTĐ – Các nhà nghiên cứu Anh phát hiện ra rằng những người làm việc hơn 11 tiếng/ngày – hoặc 55 tiếng/tuần – đối mặt với nguy cơ trầm cảm cao hơn.

Các đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất là phụ nữ, những người trẻ tuổi và người có mức lương thấp và tiêu thụ rượu ở mức trung bình.


Nghiên cứu này gồm hơn 2.000 người độ tuổi từ 35 – 55 được theo dõi trong 6 năm. Các nhà nghiên cứu thuộc 2 trường đại học ở London và các đồng nghiệp ở Phần Lan phát hiện ra rằng có mối liên quan đáng kể giữa làm việc quá nhiều và trầm cảm – thậm chí sau khi tính đến các yếu tố khác như lối sống không lành mạnh, tình trạng hôn nhân và mức độ stress trong công việc.

Những người làm việc ≥ 11 tiếng/ngày tăng 2,5 lần nguy cơ bị trầm cảm so với những người làm việc 7 hoặc 8 tiếng/ngày.

Tuy nhiên nam giới phải đảm nhiệm các công việc nhiều thử thách và có mức thu nhập cao có mức độ trầm cảm thấp hơn tương đối. Các nhà nghiên cứu nói nguyên nhân có vẻ là do những nam giới này được làm công việc họ yêu thích hoặc có sự trợ giúp cao hơn. Tuy nhiên phụ nữ làm công việc có thu nhập cao dễ bị trầm cảm hơn vì họ có thể phải đảm nhận nhiều trách nhiệm khác ngoài công việc.

Những người trẻ tuổi đang cố gắng vượt trội trong công việc trong khi vẫn phải đối mặt với những yêu cầu về tài chính và gia đình cũng có mức độ trầm cảm cao hơn.

Chủ Nhật, 8 tháng 9, 2013

Chế độ ăn uống hàng ngày ảnh hưởng rất lớn tới huyết áp của mỗi người. Vậy người cao huyết áp nên uống gì để duy trì huyết áp ổn định?


Rất nhiều người đặt câu hỏi “Người cao huyết áp nên uống gì”? Việc trả lời cho câu hỏi này sẽ góp phần hỗ trợ chăm sóc và điều trị bệnh nhân hiệu quả, giúp họ cải thiện tình trạng bệnh của mình. Những người bệnh cao huyết áp cần cắt giảm muối, calo, chất béo trong chế độ ăn của mình sẽ giúp giảm và ngăn chặn các biến chứng do huyết áp cao. Ngoài ra các nghiên cứu gần đây cũng cho thấy 3 loại đồ uống sau cũng giúp giảm huyết áp.

Sữa ít béo giúp giảm huyết áp
1. Sữa ít hoặc không béo
Đây là nguồn cung cấp kali và canxi dồi dào, hai chất dinh dưỡng có liên quan tới huyết áp. Ngoài ra, sữa còn cung cấp vitamin D giúp thúc đẩy huyết áp duy trì tình trạng khoẻ mạnh. Theo nghiên cứu năm 2009 được công bố trong tạp chí British Journal of Nutrition cho thấy, những người cao huyết áp thường xuyên uống sữa không hoặc ít béo có thể giúp hạ huyết áp. Sữa béo có chứa lượng axit palamitic nhiều hơn đáng kể so với sữa ít béo. Axit này ngăn chặn các tín hiệu giúp thư giãn mạch máu, khiến cho huyết áp tăng lên.
2. Trà hoa dâm bụt
Người cao huyết áp nên uống gì
Các loại trà đều tốt cho sức khoẻ
Theo một nghiên cứu tại Anh, uống trà hoa dâm bụt có thể giảm huyết áp đáng kể, đặc biệt là khi hơi cao. Anthocyanins và các chất chống oxy hoá khác trong hoa râm bụt có thể giữ cho mạch máu không bị tổn thương. Các chuyên gia khuyến cáo, uống 3 ly trà hoa dâm bụt mỗi ngày rất có lợi cho sức khoẻ tim mạch.
3. Nước ép nam việt quất
Nước ép nam việt quất có tác dụng hạ huyết áp và tăng cường sức khoẻ tim mạch tương tự như rượu vang đỏ. Theo nghiên cứu năm 2010 được công bố trên tạp chí Nông nghiệp và thực phẩm Hoa Kỳ thì nước ép nam việt quất, nước ép táo và ca cao có chữa lượng lớn chất chống oxy hoá proanthocyanidins, có tác dụng ức chế tổng hợp chất ET-1 – một chất làm co thắt mạch máu.
Người cao huyết áp nên uống gì: Nam việt quất
Nước ép nam việt quất giúp chống co thắt mạch máu
3 loại nước uống kể trên đã giúp trả lời câu hỏi “người cao huyết áp nên uống gì?”. Cao huyết áp là bệnh nguy hiểm, có thể dẫn tới nhiều biến chứng, do đó người bệnh cần chú ý cẩn trọng trong chế độ ăn uống hàng ngày.

Có rất nhiều loại thực phẩm và đồ uống có thể giúp chữa chứng mất ngủ hiệu quả. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi giới thiệu tới bạn đọc 7 loại thực phẩm đã được chứng minh có hiệu quả cải thiện chứng mất ngủ.

Sữa ấm
Một ly sữa ấm trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn. Sữa có chữa axit tryptophan và các axit amin cần thiết. Ngoài ra, lượng canxi trong sữa sẽ giúp an thần và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Loại đồ uống này chữa chứng mất ngủ rất hiệu quả.

Một ly sữa ấm giúp dễ ngủ
Trà
Trà rất hiệu quả giúp cho tâm trạng con người thư thái và thoải mái hơn. Hương thơm của các loại trà giúp giảm căng thẳng cho não bộ. Tuy nhiên, không nên uống trà xanh quá đặc, uống khi đói hay sát giờ đi ngủ.
Mật ong
Mật ong có tác dụng như một viên thuốc ngủ hiệu quả. Mật ong cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể. Hơn nữa, hàm lượng đường cao khiến giảm bớt căng thẳng cho não bộ. Khi đó, nó không còn nhạy cảm với tiếng ồn và những thay đổi hình ảnh xung quanh, giúp người bệnh dễ dàng đi vào giấc ngủ.
Hạnh nhân
Hạnh nhân có hàm lượng protein và calo cao. Hạnh nhân không chỉ giúp ổn định huyết áp mà còn cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Hạnh nhân chữa chứng mất ngủ
Hạnh nhân giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ
Chuối
Nhiều chuyên gia y tế cho rằng chuối có tác dụng như một viên thuốc an thần. Chuối chứa nhiều melatonin và serotonin, magie giúp cho dây thần kinh và cơ bắp thư giãn hơn. Vì vậy, nó chữa chứng mất ngủ hiệu quả.
Anh đào
Anh đào không những là loại trái cây rất ngon mà còn chứa một lượng melatonin  cao giúp chữa chứng mất ngủ hiệu quả.
Trứng
Mất ngủ có thể do thiếu lượng protein trong cơ thể và trứng luộc có thể giải quyết vấn đề này. Các món ăn từ trứng rất dễ chế biến mà lại giàu chất dinh dưỡng.
Trứng luộc chữa chứng mất ngủ do thiếu protein
Trứng luộc chữa chứng mất ngủ do thiếu protein
Có nhiều phương pháp chữa chứng mất ngủ mà không cần dùng thuốc bao gồm việc thay đổi chế độ ăn và sinh hoạt. Chỉ cần chú ý thay đổi khẩu phần ăn hàng ngày người bệnh sẽ đảm bảo được số lượng và chất lượng giấc ngủ.

Tỷ lệ người tiền tiểu đường ở Việt Nam chiếm 10% dân số. Những nguyên nhân bệnh tiểu đường rất đa dạng, mỗi loại tiểu đường sẽ có những nguyên nhân khác nhau.




Tỷ lệ người tiểu đường chiếm 10% dân số
Là một trong những căn bệnh khá phổ biến ngày này, bệnh tiểu đường không những là nỗi lo sợ của người già mà còn đe dọa cả lứa tuổi thanh thiếu niên. Thường mọi người khá chủ quan, không tìm hiểu nguyên nhân bệnh tiểu đường, triệu chứng, cách điều trị cũng như không có thói quen khám chữa định kỳ. Chính điều này dẫn tới tình trạng khi bệnh đã trở nên nghiêm trọng, thậm chí xuất hiện biến chứng,  mới tới bệnh viện, việc điều trị cũng trở nên khó khăn hơn.
Tiểu đường được chia thành hai loại là tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýt 2. Về cơ bản nguyên nhân gây bệnh của hai loại khá giống nhau. Tuy nhiên, chúng vẫn có những điểm khác biệt nhất định.
Bệnh tiểu đường tuýp 1:
Nguyên nhân đầu tiên gây tiểu đường tuýp 1 do những tế bào bạch cầu trong hệ thống miễn dịch của người bệnh hoạt động bất thường. Ở những người bình thường thì hệ thống miễn dịch có chức năng tìm và diệt những loại vi khuẩn, virus có hại để bảo vệ cơ thể. Tuy nhiên, điều này đã hoàn toàn bị đảo ngược ở những bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 1. Hệ thống miến dịch của họ lại tấn công tế bào quan trọng trong cơ thể, đó là tế bào beta ở phần tuyến tụy. Chính điều này đã khiến tuyến tụy không thể sản xuất đầy đủ insulin, lượng đường trong máu sẽ không thể chuyến hóa đến các tế bào khác đồng nghĩa với việc cơ thể không được cung cấp năng lượng để hoạt động. Và đó chính là nguyên nhân bệnh tiểu đường tuýp 1.
Tìm hiểu nguyên nhân bệnh tiểu đường 2
Tế bào beta của tuyến tụy bị tấn cống là nguyên nhân gây tiểu đường loại 1
Yếu tố di truyền cũng là một trong những nguyên nhân của tiểu đường tuýp 1. Nếu như bố hoặc mẹ bị tiểu đường thì khả năng xuất hiện đột biến gen, gen bệnh kết hợp với nhau gây bệnh ở người con là rất cao.
Nếu sống trong một môi trường ô nhiễm, nhiều độc tố, các loại vivi khuẩn, virus …thì các tế bào beta trong tuyến tụy của con người sẽ bị gây hại. Và tất nhiên, những người đó sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người sống trong môi trường an toàn khác.
Tìm hiểu nguyên nhân bệnh tiểu đường 3
Lối sống thiếu lành mạnh cũng là nguyên nhân gây bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường tuyp 2:
Ngoài nguyên nhân di truyền,  lối sống thiếu lành mạnh cũng là yếu tố gây ra bệnh tiểu đường tuyp 2. Những người bị béo phì hoặc lười vận động, thường xuyên ngồi một chỗ, tiếp xúc với máy tính hoặc ti vi quá nhiều.. đều có nguy cơ mặc bênh cao.
Lí do, cơ thể của họ quá dư thừa calo, có sự chênh lệch quá lớn giữa năng lượng cung cấp cho cơ thể và hoạt động tiêu tốn calo. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến trường hợp kháng insulin, đó chính là yếu tố nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường.

Tỷ lệ người mắc trầm cảm trên toàn thế giới là 5%. Hiện nay,việc điều trị bệnh trầm cảm đã trở nên phổ biến và đa dạng hơn bao giờ hết.



Có khoảng 5% dân số thế giới mắc bệnh trầm cảm
Trầm cảm là căn bệnh rối loạn tâm sinh lý ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi. Những người mắc bệnh trầm cảm thường xuyên buồn rầu, lo lắng, chán  nản trong thời gian dài. Kèm theo đó là hiện tượng cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống, mất ngủ, chán ăn, không hứng thú với bất cứ hoạt động gì dù trước đó, họ rất thích những điều này. Nếu tình trạng bệnh kéo dài, người bị trầm cảm có thể sẽ gây ra những hành động dại dột: làm tổn thương bản thân, thậm chí là tự sát. Chính vì thế, việc điều trị bệnh trầm cảm cần được tiến hành nhanh chóng, dứt điểm.
Theo các chuyên gia y tế, nguyên nhân chính của bệnh truyền cảm do người bệnh thường xuyên bị stress. Đó có thể là áp lực từ công việc, từ học tập, gia đình, xã hội…hoặc người bệnh bị suy sụp tinh thần khi biết mình mắc các bệnh nan y khó chữa: ung thư, HIV-AIDS…Ngoài ra, những người từng có tiền sử mắc các bệnh liên quan tới não bộ như chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não, xơ vữa động mạch não…thì đều có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.
Điều trị bệnh trầm cảm đơn giản 2
Bệnh nhân bị trầm cảm thường căng thẳng, mệt mỏi, chán nản
Điều trị bệnh trầm cảm cần khá nhiều thời gian cũng như đòi hỏi sự kiên nhẫn của bệnh nhân cũng như người thân của họ. Ngoài lưu ý tới vấn đề thời gian thì việc tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa cũng vô cùng quan trọng trong quá trình chữa bệnh. Nếu điều trị đúng cách, những bệnh nhân bị trầm cảm vẫn có thể học lập, làm việc và sinh hoạt như bình thường. Có 2 phương pháp chính chữa bệnh trầm cảm đó là uống thuốc, liệu pháp tâm lý kết hợp sốc điện. Tùy vào tình hình của bệnh nhân mà lựa chọn cách khác nhau hoặc kết hợp tất cả.
-  Dùng thuốc: đối với bệnh nhân trầm cảm thì phương pháp uống thuốc phải diễn ra trong khoảng thời gian khá dài 5-8 tháng. Tùy vào tình trạng của từng người mà sẽ có những loại thuốc, liều lượng dùng và thời gian dùng khác nhau nhưng tất cả phải đảm bảo đúng giai đoạn: tấn công và điều trị duy trì. Giai đoạn duy trì nhằm ngăn chặn bệnh tái phát, đặc biệt rất quan trọng với những người mắc bệnh nặng, những người có công việc phải thường xuyên chịu áp lực…Do đó, mỗi người cần phải tuân thủ hoàn toàn những gì bác sĩ hướng dẫn, không bỏ thuốc giữa chừng, thấy bệnh thuyên giảm liền ngừng thuốc mà chưa có sự cho phép của bác sĩ.
Điều trị bệnh trầm cảm đơn giản 3
Người bệnh nên chia sẻ tình cảm với những người thân của mình
- Sốc điện kết hợp cùng liệu pháp tâm lý : phương pháp này áp dụng với những bệnh nhân trầm cảm nặng, thường xuyên có ý định làm tổn thương bản thân hoặc tự sát và những trường hợp không chịu tác dụng của thuốc.
Trong quá trình điều trị bệnh trầm cảm, không nên cố gắng làm việc hay gắng sức đối với bất cứ vấn đề gì. Nên chia sẻ tình hình của mình với những người thân, bạn bè xung quanh…có như vậy cuộc sống của người bệnh mới hạn chế được tối đa những ảnh hưởng tiêu cực của bệnh trầm cảm.

Bệnh suy hô hấp hay suy phổi là tình trạng nồng độ oxy trong máu quá thấp hoặc nồng độ carbon dioxide quá cao. Đây là một tình trạng nguy hiểm có thể đe doạ tới tính mạng.

- Đây là tình trạng tắc đường hô hấp, phổi bị tổn thương làm suy yếu các cơ đường hô hấp
- Người bệnh khó thở, da xanh và tím tái
- Suy hô hấp là trường hợp cấp cứu y tế, có thể dẫn tới tình trạng viêm phổi nặng hoặc suy hô hấp cấp tính (ARDS)

Bệnh suy hô hấp là trường hợp cấp cứu khẩn cấp
Nguyên nhân của bệnh suy hô hấp
Hầu hết các bệnh liên quan tới đường hô hấp và phổi đều có thể dẫn tới suy hô hấp. Một số rối loạn như viêm tuyến giáp, ngưng thở khi ngủ có thể ảnh hưởng tới chức năng hít thở bình thường của cơ thể. Tắc nghẽn đường hô hấp, tổn thương mô phổi, và cơ bắp cũng là các nguyên nhân phổ biến. Hút thuốc lá và uống rượu bia cũng làm giảm oxy trong máu.
Triệu chứng của bệnh suy hô hấp
Nồng độ oxy trong máu thấp có thể gây ra chứng khó thở, da xanh tái. Đồng thời người bệnh có triệu chứng hay nhầm lẫn và buồn ngủ. Nếu phổi không thể hoạt động bình thường có thể ảnh hưởng tới não bộ và tim gây tình trạng vô thức, nhịp tim bất thường.
Bệnh suy hô hấp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 2
Suy hô hấp gây triệu chứng khó thở, thậm chí ngất xỉu
Một số triệu chứng khác của bệnh suy hô hấp tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu bị tắc nghẽn đường hô hấp do dị vật bên ngoài, người bệnh thở hổn hển đột ngột. Nếu tình trạng nguy hiểm có thể rơi dần vào trạng thái hôn mê.
Điều trị bệnh suy hô hấp
Những người bị suy hô hấp cần được chăm sóc y tế đặc biệt. Thở oxy là biện pháp thực hiện ban đầu và cần thiết. Lượng oxy được điều chỉnh giảm theo thời gian. Trong một số trường hợp, nồng độ CO2 vẫn cao mà lượng oxy dư thừa có thể làm chậm quá trình trao đổi không khí trong và ngoài phổi sẽ đe doạ tính mạng của người bệnh. Trong những trường hợp như vậy, liều lượng oxy cần được điều chỉnh thận trọng.
Bệnh suy hô hấp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 3
Bệnh nhân suy hô hấp cần cho thở oxy
Nếu bệnh suy hô hấp là biến chứng của một căn bệnh khác, thì việc điều trị cần tập trung vào nguyên nhân gây bệnh. Ví dụ, sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn, thuốc giãn phế quản dành cho người bị hen suyễn….

Crytosporidium là các ký sinh trùng ký sinh ở đường ruột, chúng nhiễm vào cơ thể người do sử dụng nguồn nước hoặc thực phẩm bị ô nhiễm. Bệnh do Crytosporidium xảy ra trên khắp thế giới, nhất là ở các nước có điều kiện vệ sinh còn kém. Đặc biệt khi nhiễm Crytosporidium nó có thể đe dọa tính mạng của những người suy giảm miễn dịch. Ngoài ra, ở những vùng lụt lội do ảnh hưởng mưa lũ, nguồn nước dễ bị nhiễm loại khuẩn này.

 Vòng đời và chu trình sinh trưởng của ký sinh trùng Cryptosporidiosis.
Cách lây truyền và đối tượng dễ lây nhiễm
Chủng gây bệnh ở người có tên là Cryptosporidium parvum, là một nguyên sinh bào hình cầu. Cryptosporidium lây truyền bằng đường phân miệng gồm truyền từ người sang người, từ súc vật sang người, truyền qua nước và qua thức ăn. Chúng xâm nhập vào ruột cư trú ở biểu mô, nhân lên và tạo ra các nang đào thải qua phân ra ngoài. Các nang có thể sống ở điều kiện ngoại cảnh một thời gian dài, đặc biệt có khả năng đề kháng cao đối với các hóa chất sát khuẩn cho nước uống và nước bể bơi. Đặc biệt lưu ý, ở mức clo vẫn dùng để khử khuẩn tại các bể bơi hầu hết các mầm bệnh đều bị tiêu diệt, nhưng Cryptosporidium vẫn có thể tồn tại nhiều ngày. Bất kỳ ai cũng có thể bị nhiễm bệnh, tuy nhiên trẻ em, phụ nữ có thai và những người bị các bệnh về miễn dịch thường có nguy cơ mắc nhiều hơn. Trong đó cần chú ý đến các đối tượng có nguy cơ cao là: trẻ em và người lớn uống phải nước ở kênh rạch, ao hồ, bể bơi… trong khi bơi; những người có thói quen uống nước lã, ăn hoa quả sống; những người làm nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm…
Biểu hiện của bệnh
Ở những người có hệ miễn dịch bình thường khi bị nhiễm ký sinh trùng này thường không có triệu chứng, hoặc có triệu chứng nhưng bệnh tự khỏi. Ở những trẻ suy dinh dưỡng hoặc người bị suy giảm miễn dịch, bệnh thường kéo dài.
Sau từ 2-10 ngày, người nhiễm Crytosporidium có thể xuất hiện triệu chứng của bệnh. Biểu hiện thường gặp của bệnh là đau bụng, buồn nôn, nôn và tiêu chảy cấp. Nếu mất nước nhiều, người bệnh có những biểu hiện của tình trạng mất nước như khát nước, khô da và niêm mạc… Nặng hơn bệnh nhân có thể trụy tim mạch và tử vong.
Ở những người có hệ miễn dịch bình thường, bệnh thường khéo dài 1- 2 tuần nhưng ở những người có hệ miễn dịch suy yếu (bệnh nhân bị bệnh ung thư, HIV/AIDS, người sử dụng corticoid kéo dài, trẻ em, người già…) bệnh có thể diễn biến dài hơn và nặng hơn. Nhiều trường hợp nhiễm Crytosporidium nhưng không có biểu hiện gì.
Nguyên tắc điều trị
Vấn đề chẩn đoán tiêu chảy do Crytosporidium còn gặp nhiều khó khăn. Biện pháp chẩn đoán chủ yếu là tìm ký sinh trùng trong phân.
Cho đến nay, không có một phương pháp điều trị đặc biệt nào khác ngoài bù nước và điện giải cho bệnh nhân. Ngay tại nhà, cần bù nước bằng dung dịch osezol hoặc viên hydrite. Cần chú ý pha dung dịch bù nước phải theo đúng hướng dẫn sử dụng, không được chia nhỏ gói osezol hoặc viên hydrit để pha làm nhiều lần. Dung dịch bù nước đã pha nếu quá 12 giờ không uống hết phải bỏ đi. Việc cho uống bù nước phải được duy trì đến khi đi tiêu phân sệt và dưới 3 lần mỗi ngày. Đối với những bệnh nhân đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch mà xác định là mắc bệnh thì nên hoặc giảm liều nếu có thể để cơ thể có đủ khả năng loại trừ được ký sinh trùng.
Cách xử lý nước nghi ngờ nhiễm Crytosporidium
Đun sôi: Nước dùng để uống được lọc từ nước sông, suối, ao, hồ nên đun sôi ít nhất 1 phút. Ở những nơi núi cao, thời gian đun sôi cần kéo dài hơn.
Lọc nước: Biện pháp lọc nước bằng cát và các biện pháp thông thường khác (dùng bông gòn, bể lắng, phèn…) không loại bỏ được Crytosporidium. Một số thiết bị lọc nước trên bằng khe thẩm thấu trên thị trường được nghi nhận là có tác dụng lọc ký sinh trùng này.
Nguồn nước được xử lý bằng tia cực tím có thể làm mất khả năng gây bệnh của ký sinh trùng này.
 Vệ sinh môi trường phòng chống bệnh tật.
Làm gì để dự phòng?
Cần phải xử lý phân người và động vật đúng theo phương pháp vệ sinh. Rửa tay cẩn thận khi tiếp xúc với phân và sau khi đi vệ sinh. Không uống nước chưa được đun sôi hoặc chưa được khử khuẩn. Những nhân viên phục vụ ăn uống cần phải nghỉ việc khi mắc bệnh. Trẻ nhỏ cũng phải tạm nghỉ ở nhà cho tới khi hết tiêu chảy.
Đối với các bể bơi công cộng, trong điều kiện cho phép, để tăng cường cho hệ thống khử khuẩn tại các bể bơi có thể sử dụng tia cực tím hoặc sục khí ôzôn để bất hoạt các ký sinh trùng trong nước.
Không nên đi bơi nếu bạn bị tiêu chảy, vì bạn có thể làm nhiễm bẩn nước và lây truyền bệnh cho người khác. Không nên uống nước bể bơi, đặc biệt tránh nước ở bể bơi xâm nhập vào miệng, rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh.
Thay bỉm và quần lót cho trẻ tại khu vực vệ sinh, không được thay ở gần khu vực bể bơi để tránh làm nhiễm bẩn nước bể bơi; không ăn hoa quả xanh hoặc sữa tươi chưa qua tiệt khuẩn; rửa tay trước khi ăn, chế biến thực phẩm và sau khi đi vệ sinh, thay tã cho trẻ và khi tiếp xúc với thú vật nuôi; ăn chín, uống sôi và không ăn, uống thực phẩm không rõ nguồn gốc.

ANTĐ – Trẻ sống trong gia đình có bố bị các triệu chứng trầm cảm hoặc các vấn đề sức khỏe tâm thần khác có nguy cơ cao hơn bị các vấn đề về hành vi hoặc cảm xúc so với những trẻ khác.

Các nhà nghiên cứu từ Trường Y New York đã báo cáo kết quả này trên tạp chí Pediatrics.

Các tác giả giải thích rằng tình trạng trầm cảm ở người mẹ vốn đã được biết là làm tăng nguy cơ các vấn đề về tâm thần và thể chất ở con. Tuy nhiên còn có ít nghiên cứu về tình trạng trầm cảm ở người cha và những ảnh hưởng đối với con cái của họ.

Các nhà nghiên cứu đã xem xét 21.993 trẻ sống chung với bố mẹ trong cùng một gia đình. Họ thấy rằng nếu mẹ bị các triệu chứng trầm cảm thì nguy cơ con bị các vấn đề về cảm xúc hoặc hành vi cao hơn nếu cha bị trầm cảm.



Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện ra tỉ lệ các vấn đề hành vi và cảm xúc ở trẻ là:

·         25% nếu cả cha mẹ bị các triệu chứng trầm cảm

·         19% nếu mẹ bị các triệu chứng trầm cảm

·         11% nếu cha bị các triệu chứng trầm cảm

·         6% nếu cha mẹ không bị trầm cảm

Các tác giả tin rằng cần nghiên cứu thêm nhằm tìm ra các cách tốt hơn để xác định những ông bố bị các vấn đề về sức khỏe tâm thần.

Áp lực từ việc học, gia đình, xã hội… đang khiến cho tỷ lệ học sinh, sinh viên mắc bệnh về rối loạn tâm trí, rối loạn hành vi có chiều hướng gia tăng. Đó chính là bệnh trầm cảm ở học sinh.
Những biểu hiện “bất thường”

Theo thống kê từ Bệnh viện Tâm thần T.Ư, năm 2005, trong tổng số gần 5.000 người có biểu hiện “bất bình thường” đến khám, tư vấn, thì 30% là HS,SV. Theo điều tra của Bệnh viện Nhi T.Ư tại một số trường học thì cũng có tới 20% HS lo lắng, có biểu hiện của bệnh rối loạn tâm trí hay còn gọi là bệnh trầm cảm.

Vốn là một học sinh khá, nhưng từ lớp 9, sức học của Nguyễn Thị N. (hiện là học sinh lớp 12, trường THPT K) giảm sút. Em hay lảng tránh mọi người, sống khép mình, lo lắng về chuyện gì đó và nhất định không nói lý do. Trình trạng này kéo dài và ngày càng trầm trọng. Bố mẹ đưa N. đến Bệnh viện Tâm thần và mới vỡ lẽ N. đã bị rối loạn tâm trí ở thể nhẹ do hằng ngày em bị một thanh niên theo sát mỗi khi đến trường, gần đây thêm áp lực của kỳ thi đại học.

Trần Văn T., sinh viên Đại học Thương mại thấy mệt mỏi, chán nản, thờ ơ trước mọi chuyện vì… được bố quá cưng chiều về vật chất. Mẹ mất sớm, bố lấy vợ hai và ông đã bù đắp cho con bằng cách cho tiêu tiền thoải mái.

Có những trường hợp, nguyên nhân gây ra bệnh không do ngoại cảnh mà lại từ chính bản thân người bệnh và trường hợp của Nguyễn Thị L. , học sinh lớp 8 là một thí dụ. Bước vào tuổi dậy thì, nhưng do không hiểu biết về giới tính, không được người lớn hướng dẫn, giải thích nên em đã sợ hãi, lo lắng, mất tập trung, thiếu tự tin trong học tập cũng như cuộc sống. Trên đây là ba trường hợp điển hình được khám, tư vấn tại Bệnh viện Tâm thần trung ương.

Đâu là bệnh và cách điều trị?

Trầm cảm là dạng rối loạn tâm thần hay gặp, với triệu chứng rất đa dạng và phong phú như mất ngủ, mệt mỏi, uể oải. Đây là nguyên nhân gây ra tình trạng giảm sút khả năng học tập ở học sinh. Cảm giác buồn rầu, hoặc bực bội, khó chịu làm các em luôn rầu rĩ, cáu gắt vì những lý do không đâu. Đôi lúc các em cho mình là vô dụng, vì vậy muốn buông xuôi mọi việc, thậm chí xuất hiện ý nghĩ tiêu cực như tự tử hoặc gây gổ đánh nhau với người khác. Từ đó dẫn đến những rối loạn cơ thể như đau đầu, đau bụng, đau ngực, đánh trống ngực, đau cơ, ra nhiều mồ hôi, kém ăn, gầy yếu…

Đa số đến bệnh viện khám khi đã ở giai đoạn muộn, bệnh đã trở thành mạn tính nên việc điều trị khó khăn và kéo dài hơn. Vì thế, cha mẹ không được coi thường những triệu chứng này. Trầm cảm ở trẻ có thể xuất hiện không vì nguyên nhân trực tiếp mà do những dồn nén từ tuổi ấu thơ bùng phát vô ý thức thành bệnh, có thể do những đau đớn, khó chịu do sự phát triển quá nhanh của cơ thể ở giai đoạn dậy thì.

Theo các chuyên gia tâm lý và thần kinh, bệnh trầm cảm hay rối loạn tâm trí là bệnh do hoạt động của não bộ bị rối loạn gây nên, tạo thành những biến đổi bất thường trong ý nghĩ, cảm xúc, hành vi và tác phong của người bệnh. Điều trị trầm cảm bằng cách an ủi, động viên, trò chuyện có hiệu quả đối với các em bị nhẹ.

Điều cần thiết để chống lại cảm giác trầm cảm là bản thân người mắc cần có ý chí, biết quan tâm đến chính mình và vận động thân thể. Thầy thuốc sẽ cho thuốc chống trầm cảm, kết hợp với tâm lý liệu pháp và tư vấn. Trầm cảm là một trong những bệnh điều trị có hiệu quả nhất. Khi đã được chẩn đoán và điều trị đúng đắn, hơn 80% người trầm cảm đã hồi phục và trở lại cuộc sống bình thường, nhưng nếu không được điều trị thì có thể dẫn đến kết quả tồi tệ, thậm chí là tử vong.

Lối sống thiếu vận động thường xuyên, cộng với chế độ ăn uống không lành mạnh chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh sỏi thận.

Chế độ ăn uống không lành mạnh là ăn quá nhiều chất bột, thịt, tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu chất kiềm, gia vị cay nóng. Ăn mặn cũng là một trong những con đường hình thành sỏi nhanh nhất.

Phương cách giúp ngừa sỏi thận là năng vận động, uống nhiều nước (từ 8-15 ly/ngày) và không ăn quá 6g muối mỗi ngày. Nên bổ sung thêm trái cây, rau quả tươi, sữa chua đã gạn kem trong các bữa ăn hằng ngày.

Mía ngừa bệnh sỏi thận

Một nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Viện Dinh dưỡng Ấn Độ cho thấy mía không chỉ có công dụng giải khát, cung cấp năng lượng tốt mà còn rất hữu hiệu trong việc ngừa bệnh sỏi thận do có tác dụng cải thiện bàng quang.

Mía cũng có thể góp phần trị bệnh vàng da, thiếu máu và táo bón. Với nguồn khoáng chất phong phú, mía còn giúp tăng sức dẻo dai cho cơ bắp, đặc biệt là cơ tim. Riêng những ai bị chảy máu cam, nấc cụt hay nhức đầu, dùng một ít mía sẽ rất hiệu nghiệm.

Theo thống kê, tỷ lệ người Việt Nam mắc bệnh cao huyết áp vào khoảng 16%. Bệnh cao huyết áp nặng dễ dẫn đến những biến chứng như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận.
Đáng lưu ý bệnh cao huyết áp thường diễn tiến âm thầm, không triệu chứng rõ ràng, bệnh nhân chỉ phát hiện tình cờ hoặc khi có biến chứng. Cùng với cao huyết áp, bệnh mạch vành cũng đang gia tăng ở nước ta, do liên quan đến lối sống, chế độ ăn uống và làm việc. Ước tính có hàng triệu người Việt Nam mắc bệnh mạch vành và khoảng 10% số đó tử vong do nhồi máu cơ tim.
Bạn quan tâm đến bệnh cao huyết áp và bệnh mạch vành vì bạn hoặc người thân trong gia đình bạn có nguy cơ mắc các bệnh này? Hoặc bạn, người thân của bạn, đang mắc bệnh cao huyết áp, bệnh mạch vành cần tìm hiểu rõ hơn về bệnh và cách phòng ngừa để bệnh không tiến triển xa? Hai chuyên gia tim mạch tên tuổi: Phó giáo sư – tiến sĩ Võ Thành Nhân – trưởng khoa tim mạch can thiệp bệnh viện Chợ Rẫy, và Thạc sĩ – bác sĩ Hồ Quỳnh Quang Trí – trưởng khoa hồi sức Viện Tim TP.HCM tham gia buổi giao lưu trực tuyến: “Phòng chống bệnh tim mạch, sát thủ lạnh lùng” diễn ra từ lúc 9 giờ đến 11 giờ ngày thứ bảy, 27.9.2008 tại toà soạn Sài Gòn Tiếp Thị. Tại buổi giao lưu này, các chuyên gia làm rõ những vấn đề xoay quanh việc thay đổi lối sống và dinh dưỡng để phòng ngừa bệnh, cách sống chung hòa bình với bệnh, cách nhận diện những triệu chứng nguy hiểm để đưa bệnh nhân đến bệnh viện kịp thời… Và còn nhiều khía cạnh khác liên quan cần được làm sáng tỏ: Đời sống tình dục đối với người mắc bệnh tim mạch như thế nào? Người bệnh tim có thể sinh con được hay không? Cao huyết áp là bệnh di truyền? Nhồi máu cơ tim chỉ là chuyện của nam giới, nữ giới không bao giờ mắc?…
Kính xin bác sĩ vui lòng cho tôi được biết: tại sao lại có triệu chứng NGOẠI TÂM THU (tim đập vài nhịp lại ngưng một nhịp). Chứng bệnh này có nặng không? Xin chân thành cảm ơn bác sĩ. (Nguyễn Mạnh Tường)
BS Quang Trí: Ngoại tâm thu có nghĩa là nhát tim đập sớm. Đó có thể là biểu hiện của nhiều rối loạn khác nhau từ nhẹ đến nặng (Tình trạng cường giao cảm, bệnh mạch vành, suy tim,…). Ngoại tâm thu có nguy hiểm hay không là tuỳ thuộc bệnh tim nền. Bạn nên đến khám tại cơ sở y tế để được chẩn đoán bệnh và điều trị thích hợp.
Tôi 52 tuổi, bị đau đầu dữ dội, đo huyết áp lên tới 170/118, phải đi cấp cứu, qua xét nghiệm bác sĩ kết luận: rối loạn tiền đình, rối loạn tiền mãn kinh, viêm xoang sàng 2 bên dày đặc, đau đầu do “vận mạch”; mặc dù đã uông thuốc nhưng bệnh chỉ bớt tạm thời chứ không hết, hiện đầu vẫn cứ đau âm ỉ hoài và huyết áp không ổn định. Xin bác sĩ cho lời khuyên, cám ơn bác sĩ. (Nguyễn Thiên Ân)

Sơ đồ hình thành mảng xơ vữa trong lòng mạch máu
BS Quang Trí: Huyết áp của ông 170/118 là rất cao. Ngoài việc gây ra triệu chứng chóng mặt, đau đầu, huyết áp cao không được điều trị tốt sẽ làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim (đau tim). Ông nên đến khám tại một cơ sở chuyên khoa (khoa tim mạch các bệnh viện trong thành phố hoặc Viện tim) để được khám chữa bệnh thích hợp. Bệnh tăng huyết áp là bệnh mãn tính nên phải điều trị suốt đời. Ngoài ra khi đến khám, bác sĩ sẽ làm các xét nghiệm để phát hiện các bệnh kèm theo (đái đường, rối loạn lipid máu) và điều trị.
Vợ tôi 26 tuổi, gần ngày sinh con được bác sĩ kết luận bị tiền sản giật nhẹ vì huyết áp cao. Sau đó do nhau quấn cổ nên phải mổ lấy bé. Sau khi sinh xong, nằm viện theo dõi 5 ngày thì huyết áp ổn định. Nhưng khi về nhà, đo huyết áp thì rất cao. Bác sĩ cho hỏi, liệu vợ tôi có bị huyết áp về sau không? Có cách nào tránh được không? Từ trước đến giờ vợ tôi chưa từng bị cao huyết áp. (Nguyễn Vinh Phú)
BS Quang Trí: Tiền sản giật là tăng huyết áp xuất hiện sau tuần lễ thứ 20 của thai kỳ, thường kèm theo phù và tiểu đạm. Thông thường những phụ nữ bị tiền sản giật có huyết áp trở về bình thường sau khi sinh. Nếu sau khi sinh khá lâu rồi mà huyết áp vẫn cao thì nên đi khám tại cơ sở y tế để được theo dõi, điều trị thích hợp.
Có một mẩu tin đăng báo (không nhớ rõ xuất xứ) là thuốc tim mạch kị với bưởi vì có những hoạt chất hóa giải lẫn nhau, trong khi ăn bưởi lại có lợi cho việc chữa bệnh tim mạch. Xin bác sĩ cho biết có đúng như vậy không? Nếu đúng thì tại sao? Chân thành cảm ơn bác sĩ! (Le Bao)

Bs. Thành Nhân: Không có chứng cứ nào cho thấy ăn bưởi có lợi cho việc chữa bệnh tim mạch. Nói chung, ăn các loại trái cây tươi giàu vitamin (chứ không phải chỉ là bưởi) đều có lợi cho sức khỏe. Mặt khác, có nhiều nghiên cứu cho thấy nước bưởi uống chung với một số thuốc tim mạch thì có thể làm giảm hoạt tính của thuốc. Tuy nhiên cũng nên nhớ là trong các nghiên cứu này người ta dùng nước từ trái bưởi Tây chứ không phải trái bưởi của Việt Nam. Dù sao, nếu thận trọng thì nên ăn bưởi cách xa các cữ uống thuốc vài giờ đồng hồ.
Chào các bác sĩ, em mắc bệnh này (có phải gọi là bệnh không?): cứ mỗi khi em uống cafe buổi sáng là tim em đập nhanh, hơi khó thở hơn khi không uống cafe, đặc biệt là khi uống cafe vào buổi sáng, buổi tối vẫn uống mà không có tình trạng như vậy. Xin bác sĩ cho biết như vậy có bệnh gì về tim không? (Huỳnh Đức Ánh)
BS Thành Nhân: Tim đập nhanh khi uống cà phê không phải là một dấu hiệu của bệnh tim. Đó có thể là do sự nhạy cảm quá mức với chất kích thích có trong cà phê (nói một cách dễ hiểu là do tạng người). Nếu bị cảm giác hồi hộp khi uống cà phê thì hoặc pha cà phê loãng hơn hoặc dùng loại cà phê đã khử caffeine.
Tôi từng bị nhồi máu cơ tim, ghiền cà phê nặng, vậy có nên uống tiếp cà phê không hay nên bỏ? Cám ơn bác sĩ. (Trần Văn Tiến)
BS Quang Trí: Khi xét nghiệm máu để đo nồng độ các loại lipid (chất béo), người ta sẽ cho kết quả của 3 loại lipid là: LDL-cholesterol, HDL-cholesterol và TG. LDL-cholesterol và TG là những lipid ”xấu”, có nghĩa là nồng độ các chất này càng cao thì càng dễ mắc bệnh tim. HDL-cholesterol là lipid “tốt”, nồng độ chất này càng cao thì càng bảo vệ tim. Nếu Ông đã có bệnh mạch vành thì nên duy trì LDL-cholesterol dưới 100mg/dl. Ông cần đi khám tại một cơ sở chuyên khoa (phòng khám tim mạch các bệnh viện hoặc Viện tim) để được điều trị thích hợp. Hiện có nhiều thuốc để điều trị cholesterol cao. Việc lựa chọn thuốc phù hợp là do bác sĩ. Thuốc phải uống rất lâu dài để ngừa các biến chứng của bệnh.
Mẹ tôi 59 tuổi, bị cao huyết áp 10 năm nay. Cách đây 2 tuần mẹ tôi phải nhập viện vì 1 cơn đau thắt ngực dữ dội, bác sĩ chẩn đoán mẹ tôi bị đau thắt ngực không ổn định, được bác sĩ điều trị đến nay đã xuất viện. Mẹ tôi được bác sĩ cho uống các loại thuốc khác nữa: Crestor, Aspirin và Plavix mỗi ngày. Xin bác sĩ cho biết đau thắt ngực không ổn định có giống nhồi máu cơ tim không? Nặng hay nhẹ hơn? Aspirin và Plavix có công dụng gì? Và mẹ tôi phải uống trong bao lâu?

BS Quang Trí: Đau thắt ngực không ổn định giống nhồi máu cơ tim ở chỗ cả 2 chứng này đều do cục máu đông gây tắc động mạch vành (động mạch nuôi quả tim). Trong đau thắt ngực không ổn định, cục máu đông không gây tắc hoàn toàn động mạch vành; còn trong nhồi máu cơ tim cấp, cục máu đông gây tắc hoàn toàn động mạch vành. Do đó, đau thắt ngực không ổn định nhẹ hơn nhồi máu cơ tim. Dù vậy, nếu không điều trị thích hợp thì nguy cơ chết và biến chứng tim mạch về lâu dài của người bệnh rất cao. Aspirin và Plavix là những thuốc có công dụng ngăn ngừa cục máu đông trong động mạch vành. Sau đau thắt ngực không ổn định, người bệnh phải uống Aspirin suốt đời (nếu dung nạp được) và Plavix trong ít nhất 1 năm.
Năm tôi 26 tuổi, khám sức khỏe định kỳ thấy huyết áp 180/110 mmHg, sau đó được đưa đi làm xét nghiệm tìm nguyên nhân, nhưng cuối cùng kết luận “Cao huyết áp ở người trẻ tuổi” và cho uống thuốc cao huyết áp loại gì tôi không nhớ, trong vòng 10 ngày. Sau đó vì tôi bận làm, hơn nữa lại chẳng thấy mình bị sao cả nên không điều trị nữa. Năm nay tôi 36 tuổi, tôi khám lại thấy huyết áp chỉ dao động ở mức 130/85-140/90 mmHg, tôi không muốn điều trị cao huyết áp có được không? (Tram Huong)
BS Quang Trí: Bạn nên đi khám lại tại một cơ sở y tế để được đo huyết áp đúng kỹ thuật. Nếu nghi ngờ, bác sĩ có thể cho làm thêm một phương pháp chẩn đoán là “Holter huyết áp 24 giờ” để theo dõi liên tục huyết áp của bạn trong 24 giờ, từ đó có thể khẳng định là bạn có tăng huyết áp và cần điều trị hay không.
Tôi bị cao huyết áp hơn 2 năm nay, xin bác sĩ cho biết tôi uống một loại thuốc cao huyết áp lâu ngày có bị lờn thuốc hay tác hại gì không? (Kieu Chinh)
BS Quang Trí: Trong điều trị tăng huyết áp không có khái niệm “lờn thuốc”. Tuy nhiên đôi khi có những bệnh nhân đang có huyết áp ổn định với một thuốc hạ huyết áp đột nhiên bị vọt huyết áp lên. Nguyên nhân có thể là do bệnh nhân quên cữ thuốc, không kiêng cữ tốt (ăn mặn) hoặc uống kèm một số thuốc có tác dụng tăng huyết áp (ví dụ thuốc co mạch để trị sổ mũi, thuốc kháng viêm). Một số trường hợp có thể là do bệnh tiến triển nặng hơn (ví dụ hẹp động mạch thận mới xuất hiện hoặc tăng nặng, hoặc suy thận tiến triển nặng hơn). Chính vì vậy bệnh nhân tăng huyết áp cần đến theo dõi thường xuyên tại một cơ sở y tế để được điều trị thích hợp.
Kính gửi báo SGTT, vừa qua tôi có đi thử máu tại 248 Nguyễn Chí Thanh – Q.10, kết quả cho biết: Tôi bị cholesterol 3 loại đều cao và banh vành tim. Tim mạch và lượng đường huyết tốt. Nay tôi không biết nên uống thuốc và điều trị lâu dài tại đâu? Chân thành cảm ơn! (Y A KIU)
BS Quang Trí: Khi xét nghiệm máu để đánh giá lượng lipid (chất béo), người ta thường đo nồng độ trong máu của 3 loại lipid là LDL-cholesterol, HDL-cholesterol và TG. LDL-cholesterol và TG là những lipid “xấu”, nồng độ các chất này càng cao thì càng dễ mắc bệnh tim. HDL-cholesterol là lipid “tốt”, nồng độ chất này càng cao thì càng bảo vệ tim. Nếu LDL-cholesterol cao, TG cao và/hoặc HDL-cholesterol thấp thì nên đến khám tại một cơ sở chuyên khoa (Viện Tim TP.HCM hoặc khoa tim mạch các bệnh viện đa khoa) để được điều trị thích hợp.
Hiện nay tôi nghe nói trên nhiều báo đài nói về bệnh huyết khối do xơ vữa động mạch, thưa bác sĩ có phải bệnh này gây ra nhồi máu cơ tim và đột quị không? Làm thế nào để phòng ngừa và điều trị bệnh này như thế nào?
BS Quang Trí: Bệnh huyết khối do xơ vữa động mạch có nguồn gốc là cục máu đông xuất hiện tại chỗ vỡ của mảng xơ vữa động mạch. Cục máu đông có thể gây tắc động mạch và gây hoại tử vùng mô hoặc cơ quan được tưới máu bởi động mạch này. Nếu cục máu đông xuất hiện và gây tắc động mạch vành (động mạch nuôi quả tim)thì sẽ gây ra nhồi máu cơ tim cấp. Nếu cục máu đông xuất hiện và gây tắc động mạch ở não thì sẽ gây ra đột quị.
Để phòng ngừa bệnh phải phòng ngừa và điều trị tốt xơ vữa động mạch. Cụ thể là: có lối sống lành mạnh (vận động thể lực thường xuyên, ít nhất 30 phút mỗi ngày, ăn ít chất béo, nhiều rau quả, không hút thuốc lá), kiểm soát tốt huyết áp nếu có tăng huyết áp, kiểm soát tốt đường huyết nếu có đái đường và kiểm soát tốt cholesterol nếu có tăng cholesterol. 
Chào bác sĩ, tôi có tiền sử bị bệnh khớp, dạo này tôi thấy đau thắt ở ngực trái rồi có những lúc đau âm ỉ v à cảm thấy rất mệt, như vậy tôi bị đau tim không? (Nguyen Thanh Huong)
BS Quang Trí: Đau ở ngực trái có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau: đau tim, đau cơ ngực, đau dây thần kinh, đau màng phổi. Do đó, chỉ dựa vào dấu hiệu đau ngực trái thì không thể xác định có bị đau tim hay không. Bạn nên đến khám tại 1 cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.
Tôi đo ở nhà chỉ 125/83 mạch 72. Khám ở cơ quan thì lại 165/96 mạch 108. Đo điện tâm đồ bình thường, xin hỏi tại sao? Có phải uống thuốc không? (Võ Đăng Khoa)
BS Thành Nhân: Trị số huyết áp dao động trong ngày chứ không ổn định. Huyết áp thường cao vào buổi sáng và buổi chiều. Hơn nữa, huyết áp còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như tình trạng gắng sức, lo lắng, sau khi hút thuốc lá, uống cà phê…. Do đó thông thường thì trước khi đo huyết áp không nên hút thuốc lá, uống cà phê trước đó và nên ngồi nghỉ từ 15 đến 20 phút trước khi đo. Nếu đã loại trừ tất cả các yếu tố làm tăng huyết áp như đã kể trên thì còn 2 nguyên do có thể giải thích được hiện tượng mà bạn đang thắc mắc:
1. Hai máy đo huyết áp không giống nhau, 1 trong 2 máy bị sai hoặc có thể 2 máy đều sai. Máy đo huyết áp chính xác nhất là máy đo thủy ngân.
2. Hiện tượng “áo choàng trắng”: do yếu tố tâm lý một số bệnh nhân khi tiếp xúc với nhân viên y tế thường căng thẳng, lo lắng nên huyết áp tăng.
Trước đây để phòng ngừa hoặc điểu trị việc hình thành huyết khối, aspirine loại 81mg vẫn được dùng. Phải chăng gần đây có hai quan điểm trái ngược nhau về phương pháp điều trị này, một phía cho là tốt, phía khác cho là không. Vậy nên theo bên nào? (VŨ HƯNG)

Phân bố nguyên nhân gây tử vong (nguồn: Tổ chức Y tế thế giới – WHO)
BS Quang Trí: Các nghiên cứu đã chứng minh là Aspirin với liều từ 75 đến 1500mg/ngày có hiệu quả ngăn ngừa huyết khối và phòng ngừa đau tim. Tuy nhiên, liều Aspirin càng cao thì nguy cơ bị tổn thương niêm mạc dạ dày càng lớn. Biểu hiện của tổn thương niêm mạc là loét và đôi khi là xuất huyết tiêu hóa,. Vì lý do đó, hiện nay các thầy thuốc có khuynh hướng dùng Aspirin liều thấp để phòng ngừa đau tim. Viên Aspirin 81mg phù hợp cho việc dùng kéo dài để phòng ngừa đau tim.
Xin bác sĩ cho biết các triệu chứng phát bệnh nhồi máu cơ tim, cảm ơn! (Diep Cam Ban )

Cấp cứu nhồi máu cơ tim tại BV Đại học Y dược
Bs. Thành Nhân:
Các triệu chứng của nhồi máu cơ tim:
- Đau giữa ngực sau xương ức
- Tính chất đau thắt hoặc đè nặng làm khó thở
- Cường độ đau: rất nhiều. Bệnh nhân trước khi vào nhồi máu cơ tim thường có các cơn đau thắt ngực trước đó và cường độ đau của lần này là nặng nhất. Đau thường lan lên cổ, hàm dưới và hai tay, thường là tay trái. Thời gian đau kéo dài 15 phút.
- Cơn nhồi máu thường xảy ra sau hoạt động gắng sức thể lực quá mức hoặc xúc động mạnh.
- Thường có những triệu chứng toàn thân đi kèm như vả mồ hôi, cảm giác lo lắng.
- Tuy nhiên trong một số trường hợp các tính chất mô tả trên có thể không đầy đủ hoặc không điển hình.
Xin chào bác sĩ! Tôi năm nay 28 tuổi, Nhịp tim của tôi trung bình 85-90 nhịp/phút (không có chất kích thích như café, thuốc lá, chất có cồn…) từ nhỏ đến bây giờ, tuy nhiên thể trạng tôi vẫn bình thường, sinh hoạt thể thao tuy có hơi mệt nhưng vẫn được. Tôi đã có gia đình và vẫn sinh hoạt đều đặn. Như vậy tôi có phải bị bệnh tim không? Giải pháp tốt nhất là như thế nào? (Dương Thanh Toàn)
BS Quang Trí: Tần số tim mạch trung bình 85 -90 nhịp/phút là hơi nhanh. Tần số tim nhanh có thể là do tạng người (thường gặp ở những người ít vận động thể lực) nhưng cũng có thể là do 1 bệnh (cường giáp, thiếu máu mạn). Nếu là do tạng mạch nhanh thì không nguy hiểm. Nhưng nếu do bệnh thì có thể nguy hiểm nếu không được chữa trị sớm. Bạn nên đi khám tại 1 cơ sở y tế khi có điều kiện.
Bs. Thành Nhân: Nhịp tim bình thường từ 60-100 nhịp/phút. Như vậy, nhịp tim của bạn vẫn còn trong giới hạn bình thường. Vấn đề bạn có bệnh tim hay không thì cần phải khám và làm một số xét nghiệm mới có thể trả lời chính xác.
Cha tôi 65 tuổi, khám tổng quát lấn 1 HA 170/90, lần 2 HA 184/77, kết luận cao huyết áp, tăng axit uric, van động mạch chủ dày nhẹ hở 1/4. Như vậy có nguy hiểm không và chế độ chăm sóc như thế nào cho phù hợp? (Vũ thu Ngà)
BS Quang Trí: Huyết áp đo cả 2 lần như vậy đều là cao. Cao huyết áp nếu không được điều trị tốt sẽ làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận. Do vậy, nên khuyên ông cụ đến khám sớm tại 1 cơ sở y tế để được điều trị thích hợp. Khi điều trị tăng huyết áp phải đưa huyết áp xuống dưới mức 140/90. Ngoài ra, tại cơ sở y tế các bác sĩ sẽ cho làm các xét nghiệm để phát hiện các bệnh kèm theo (tăng cholesterol máu, đái đường) và điều trị luôn. Cần nhớ là bệnh cao huyết áp là bệnh mãn tính nên phải uống thuốc suốt đời.

Ba tôi 68 tuổi, tiền sử hút thuốc lá, cao huyết áp và tiểu đường đã điều trị nhiều năm nay. Cách đây 1 tháng ba tôi bị nhồi máu cơ tim, nhập viện Chợ Rẫy và được bác sĩ cứu sống bằng phương pháp can thiệp mạch vành. Xin Bác sĩ cho biết: Các loại thuốc nào ba tôi cần phải uống thường xuyên để không bị tái phát nhồi máu cơ tim? Và phải uống trong bao lâu? Chế độ ăn uống và tập luyện cho ba tôi như thế nào? (Lê Quỳnh Châu)
Bs. Thành Nhân: Tất cả các bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp nhập bệnh viện trong khoảng “thời gian vàng” là trong vòng 12 tiếng kể từ khi đau ngực thì đều có chỉ định chụp mạch vành bằng thuốc cản quang, và nếu hình thái tổn thương thích hợp thì đều có chỉ định can thiệp mạch vành. Đây thật sự là phương pháp điều trị tối ưu nhất hiện nay.
Tất cả các loại thuốc mà ba chị cần phải uống thường xuyên dưới sự theo dõi thường xuyên của 1 bác sỹ chuyên khoa để giảm (chứ không chặn đứng được) nguy cơ tái phát nhồi máu cơ tim là Aspirin, Plavix, Statin, Thuốc ức chế Bêta, Thuốc ức chế men chuyển (hoặc ức chế thụ thể Angiotensin 2) và thời gian dùng thuốc là suốt đời. Bên cạnh đó, bệnh nhân phải ngưng hút thuốc lá hoàn toàn, điều trị tốt tình trạng cao huyết áp (huyết áp dưới 130/80mmHg) và bệnh lý tiểu đường (HbA1C < 7). Chế độ ăn như vậy phải cử ngọt, cử mặn, cử béo, ăn nhiều rau cải và tập luyện thể lực như đi bộ nhiều trong khả năng của bệnh nhân.
Tôi bị mỡ trong máu rất cao, đi BS nói chữa khó hết, nếu giảm được mỡ trong máu thì men gan lại cao. Xin hỏi như vậy có đúng không? Có cách nào chữa hết mỡ trong máu mà không làm ảnh hưởng tới men gan? Cám ơn BS (Vũ Lan Phương, Q3)
BS Thành Nhân: Khi mỡ trong máu cao thì ngoài các biện pháp điều trị không dùng thuốc như luyện tập thể lực, kiêng ăn chất béo, đa số bệnh nhân phải dùng thêm thuốc. Có nhiều loại mỡ khác nhau trong máu có thể cao và tuỳ theo từng loại mỡ mà loại thuốc dùng điều trị cũng khác nhau. Một số thuốc có thể làm tăng men gan ở một số ít bệnh nhân, tuỳ theo liều lượng sử dụng. Do đó, có thể điều trị mà không làm ảnh hưởng tới men gan. Chị nên tới khám ở một bác sĩ chuyên khoa tim mạch để được tư vấn cụ thể hơn.
Tôi năm nay 66 tuổi. Bác sĩ chẩn đoán RCTTNCB/SMN/ST2/CMI/HTA huyết áp đã ổn 140/80,chỉ số EF 44%. Tôi đã chụp động mạch vành năm 2006. Xin hỏi bác sĩ: – Bao lâu thì tôi phải chụp lại động mạch vành? Lúc nào thì cần thiết gắn thiết bị trợ giúp 2 buồng thất? Xin cảm ơn bác sĩ (Nguyễn Đức)
BS Thành Nhân: Tuỳ theo kết quả chụp động mạch vành năm 2006 mà bác sĩ điều trị của bác sẽ cho hướng dẫn cụ thể về thời điểm chụp kiểm tra lại. Chỉ định gắn thiết bị trợ giúp 2 buồng thất tuỳ thuộc vào triệu chứng lâm sàng của bác có cải thiện khi được điều trị hay không, kết quả điện tâm đồ và siêu âm tim. Dựa trên chẩn đoán mà bác đang có, chúng tôi nghĩ ở thời điểm hiện tại bác chưa có chỉ định đặt thiết bị trợ giúp 2 buồng thất. Tuy nhiên, bác nên theo dõi và điều trị định kỳ đều đặn ở một bác sĩ chuyên khoa.
Khi tập thể dục xong, thời gian tập là 1 giờ. nếu đo liền là 140/80, mạch 84. Nhưng nếu nghỉ khoảng 5′ đo lại thì cũng khoảng 125/82 mạch 72. Khi khám sức khoẻ tại cơ quan là 167/95 mạch 108. Đo điện tâm đồ thì bình thường. Tuy nhiện vào thời gian đó, tôi đo ở nhà thì cũng là 125/82. Xin được hỏi có phải như vậy là tăng huyết áp hay không ? Có phải uống thuốc không. Khi đo tại cơ quan và ở nhà cũng đều bằng máy đo điện tử. (Lê quốc Hưng)

Một ca mổ tim ở Viện Tim TP.HCM. Ảnh: Phan Sơn
BS Quang Trí: Máy đo huyết áp chuẩn là máy dùng cột Hg. Máy đo điện tử có thể cho kết quả không chính xác nếu không được cân chỉnh đúng. Mặt khác, có nhiều người không có bệnh tăng huyết áp nhưng có huyết áp tăng nhiều khi đi khám tại 1 cơ sở y tế. Tình trạng này gọi là “tăng huyết áp áo choàng trắng”. Để xác định có tăng huyết áp hay không, bạn nên đến khám tại 1 cơ sở y tế để được đo huyết áp đúng kỹ thuật. Nếu Bác sĩ nghi ngờ tăng huyết áp áo choàng trắng thì có thể cho làm thêm 1 nghiệm pháp chuẩn đoán là Holter huyết áp 24h. Để làm nghiệm pháp này, phải mang 1 máy đo huyết áp trên người trong suốt 24h. Máy sẽ tự động đo huyết áp mỗi 15-30 phút và ghi nhận lại trong bộ nhớ. Sau khi chấm dứt 24h, người bệnh mang máy trở lại cơ sở y tế và bác sĩ sẽ phân tích kết quả để kết luận là có bệnh tăng huyết áp hay không.
Cách đây 1 năm, tôi có đi đo điện tim và siêu âm, kết quả điện tim bình thường, còn siêu âm cho kết luận : – Sa nhẹ van 2 lá – Hở van 2 lá 1 phần 4 do sa van. Còn các kết quả khác thì bình thường, huyết áp tôi cũng bình thường. Cho hỏi: Tim tôi có bệnh gì không? Nếu có, cách điều trị là như thế nào? Tôi tập thể dục, chạy bộ rất mau mệt và khó thở. Hỏi có nên duy trì tập như vậy nữa hay không? (Phạm Văn Hậu)
BS Thành Nhân:

TS – BS Hồ Huỳnh Quang Trí đang trả lời các câu hỏi của bạn đọc. Ảnh: A.Q
Dựa trên kết quả các xét nghiệm mà bạn cung cấp, chúng tôi nghĩ cách đây 1 năm bạn chưa mắc bệnh tim. Hiện tại, bạn nên kiểm tra lại. Vấn đề tập thể dục, chạy bộ thì mức độ tập luyện phụ thuộc vào sức bền. Bạn nên tập luyện ở một cường độ mà cơ thể bạn chấp nhận được một cách đều đặn hơn là tập luyện thật tích cực nhưng không đều.
Tôi bị nhồi máu cơ tim và được thông tim sau đó 1 tháng. Hiện sức khỏe tôi cảm thấy bình thường, tôi uống thuốc đã được 2 năm, hàng tháng tái khám tại bệnh viện Chợ Rẫy, siêu âm tim bác sĩ nói tim có bị sẹo, phình mõm, EF simson=50%. Xin bác sĩ cho biết như vậy có suy tim không? Có nguy hiểm lắm không, có nên cắt chỗ bị phình không? Xin cám ơn BS! (Đào Hoàng Đức)
BS Quang Trí: Người ta quy ước EF >= 50% là chức năng tim còn tốt, EF <50% là có rối loạn chức năng tim. Như vậy EF của anh ở ngay giới hạn. Một số trường hợp EF < 50% có biểu hiện mệt, khó thở khi gắng sức, những trường hợp này được xác định là có suy tim. Nhưng cũng có một số trường hợp EF <50% mà người bệnh không có biểu hiện mệt, khó thở khi gắng sức. Nếu anh sinh hoạt bình thường, không có mệt, khó thở khi gắng sức thì không có suy tim. Anh nên tái khám và uống thuốc đều đặn theo toa bác sĩ. Phẫu thuật cắt chỗ phình không cần thiết đối với anh.
1. Huyết áp ban đầu của tôi là 160/80 mm/Hg. Bác sĩ điều trị bằng CEREPRIL 5mg,mỗi ngày ½ viên hơn một năm nay. Hiện nay huyết áp là 130 mm/Hg. Xin hỏi tôi có thể bỏ thuốc này và uống thay thế bằng trà CASORAN của công ty Traphaco không?(thành phần gồm có hoa hòe, cỏ ngọt, dừa cạn, tâm sen, cúc hoa). Nếu được thì liệu trình thay thế như thế nào? 2.Xin cho biết loại máy đo huyết áp điện tử bắp tay hiệu gì có độ chính xác nhất. 3.Với huyết áp như của tôi thì có bắt buộc phải điều trị suốt đời không? (Nguyễn Thị Như Tâm)
BS Thành Nhân: Chúng tôi nghĩ bạn không nên ngưng thuốc bạn đang điều trị vì kết quả hiện đang rất tốt. Hiệu quả của các loại thảo dược trong kiểm soát huyết áp hiện chưa được chứng minh một cách khoa học. Bệnh lý tăng huyết áp là một bệnh lý mãn tính do quá trình lão hoá, nên bạn phải điều trị suốt đời. Về tính chính xác của các loại máy đo huyết áp thì máy đo huyết áp thuỷ ngân là chính xác nhất. Các máy đo điện tử thì tiện dụng nhưng ít chính xác nhất.
Năm 2006 tôi bị hẹp van tim và đã nong van bằng bóng tại bệnh viện Chợ Rẫy khi đang mang thai 6 tháng. Hiện tôi khám định kỳ tại bệnh viện Tâm Đức và đang uống buổi sáng 1/2 viên betaloc zok 25mg và buổi tối là 1/2 vien Micardis 40mg. Kết quả siêu âm tim hiện nay là: hở van 2 lá 2/4,type AII2-IIIP, diện tích hở van 2cm2, chênh áp ngang van 9.5/4mmHg. Không vôi hóa. Hở van 3 lá 2/4 không tăng áp động mạch phổi. Xin hỏi tình trạng tim như vậy thì khoảng bao lâu phải thay van tim. Hiện nay trên thế giới có thể thay van mà không mổ hở được không? Nếu thay van thì ảnh hưởng sức khỏe về sau như thế nào. Xin cảm ơn. (Thái Thị Cẩm Thúy)
BS Quang Trí: Kết quả siêu âm tim của bạn cho thấy nong van 2 lá bằng bóng đã đạt kết quả tốt. Bạn cần được phòng ngừa thấp tim tái phát bằng Penicillin uống hoặc tiêm bắp dài hạn (theo chỉ định của bác sĩ). Nếu phòng ngừa thấp tim tái phát tốt thì sẽ kéo dài được thời gian cho đến lúc phải thay van tim. Có nhiều trường hợp vài chục năm sau khi nong van mới phải thay van tim lại. Hiện trên thế giới chưa có phương pháp thay van 2 lá mà không mổ hở. Đối với tình trạng bệnh của bạn, cần theo dõi bằng siêu âm tim định kỳ mỗi năm.
Thỉnh thoảng tôi bị đau tức giữa ngực, không lan xuống cánh tay hay cho nào khác. Bản thân ít nhậu, ít hút thuốc. Đi điện tim ở Hòa Hảo không phát hiện bệnh gì. Đau từng cơn một lúc rồi hết, lâu lâu mới bị đau. Tôi rất lo lắng, xin hỏi không biết tôi có bị bệnh gì không. Cảm ơn BS! (Phan Bá Quyền)
BS Thành Nhân: Điện tâm đồ ít chính xác, bệnh nhân có thể bị bệnh động mạch vành mà kết quả điện tâm đồ vẫn bình thường. Do đó, bạn cần làm thêm một số xét nghiệm khác. Bạn nên đến khám ở một bác sĩ chuyên khoa tim mạch để được tư vấn cụ thể hơn vì triệu chứng đau ngực không chỉ do bệnh động mạch vành mà còn có thể do rất nhiều nguyên nhân khác.
1. Có thể phát hiện sớm bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim? Nếu có, xin cho biết khám ờ đâu? Chi phí bao nhiêu? 2. Tôi bị cao huyết áp. Bác sĩ cho dùng: 1/Losartan potassium 50mg 2/Simvastatine Biogaran 20mg 3/Metoprolol 100. Dùng lâu dài có ảnh hưởng gì không? Xin cám ơn (Bảo Dũng)

Bs. Thành Nhân: Có thể phát hiện sớm bệnh mạch vành. Bạn nên đến khám ở các bác sĩ chuyên khoa tim mạch, với chi phí thay đổi tuỳ chỗ khám. Tất cả các loại thuốc đều có tác dụng phụ. Do đó, bạn nên đi khám định kỳ, đều đặn ở bác sĩ mà bạn đang điều trị để có thể phát hiện sớm các tác dụng phụ.
Xin được hỏi những dấu hiệu nào cho biết huyết áp đang tăng ngoài cách đo huyết áp? Được nghe uống rượu TỎI rất tốt cho huyết áp, xin hỏi có đúng không (Lê Quốc Phong)
BS Quang Trí: Trong một số trường hợp huyết áp tăng rất cao, người bệnh bị nhức đầu, chóng mặt, chảy máu cam. Tuy nhiên, trong đa số các trường hợp tăng huyết áp người bệnh không có triệu chứng. Sự nguy hiểm của bệnh tăng huyết áp chính là ở chỗ này vì người bệnh không triệu chứng nên không đi khám để được phát hiện bệnh. Chỉ khi xuất hiện biến chứng (tai biến mạch máu não, đau tim, suy tim, suy thận), người bệnh mới biết mình có tăng huyết áp. Do đó, người từ 40 tuổi trở lên và những người có tiền sử gia đình bệnh tim sớm từ 30 tuổi trở lên nên đi khám định kỳ để được kiểm tra huyết áp.
Tỏi có tác dụng giảm cholesterol trong máu nhưng rất yếu. Không thể dùng rượu tỏi để điều trị bệnh tăng huyết áp. Hiện có nhiều thuốc rất hữu hiệu trong việc điều trị tăng huyết áp (việc chọn thuốc phù hợp đối với từng người bệnh là do bác sĩ điều trị quyết định).
Kính thưa bác sĩ, tôi bị “nhồi máu cơ tim” vào năm 2000. Khi vào BV đã phát hiện thêm bệnh “đái tháo đường”. Từ khi xuất viện đến nay tôi vẫn thường xuyên khám bệnh theo dõi bệnh tim và đái tháo đường. Hiện tại đường huyết của tôi luôn ổn định từ 110mg đến 120mg/dl. Tôi chưa bị cao huyết áp. Tôi hiện vẫn phải uống thuốc mỗi ngày. Xin hỏi: tôi có thể bị nhồi máu cơ tim trở lại không? Trân trọng. (Trương Thanh Nghị)
BS Thành Nhân: Người đã từng bị nhồi máu cơ tim có nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim tái phát. Nếu bị đái tháo đường thì nguy cơ nhồi máu cơ tim tái phát còn cao hơn nữa. Những người đã từng bị nhồi máu cơ tim và có bệnh đái tháo đường có nguy cơ nhồi máu cơ tim tái phát rất cao nếu không điều trị tích cực. Do đó, ông nên uống thuốc đúng theo toa bác sĩ và tái khám rất đều đặn. Các thuốc cần thiết gồm: Kháng tiểu cầu (Aspirin và Plavix), thuốc chẹn bêta, thuốc ức chế men chuyển, thuốc nhóm Statin và thuốc điều trị đái tháo đường. Nếu điều trị tích cực như vậy sẽ giảm thiểu được nguy cơ nhồi máu cơ tim tái phát.
Bệnh rối loạn thần kinh tim thực vật có nguy hiểm không? Khi tôi mất ngủ nhiều thì xuất hiện hiện tượng tim dập nhanh, hồi hộp và thỉnh thoảng đau nhói đột ngột. Huyết áp thấp, ít hoạt động, lao động trí óc, rất mong bác sĩ tư vấn giùm. Cám ơn (Nguyen Khac Due)
BS Quang Trí: Rối loạn thần kinh thực vật là một loại rối loạn chức năng không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng sống, nên cũng cần được điều trị. Các biểu hiện bạn kể thường gặp trong rối loạn này. Tuy nhiên, cần đi khám tại cơ sở y tế để loại trừ những bệnh lý nguy hiểm hơn. Điều trị rối loạn thần kinh thực vật dạng nhẹ có thể được thực hiện bởi bác sĩ nội khoa tổng quát. Các dạng nặng cần được bác sĩ chuyên khoa tâm thần điều trị.
Theo tôi được biết, BV Chợ Rẫy là một trong những đơn vị đầu ngành về can thiệp mạch vành. Xin BS cho biết thủ tục như thế nào khi người nhà bị nhồi máu cơ tim? Thời gian vàng cho bệnh nhân khi bắt đầu cơn đau đến khi được can thiệp là bao lâu? Chi phí cho mỗi ca can thiệp mạch vành là bao nhiêu tiền? (Nguyễn Đan Phương)

Bs. Thành Nhân: Khi bạn có người nhà bị nhồi máu cơ tim thì bạn cứ đưa ngay vào khoa cấp cứu bệnh viện Chợ Rẫy, không cần thủ tục nào hết. “Thời gian vàng” là trong vòng 12 tiếng kể từ khi khởi phát đau ngực. Chi phí trong đa số các trường hợp cho mỗi ca can thiệp mạch vành đặt 1 stent là 33.800.000đ. Tuy nhiên, chi phí này có thể thay đổi tuỳ theo số lượng dụng cụ sử dụng (bệnh nhân phải đặt 1 hay nhiều stent) trong quá trình can thiệp. Đối với bệnh nhân có bảo hiểm y tế thì mức độ chi trả của bảo hiểm là 20.000.000đ.
Thưa bác sĩ, tôi thường thỉnh thoảng phiá bên trái ngực lâu lâu đau nhói 1 cái, như vậy có phải là đau tim không?Buổi sáng tôi thường đi bộ, nếu chạy thì cảm thấy rất mệt và thở như bị hụt hơi. (Xuan Hoang)
Bs. Thành Nhân: Triệu chứng mà bạn mô tả không đủ để chúng tôi đưa ra chẩn đoán. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra đau ngực, bạn nên đến khám ở 1 bác sĩ tim mạch để có chẩn đoán chính xác.

Xin chào bác sĩ, huyết áp của tôi 91/62, mạch 81. Tôi thường hay bị khó thở, có lúc hay bị ù tai bên tai trái, hai thái dương cũng bị ray rứt khó chịu. Tôi hiện giờ đang tham gia lớp thể dục dưỡng sinh thái cực quyền buổi sáng, nếu tập gắng sức một chút thì thấy hơi mệt. Bác sĩ có thể cho toi lời khuyên về giữ gìn sức khoẻ và chế độ ăn uống như thế nào và nên khám tổng quát ở đâu đạt yêu cầu ạ. (Nguyễn Thi Nhung)
Bs. Thành Nhân: Bạn nên đến khám ở 1 bác sĩ tim mạch để được tư vấn chính xác và cụ thể hơn.

Rượu là một thức uống khá phổ biến ở Việt Nam, cả ở thôn quê lẫn thị thành. Rượu đã trở thành một nét văn hóa trong đời sống ẩm thực của con người Việt Nam. Tuy nhiên, việc lạm dụng rượu đã dẫn tới những hậu quả khôn lường. Ngoài những bệnh do rượu chúng ta đã biết như xơ gan, viêm tụy cấp… thì còn một bệnh mà chính các cán bộ y tế cũng chưa thực sự để ý tới. Đó là bệnh cơ tim giãn do rượu.
Hình ảnh cơ tim bình thường và cơ tim giãn do rượu.
Cơ chế bệnh sinh
Khi uống rượu, cơ thể chúng ta tiếp thu chất ethanol từ rượu, và trải qua hai bước chuyển hóa trong gan.  Bước thứ nhất, enzyme ADH (alcohol dehydrogenase) chuyển hóa ethanol thành acetaldehyde. Bước thứ hai, enzyme ALDH2 (acetaldehyde dehydogenase) chuyển hóa acetaldehyde thành acetate, hay nói nôm na là axít axetic mà chúng ta thấy trong dấm.  Thật ra, acetate còn được chuyển hóa một lần nữa nhưng ở ngoài gan, và chúng ta sẽ không quan tâm ở đây.  Trong ba hoạt chất ethanol, acetaldehyde và acetate thì acetaldehyde được xem là độc hại nhất vì nó có khả năng gây đột biến gen và gây ung thư. Đặc biệt hơn, các nhà khoa học tại trung tâm nghiên cứu tim mạch – Trường đại học Wyoming, Laramie của Mỹ đã nghiên cứu và công bố vào năm 2008 rằng: acetaldehyde gây độc cho tế bào cơ tim, gây rối loạn chức năng, cấu trúc và chuyển hóa của tế bào cơ tim. Và ở những người nghiện rượu, uống rượu liên tục, lâu dài với số lượng lớn, khi mà acetaldehyde luôn xuất hiện trong cơ thể với nồng độ cao thì sẽ gây nên tình trạng tế bào cơ tim to ra có hình bầu dục rất kỳ lạ, tăng nhiều trọng lượng toàn bộ khối cơ, các buồng tim giãn nhiều. Hậu quả làm mất dần chức năng co bóp của cơ tim. Đó là bệnh cơ tim giãn.
Triệu chứng lâm sàng
Bệnh nhân có tiền sử uống rượu với số lượng lớn liên tục trong thời gian dài. Các dấu hiệu của bệnh diễn ra rất từ từ và bệnh nhân thường có một giai đoạn dài từ vài tháng đến vài năm hoàn toàn không có triệu chứng. Khi đến bệnh viện là đã có biểu hiện của suy tim. Ban đầu là biểu hiện của suy tim trái: khó thở khi gắng sức, khó thở khi nằm và khó thở về đêm. Giai đoạn nặng sẽ thấy có thêm các dấu hiệu của suy tim phải như phù ngoại biên, gan to, tĩnh mạch cổ nổi, cổ trướng. Có thể gặp các biểu hiện của hội chứng cung lượng tim thấp như mệt mỏi và suy nhược cơ thể.
Khám lâm sàng thường không có dấu hiệu đặc hiệu và đôi khi chỉ liên quan đến mức độ suy tim của bệnh nhân. Khám tim hay gặp nhịp nhanh, đôi khi có tiếng ngựa phi, tiếng thổi tâm thu do hở van hai lá và ba lá do giãn các buồng tim, mỏm tim xuống thấp và sang trái (giãn thất trái) hay giãn về phía mũi ức của thất phải. Khám phổi trong trường hợp ứ trệ tuần hoàn nhiều có thể thấy có ran ẩm, thở nhanh nông, tràn dịch màng phổi phối hợp. Khám bụng có gan to, phản hồi gan – tĩnh mạch cổ dương tính, nhưng đa phần các bệnh nhân có tĩnh mạch cổ nổi tự nhiên. Khám ngoại biên phát hiện phù chi dưới, phù toàn thân, chi lạnh, đầu chi tím.
Diễn biến tự nhiên của bệnh sẽ dẫn đến suy tim tăng dần và có thể bị tử vong trong bệnh cảnh suy tim nặng hay rối loạn nhịp. Tỷ lệ tử vong trong vòng 5 năm là 40 – 80%.
Dùng thuốc thế nào?
Người bệnh cần ngừng uống rượu. Đây là việc đầu tiên cần làm trong điều trị bệnh.
Điều trị nội khoa: nhằm mục đích ổn định tình trạng suy tim. Dùng các thuốc sau:
- Thuốc lợi tiểu: khi dùng thuốc lơi tiểu phải căn cứ vào chức năng thận và thể tích dịch trong cơ thể. Thường lựa chọn các loại lợi tiểu quai như furosemid, torsemid hay bumetanid.
- Thuốc giãn mạch: làm giảm gánh cho tim như ức chế men chuyển dạng angiotensin (coversyl), nitrat (nitromint) và hydralazin trong đó ức chế men chuyển dạng angiotensin là lựa chọn hàng đầu. Cần chú ý tác dụng hạ huyết áp tư thế của thuốc giãn mạch.
- Trợ tim: digitalis (digoxin) là thuốc được lựa chọn trong các trường hợp rung nhĩ có tần số thất cao.
- Thuốc kháng vitamin K (sintrom): cần được sử dụng khi bệnh nhân có huyết khối trong buồng tim, có rung nhĩ hay đã có tiền sử tắc mạch.
- Điều trị rối loạn nhịp: trong bệnh cơ tim giãn thường gặp nhiều khó khăn. Trong số các thuốc chống rối loạn nhịp thì amiodaron (cordaron) là thuốc dường như có hiệu quả và ít tác dụng phụ nhất.
- Thuốc chẹn bêta giao cảm: hiện duy nhất chỉ có carvedilol là thuốc được chấp nhận dùng để điều trị suy tim tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên các nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng các thuốc khác như bisoprolol hay metoprolol cũng có hiệu quả làm giảm tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân suy tim. Liều khởi đầu cần rất thấp và hết sức thận trọng khi nâng liều điều trị.
Điều trị phẫu thuật ghép tim: chỉ định trong các trường hợp suy tim nặng NYHA 3 hoặc 4 không đáp ứng với điều trị nội khoa (đã bao gồm cả chẹn bêta). Tuy nhiên phẫu thuật này tốn kém và mới chỉ thực hiện tại môt số trung tâm y học lớn.

Thứ Bảy, 7 tháng 9, 2013

 Có tới 45% người mắc chứng suy tim trong tổng số bệnh nhân tim mạch. Những triệu chứng của bệnh suy tim dưới đây có thể giúp bạn phát hiện bệnh dễ dàng hơn.


Tìm hiểu triệu chứng của bệnh suy tim 1
Tỷ lệ người mắc bệnh suy tim ngày càng tăng
Tim được coi là bộ phận quan trọng nhất của con người. Từ tim, máu sẽ được lưu thông tới toàn bộ cơ thể, đảm bảo việc cung cấp năng lượng sống cần thiết. Nguyên nhân bị suy tim do trên thành động mạch bị cholesterol bám lại khiến máu không thể lưu thông bình thường dẫn đến tình trạng tắc nghẽn, không truyền đủ lượng máu chứa oxy tới tim.
Chính yếu tố này đã làm xuất hiện một số triệu chứng của bệnh suy tim khá điển hình. Nếu tình trạng này kéo dài, tim sẽ bị tổn thương và để lại hậu quả nghiêm trọng,nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
Những triệu chứng của bệnh suy tim thường gặp :
-         Phần ngực hoặc giữa ngực đau nhói , sau đó cơn đau lan tới phần cổ, vai, bụng. Những cơn đau này thường chỉ kéo dài khoảng 2-3 phút khiến người bệnh không để ý và thường chủ quan coi đó là điều bình thường.
Tìm hiểu triệu chứng của bệnh suy tim 2
Đau nhói ngực có thể là triệu chứng của bệnh suy tim
-         Thời gian dài không được điều trị dẫn đến tình trạng tắc nghẽn tạm thời từ động mạnh vành dẫn đến người bệnh đau dữ dội. Cơn đau càng nặng hơn nếu như bạn vừa tập thể dục hoặc làm việc quá sức. Một số người thường nhầm lẫn triệu chứng của bệnh suy tim với đau thắt ngực. Điều quan trọng nhất để phân biệt chúng chính là vấn đề thời gian. Nếu cơn đau chỉ từ 1-2 phút, không kéo dài từ ngày này sang ngày khác thì bạn có thể yên tâm bởi đó chỉ là chứng đau thắt ngực, nghỉ ngơi và thư giãn sẽ giúp cơ thể trở lại trạng thái bình thường.
Tìm hiểu triệu chứng của bệnh suy tim 3
Buồn nôn cũng có thể là triệu chứng của bệnh
-         Người bị bệnh suy tim còn xuất hiện một số biểu hiện như: đổ mồ hôi, buồn nôn, thường hồi hộp, đánh trống ngực, bị tức ngực, khó thở, thường lo lắng vô cớ. Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, suy giảm thể lực, yếu ót, sắc da nhợt nhạt, có thể bị nôn và thậm chí là cấm khẩu…
Để có thể điều trị bệnh kịp thời và dứt điểm, bạn cần nhận rõ những triệu chứng của bệnh suy tim, tới bệnh viện để khám chữa kịp thời. Thêm vào đó, cần xây dựng một lối sống và chế độ dinh dưỡng hợp lí. Ngoài việc tập thể dục mỗi ngày, bạn nên ăn uống hợp lí, đúng giờ, ăn ít chất béo, đạm động vật, nhiều dầu mỡ và hàm lượng cholesterol cao. Tránh chịu áp lực tâm lý nặng nề, stress, thường xuyên mỉm cười và thư giãn cơ thể bất cứ khi nào có thể.
Design by Hao Tran | Blogger Theme by Sức khỏe sinh sản -