Hiển thị các bài đăng có nhãn viêm gan. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn viêm gan. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

Những ngày hè, nhiệt độ tăng cao, đi biển trở thành nhu cầu nghỉ ngơi cấp thiết của mọi người. Đi biển nghỉ ngơi tắm biển, ăn đồ nướng, uống bia, tận hưởng những ngày hè tuyệt vời bên gia đình bạn bè là việc mà ai cũng thích thú. Nhưng các bạn có biết các bác sĩ phòng khám 12 Kim Mã luôn nhắc nhở mọi người đi biển phải thật cẩn thận với viêm gan A không?


Tận hưởng kì nghỉ hè ở biển mà không lo viêm gan A
Mùa hè là mùa mà tỉ lệ lây nhiễm viêm gan A tăng cao. Nếu không biết cách khử trùng các chất bài tiết của người bệnh viêm gan A thì nguồn nước, hải sản và thực phẩm rất dễ bị nhiễm khuẩn, có khả năng làm lây lan rộng rãi viêm gan A trong cộng đồng.
Ngoài ra, nghêu sò ốc hết, thủy hải sản đều có khả năng nhiễm virus viêm gan A trong nguồn nước, nếu không được nấu chin hoặc ăn sống thì khả năng nhiễm virus viêm gan A là cực kì lớn.
Bác sĩ phòng khám 12 Kim Mã khuyến cáo bệnh nhân nên phòng trừ viêm gan từ trong cuộc sống hàng ngày bằng các việc đơn giản sau: tập các thói quen sinh hoạt lành mạnh, luôn rửa tay trước khi ăn, không uống nước lã, không ăn sống hay thực phẩm không chin kĩ, luôn sử dụng hoa quả rau xanh đã được rửa kĩ, thực phẩm bảo quản trong tủ lạnh khi sử dụng lại cần được nấu chín.
Đặc biệt là các thực phẩm gia công cần chú ý về nhiệt độ, thông thường,với 100 độ C trong 1 phút virus viêm gan A đã có thể mất đi hoạt tính, thêm nữa trong nhà cần tiêu diệt các loại côn trùng như ruồi gián… để tránh lây nhiễm virus viêm gan A. Ngoài ra, không nên đến các quán ăn nhỏ ven đường không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Tiêm phòng vaccine viêm gan A là cách tốt nhất và kinh tế nhất để phòng tránh viêm gan A một cách hiệu quả. Đồng thời, sau khi bệnh nhân lây nhiễm virus viêm gan A, triệu chứng đầu tiên là sốt, toàn thân mất sức, sợ dầu mỡ, buồn nôn, chóng mặt; niêm mạc, da vàng; các triệu chứng này lại rất dễ bị hiểu nhầm là cảm, phải lập tức đến bệnh viện kiểm tra, tránh để lâu.
Phòng khám 12 Kim Mã là cơ sở điều trị bệnh gan chuyên nghiệp của Hà Nội, có các thiết bị điều trị và chẩn đoán bệnh gan tiên tiến của quốc tế và đội ngũ các bác sĩ chuyên ngành nhiều kinh nghiệm lâm sàng phong phú, có thể phân tích tường tận bệnh tình của từng bệnh nhân, đưa ra các phương án điều trị thích hợp nhất cho từng bệnh nhân để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất, sớm lấy lại sức khỏe !
Nếu cần tư vấn thêm về những vấn đề liên quan đến sức khỏe, các bạn hãy gọi đến đường dây điện thoại 0437181999 để nghe bác sĩ Phòng khám 12 Kim Mã tư vấn miễn phí cho các bạn.

Thứ Tư, 11 tháng 9, 2013

Tác hại của viêm gan siêu vi

Tới nay, ngành y học đã xác định được 5 loại siêu vi có thể gây ra căn bệnh viêm gan nói trên, và đặt tên chúng theo thứ tự:


1. Siêu vi viêm gan A (SV A) gây ra bệnh VGSV A
2. Siêu vi viêm gan B (SV B) gây ra bệnh VGSV B
3. Siêu vi viêm gan C (SV C) gây ra bệnh VGSV C
4. Siêu vi viêm gan D (SV D) chỉ gây ra viêm gan khi được liên kết với SV B
5. Siêu vi viêm gan E (SV E) gây ra bệnh VGSV E.
Ngoài ra, cũng còn 1 số siêu vi khác có thể gây ra viêm gan, nhưng ngành y học chưa xác minh được. Do đó, những trường hợp VGSV đã được xác định là không phải do 5 loại siêu vi trên, thì được gọi chung là VGSV X.
Sau đây, là 1 số đặc điểm chủ yếu của từng loại VGSV:
1. Viêm gan siêu vi A (VGSV A): là 1 bệnh rất phổ biến, vì SV A có ở tất cả các nơi trên thế giới, và lây truyền dễ dàng theo đường ăn uống. Do đó VGSV A đã có những lần trở thành dịch bệnh. Các triệu chứng của VGSV A như sốt, mệt, vàng da thường không trầm trọng, nhưng nhiều khi kèm theo tiêu chảy. VGSV A thường không gây xơ gan, ung thư gan, nhưng cũng có khi trở thành 1 bệnh nặng, kéo dài, do đó cũng không thể coi thường.

2. VGSV B: là căn bệnh được coi là nguy hại bậc nhất vì ngoài khả năng gây ra viêm gan thể tối cấp, SV B còn luôn luôn có thể gây ra viêm gan thể tối cấp và viêm gan mạn, hoặc làm chết người ngay, hoặc làm chết dần chết mòn vì xơ gan, ung thư gan. Một điều tai hại, là những người trông ngoài bình thường, nhưng lại mang đi trong máu mầm bệnh SV B, chỉ khi xét nghiệm mới phát hiện ra. Những người này, ngoài nguy cơ cho bản thân là có thể 1 ngày nào đó bệnh sẽ phát ra, còn có nguy cơ nữa là có thể truyền mầm bệnh đó cho người khác. Sự lây truyền siêu vi B chủ yếu theo 3 đường: đường truyền máu (tiêm thuốc, truyền dịch, xâu lổ tai...), đường tình dục, và đường mẹ truyền sang con khi sanh đẻ.

3. VGSV C: có nhiều đặc điểm giống VGSV B. Ngoài khả năng gây ra viêm gan cấp, SV C cũng có thể gây ra viêm gan tối cấp và viêm gan mạn. Người nhiễm SV C cũng có thể mang trong máu mầm bệnh lâu dài và cũng có nguy cơ lây truyền sang người khác. Tuy nhiên, sự lây truyền của SV C mới được xác định là qua 2 đường: đường máu và đường tình dục (đường mẹ truyền sang con chưa được xác minh).

4. VGSV D:chưa được xác định, vì SV D là 1 siêu vi "chưa hoàn chỉnh" riêng bản thân nó chưa gây được viêm gan. Nó chỉ gây bệnh khi liên kết được với SV B. Nhưng 2 SV này đã liên kết với nhau để gây bệnh ở gan, thì sự nguy hại sẽ rất lớn: Tỷ lệ bệnh nhân viêm gan tối cấp sẽ cao hơn, tỷ lệ bệnh nhân viêm gan mạn cũng cao hơn, và do đó tỷ lệ tử vong cũng cao hơn, Đường lây truyền từ mẹ sang con chưa được xác minh.

5. VGSV E: có thể xảy ra dưới dạng viêm gan cấp và cả viêm gan tối cấp, do đó cũng có thể gây chết người. Sự lây truyền của SV E chủ yếu theo đường ăn uống, do đó cũng có thể gây thành dịch. Tuy nhiên, VGSV E không có khả năng trở thành mạn tính, không tiến triển tới xơ gan, ung thư gan.

Tóm lại, trong các bệnh VGSV, thì 2 loại VGSV B và VGSV C là nguy hại nhất, vì có khả năng gây ra bệnh viêm gan tối cấp và viêm gan mạn. Tuy nhiên, VGSV A cũng rất cần được quan tâm, vì cũng có thể trở thành 1 bệnh nặng, kéo dài. Còn đối với VGSV E, dĩ nhiên cũng không thể coi thường, vì cũng có thể trở thành viêm gan tối cấp, gây chết người ngay.

Các bạn thân mến, đến đây chắc các bạn đã thấy rõ tầm nguy hiểm của VGSV. Vậy chúng ta có thể làm gì để ngăn ngừa căn bệnh tai hại này ?

Qua phần trình bày trên, các bạn đã thấy: các siêu vi gây viêm gan đột nhập vào cơ thể con người qua 4 con đường chủ yếu:
1. Đường ăn uống (thức ăn, nước uống không hợp vệ sinh)
2. Đường máu (tiêm truyền, xâu lổ tai, chích lễ)
3. Đường tình dục (chủ yếu qua gái mại dâm)
4. Đường mẹ truyền sang con (khi sinh đẻ)

Như vậy, các bạn sẽ dễ dàng hình dung ra được các biện pháp phòng ngừa chủ yếu:
1. Giữ vệ sinh ăn uống
2. Đảm bảo an toàn chích thuốc, truyền dịch... Ngoài ra, rất thận trọng đảm bảo vô trùng hi phải làm những việc có gây chảy máu hoặc xây sát da: như xâu lổ tai, như chích lễ v.v...
3. Sống lành mạnh, trong sạch là việc cần giữ gìn luôn luôn, vì các SV B, SV C luôn luôn có thể lây truyền qua đường tình dục.
4. Các bà mẹ đang có bầu, nếu có điều kiện, nên được xét nghiệm máu vào tháng thứ 7 của thai kỳ: nếu có mang mầm bệnh SV B, thì cần được thầy thuốc hướng dẫn phương pháp phòng ngừa để tránh truyền bệnh cho trẻ ngay từ khi mới sanh.

Một việc rất thực tế, rất nên thực hiện, là việc chích ngừa. Hiện nay, chúng ta đã có những thuốc chích ngừa rất tốt để ngừa viêm gan siêu vi A và viêm gan siêu vi B. Trong hoàn cảnh nước ta hiện nay, trẻ em là đối tượng đặc biệt cần được ưu tiên chích ngừa. Đó là điều mong được các bà mẹ lưu ý.
- See more at: http://www.phongkhamthienhoa.vn/tac-hai-cua-viem-gan-sieu-vi_98.aspx#sthash.OhAwJPSB.dpuf
Design by Hao Tran | Blogger Theme by Sức khỏe sinh sản -