Hiển thị các bài đăng có nhãn bệnh hiện nay. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bệnh hiện nay. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

Ở bệnh nhân viêm gan B, dù ít hay nhiều thì gan cũng đã bị tổn thương do đó nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng sức khỏe của người bệnh, ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng cũng như giải độc của cơ thể. Do đó, một chế độ ăn uống hợp lý kết hợp với nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc giữ vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần cải thiện tình trạng gan của người bệnh, tránh để những hậu quả xấu xảy ra.

Thiếu ngủ làm cho bệnh viêm gan thêm nặng hơn
Theo các bác sĩ phòng khám chuyên gan 12 Kim Mã, gan là bộ phận lưu trữ điều chỉnh các chức năng của máu. Nếu cơ thể được nghỉ ngơi trong trạng thái yên tĩnh, khi nhu cầu máu của các bộ phận được giảm xuống thì lượng máu đó được trở lại gan. Khi vận động học tập làm việc gia tăng, nhu cầu máu gia tăng, lượng máu tích lũy trong gan lưu thông nhiều hơn nhằm đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Nếu thiếu ngủ, hoặc nghỉ ngơi không hợp lí dẫn đến sự thiếu hụt của máu ở gan ảnh hưởng đến sự nuôi dưỡng tế bào gan gây ra khả năng miễn dịch giảm. Với người nhiễm virus viêm gan B, tế bào bị hư hại sẽ rất khó phục hồi và có khả năng nguy hiểm hơn.
Một số bệnh nhân viêm gan B do thiếu ngủ, thức khuya vào ban đêm nên thường có thói quen ăn đêm, nhất là ăn các đồ ăn nhanh, điều đó lại càng làm cho bệnh tình thêm nặng hơn bởi gan của người bệnh vốn đã yếu thì nay lại phải làm việc nặng nề hơn. Vì vậy, đối với bệnh nhân viêm gan B, việc nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc giữ vai trò rất quan trọng giúp cho bệnh tình nhanh chóng thuyên giảm.

Thiếu ngủ làm bệnh viêm gan thêm nặng hơn
Lời khuyên của bác sĩ
Viêm gan B là căn bệnh gặp khá phổ biến hiện nay. Bệnh lây lan nhanh và tỷ lệ người bệnh diễn tiến sang xơ gan và ung thư gan rất lớn. Vì vậy, việc phòng và điều trị bệnh viêm gan B sao có hiệu quả là việc làm rất cần thiết.
Người bệnh cần có chế độ ăn uống và tập luyện thể dục thể thao hợp lý để tăng cường sức khỏe. Người bệnh phải kiêng rượu, bia và các loại nước có cồn. Không nên ăn các đồ cay nóng và nhiều dầu mỡ bởi nó sẽ làm cho gan phải làm việc nặng nề hơn. Người bệnh nên tăng cường ăn các loại rau xanh và hoa quả tươi, bổ sung các loại vitamin thiết yếu để giúp lá gan của mình được cải thiện tốt hơn.
Cùng với chế độ ăn uống khoa học người bệnh cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc để đảm bảo sức khỏe. Bệnh nhân viêm gan B nên nghỉ ngơi từ 23h để có được giấc ngủ sâu vào 1-3h sáng, bởi đây là thời gian tốt nhất nuôi dưỡng máu trong gan. Nên ngủ 8 tiếng mỗi ngày, người già là 7-9 tiếng để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cũng như góp phần cải thiện tình trạng tổn thương ở gan.
Theo các bác sĩ phòng khám chuyên gan 12 Kim Mã, người bệnh càng chú ý phòng và điều trị bệnh tốt bao nhiêu thì nguy cơ bệnh viêm gan B diễn tiến sang xơ gan và ung thư gan càng ít bấy nhiêu. Người bệnh nên gặp và trao đổi với các bác sĩ chuyên khoa gan để có được những lời khuyên và phác đồ điều trị tốt nhất.
Phòng khám chuyên gan 12 Kim Mã là cơ sở điều trị bệnh gan chuyên nghiệp của Hà Nội, có các thiết bị điều trị và chẩn đoán bệnh gan tiên tiến của quốc tế và đội ngũ các bác sĩ chuyên ngành nhiều kinh nghiệm lâm sàng phong phú, có thể phân tích tường tận bệnh tình của từng bệnh nhân, đưa ra các phương án điều trị thích hợp nhất cho từng bệnh nhân để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất, sớm lấy lại sức khỏe!

Có thể nhiều người không thích những món ăn sau đây nhưng thực tế chúng lại rất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là tác dụng phòng ngừa ung thư rất hiệu quả.

Hãy để bác sĩ phòng khám 12 Kim Mã giới thiệu với các bạn 6 loại thực phẩm này.

Slide2
Slide3
Slide4
Slide5____
Slide6
Slide7
Phòng khám 12 Kim Mã là cơ sở điều trị bệnh gan chuyên nghiệp của Hà Nội, có các thiết bị điều trị và chẩn đoán bệnh gan tiên tiến của quốc tế và đội ngũ các bác sĩ chuyên ngành nhiều kinh nghiệm lâm sàng phong phú, có thể phân tích tường tận bệnh tình của từng bệnh nhân, đưa ra các phương án điều trị thích hợp nhất cho từng bệnh nhân để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất, sớm lấy lại sức khỏe !
Nếu cần tư vấn thêm về những vấn đề liên quan đến sức khỏe, các bạn hãy gọi đến đường dây điện thoại 0437181999 để nghe bác sĩ Phòng khám 12 Kim Mã tư vấn miễn phí cho các bạn.

Thứ Tư, 11 tháng 9, 2013

Các yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường típ 2 cần phải kể tới là: béo phì; ít vận động; có những thói quen không lành mạnh; lịch sử gia đình; cao huyết áp, cholesterol cao và bệnh tim; tiền sử bị tiểu đường khi có thai hoặc có buồng trứng đa nang.


   1. Béo phì: nguy cơ số 1 của tiểu đường túy  2. Trẻ em quá cân cũng bị tiểu đường típ 2 nhiều hơn trẻ bình thường gấp 3 lần.

   2. Lối sống ít vận động: Hoạt động nhiều giảm nồng độ đường trong máu, giúp insulin có hiệu quả hơn.

   3. Có những thói quen không lành mạnh: Ăn uống hợp lý có thể thay đổi, đảo ngược hay phòng ngừa được bệnh tiểu đường. Đã từng bị kém dung nạp glucoza.

  4. Lịch sử gia đình và yếu tố tố gien học: Hình như những người có người thân trong gia đình bị tiểu đường típ 2 thì chính họ cũng có nguy cơ cao hơn bị bệnh này.

  5. Tuổi cao: Tuy đáng buồn nhưng là sự thật, trên 45 tuổi nguy cơ mắc bệnh tiểu đường típ 2 cũng cao hơn. 

  6. Cao huyết áp, cholesterol cao và bệnh tim: 2 yếu tố đầu tiên là nguy cơ chính của nhiều bệnh, kể cả tiểu đường típ 2; gây tổn thương cho cả mạch máu của tim

  7. Tiền sử bị tiểu đường khi có thai hoặc có buồng trứng đa nang: Tiểu đường khi có thai có tỷ lệ khoảng 4% ở phụ nữ có thai. 
- See more at: http://www.phongkhamthienhoa.vn/7-yeu-to-nguy-co-cua-benh-tieu-duong-tip-2_98.aspx#sthash.GN2tpO77.dpuf

Thứ Hai, 9 tháng 9, 2013

Một cụ ông 85 tuổi được đưa vào viện trong tình trạng sốt nhẹ, ho nhiều. Chụp X-quang phổi thấy có hình ảnh viêm phổi phải. Theo như người chăm sóc mô tả, gần một năm nay, ông cụ bị ho rất nhiều, đã đi khám và điều trị nhưng bệnh chỉ đỡ chút ít…
Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân gây rối loạn nuốt ở người già. Hàng đầu là các thương tổn thần kinh – cơ như nhồi máu não, xuất huyết não, bệnh Parkinson, xơ cứng cột bên teo cơ, đa u tủy xương, nhược cơ, sa sút trí tuệ. Tiếp đến là nhóm nguyên nhân do tổn thương cấu trúc như tuyến giáp to, phì đại đốt sống cổ, túi thừa Zenker, ung thư…; các rối loạn tâm lý, bệnh mô liên kết (viêm đa cơ, loạn dưỡng cơ…), các nguyên nhân do thầy thuốc (phẫu thuật vùng hầu họng, xạ trị, thuốc…) cũng có thể gây những rối loạn nuốt ở người già.


Rối loạn nuốt và hậu quả
Nuốt là một quá trình sinh lý nhằm đưa thức ăn, các chất dinh dưỡng, nước… vào đường tiêu hóa. Nuốt gồm bốn giai đoạn: sự chuẩn bị của khoang miệng, quá trình đẩy thức ăn xuống của khoang miệng, hầu họng và thực quản. Các giai đoạn này có sự tham gia phối hợp của miệng, hầu họng, thanh quản và thực quản.
Việc suy giảm chức năng các cơ quan, đặc biệt là não bộ ở người già thường gây rối loạn quá trình nuốt như việc suy giảm hoặc mất các phản xạ bảo vệ trong đó có phản xạ đóng nắp thanh môn khi nuốt.
Biểu hiện của các rối loạn về nuốt ở người già rất phong phú và đa dạng. Rối loạn nuốt do miệng và hầu họng thường gây ho, nghẹn, khó nuốt, cảm giác thức ăn vướng ở họng… Rối loạn nuốt do thực quản thường có cảm giác vướng thức ăn trong họng hoặc trong ngực dọc theo xương ức, nghẹn trong ngực. Bên cạnh đó, rối loạn nuốt nói chung thường gây tăng tiết nước bọt, sặc thức ăn lên mũi, ho sặc do thức ăn rơi vào khí quản…
Rối loạn nuốt ở người già có thể gây nhiều hậu quả từ nhẹ đến nặng. Nhẹ nhất cũng là viêm mũi họng, nói khàn, thay đổi thói quen ăn uống. Nếu nặng hơn, bệnh nhân sợ ăn, uống, thậm chí sợ cả nuốt… nước bọt. Điều này sẽ dẫn đến mất nước, điện giải, sụt cân, suy kiệt nặng. Nhưng nguy hiểm nhất là bệnh nhân bị sặc thức ăn, nước, nước bọt…vào phổi gây nên ho, viêm phổi kéo dài và tái đi tái lại. Nhiều trường hợp, lượng dị vật vào phổi quá nhiều gây ho dữ dội, co thắt thanh quản, suy hô hấp cấp và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Điều trị rối loạn nuốt
Trước khi điều trị các rối loạn nuốt, phải đánh giá thật cụ thể mức độ và vị trí tổn thương cũng như nguyên nhân gây ra rối loạn nuốt. Việc đánh giá dựa vào thăm khám kỹ lưỡng vùng họng miệng, thanh quản, khám phát hiện các tổn thương phổi (thường là phổi phải). “Nuốt đồ ký – ghi hình quá trình nuốt” có cản quang là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán các rối loạn về nuốt. Có thể nội soi thực quản, làm điện cơ, chụp CT, MRI sọ não… để xác định nguyên nhân.
Mục tiêu điều trị rối loạn nuốt là tránh viêm phổi hít phải (do sặc), cải thiện khả năng ăn uống để đảm bảo dinh dưỡng cho bệnh nhân. Các biện pháp bao gồm tìm dạng thức ăn thích hợp, ví dụ bệnh nhân khó nuốt thức ăn cứng thì chuyển chế độ thức ăn mềm hơn, bệnh nhân hay sặc chất lỏng thì chuyển chế độ ăn đặc…
Điều trị phục hồi chức năng nuốt bằng “liệu pháp nuốt” gồm ba phương pháp: hỗ trợ bù khi nuốt, luyện tập tăng cường chức năng các cơ nhai – nuốt và luyện tập khi đang trong quá trình nuốt. Liệu pháp này nhằm làm giảm khả năng sặc thức ăn vào phổi và tránh ứ đọng thức ăn trong miệng. Phẫu thuật cắt cơ nhẫn – hầu để làm thông thoáng đường thức ăn xuống thực quản cũng có thể được áp dụng. Nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch, mở thông dạ dày – hỗng tràng qua nội soi được chỉ định cho một số trường hợp nặng.
Dự phòng bằng cách nào?
Dự phòng viêm phổi do rối loạn nuốt ở người già bằng cách: nghỉ ngơi trước ăn 30 phút; ngồi khi ăn; ăn miếng nhỏ, thức ăn mềm thích hợp; không nói chuyện, xem ti vi, đọc báo… làm mất tập trung khi đang ăn. Tránh dùng các thuốc an thần, gây ngủ ngoài chỉ định. Làm rỗng dạ dày bằng các thuốc như erythromycin, motilium… Vệ sinh răng miệng thường xuyên để tránh viêm phổi hít phải và hết sức chú ý nếu bệnh nhân đang ăn bị sặc phải biết cách cấp cứu như một hội chứng dị vật thâm nhập đường thở.
ANTĐ – Các nhà nghiên cứu Anh phát hiện ra rằng những người làm việc hơn 11 tiếng/ngày – hoặc 55 tiếng/tuần – đối mặt với nguy cơ trầm cảm cao hơn.

Các đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất là phụ nữ, những người trẻ tuổi và người có mức lương thấp và tiêu thụ rượu ở mức trung bình.


Nghiên cứu này gồm hơn 2.000 người độ tuổi từ 35 – 55 được theo dõi trong 6 năm. Các nhà nghiên cứu thuộc 2 trường đại học ở London và các đồng nghiệp ở Phần Lan phát hiện ra rằng có mối liên quan đáng kể giữa làm việc quá nhiều và trầm cảm – thậm chí sau khi tính đến các yếu tố khác như lối sống không lành mạnh, tình trạng hôn nhân và mức độ stress trong công việc.

Những người làm việc ≥ 11 tiếng/ngày tăng 2,5 lần nguy cơ bị trầm cảm so với những người làm việc 7 hoặc 8 tiếng/ngày.

Tuy nhiên nam giới phải đảm nhiệm các công việc nhiều thử thách và có mức thu nhập cao có mức độ trầm cảm thấp hơn tương đối. Các nhà nghiên cứu nói nguyên nhân có vẻ là do những nam giới này được làm công việc họ yêu thích hoặc có sự trợ giúp cao hơn. Tuy nhiên phụ nữ làm công việc có thu nhập cao dễ bị trầm cảm hơn vì họ có thể phải đảm nhận nhiều trách nhiệm khác ngoài công việc.

Những người trẻ tuổi đang cố gắng vượt trội trong công việc trong khi vẫn phải đối mặt với những yêu cầu về tài chính và gia đình cũng có mức độ trầm cảm cao hơn.

Chủ Nhật, 8 tháng 9, 2013

Chế độ ăn uống hàng ngày ảnh hưởng rất lớn tới huyết áp của mỗi người. Vậy người cao huyết áp nên uống gì để duy trì huyết áp ổn định?


Rất nhiều người đặt câu hỏi “Người cao huyết áp nên uống gì”? Việc trả lời cho câu hỏi này sẽ góp phần hỗ trợ chăm sóc và điều trị bệnh nhân hiệu quả, giúp họ cải thiện tình trạng bệnh của mình. Những người bệnh cao huyết áp cần cắt giảm muối, calo, chất béo trong chế độ ăn của mình sẽ giúp giảm và ngăn chặn các biến chứng do huyết áp cao. Ngoài ra các nghiên cứu gần đây cũng cho thấy 3 loại đồ uống sau cũng giúp giảm huyết áp.

Sữa ít béo giúp giảm huyết áp
1. Sữa ít hoặc không béo
Đây là nguồn cung cấp kali và canxi dồi dào, hai chất dinh dưỡng có liên quan tới huyết áp. Ngoài ra, sữa còn cung cấp vitamin D giúp thúc đẩy huyết áp duy trì tình trạng khoẻ mạnh. Theo nghiên cứu năm 2009 được công bố trong tạp chí British Journal of Nutrition cho thấy, những người cao huyết áp thường xuyên uống sữa không hoặc ít béo có thể giúp hạ huyết áp. Sữa béo có chứa lượng axit palamitic nhiều hơn đáng kể so với sữa ít béo. Axit này ngăn chặn các tín hiệu giúp thư giãn mạch máu, khiến cho huyết áp tăng lên.
2. Trà hoa dâm bụt
Người cao huyết áp nên uống gì
Các loại trà đều tốt cho sức khoẻ
Theo một nghiên cứu tại Anh, uống trà hoa dâm bụt có thể giảm huyết áp đáng kể, đặc biệt là khi hơi cao. Anthocyanins và các chất chống oxy hoá khác trong hoa râm bụt có thể giữ cho mạch máu không bị tổn thương. Các chuyên gia khuyến cáo, uống 3 ly trà hoa dâm bụt mỗi ngày rất có lợi cho sức khoẻ tim mạch.
3. Nước ép nam việt quất
Nước ép nam việt quất có tác dụng hạ huyết áp và tăng cường sức khoẻ tim mạch tương tự như rượu vang đỏ. Theo nghiên cứu năm 2010 được công bố trên tạp chí Nông nghiệp và thực phẩm Hoa Kỳ thì nước ép nam việt quất, nước ép táo và ca cao có chữa lượng lớn chất chống oxy hoá proanthocyanidins, có tác dụng ức chế tổng hợp chất ET-1 – một chất làm co thắt mạch máu.
Người cao huyết áp nên uống gì: Nam việt quất
Nước ép nam việt quất giúp chống co thắt mạch máu
3 loại nước uống kể trên đã giúp trả lời câu hỏi “người cao huyết áp nên uống gì?”. Cao huyết áp là bệnh nguy hiểm, có thể dẫn tới nhiều biến chứng, do đó người bệnh cần chú ý cẩn trọng trong chế độ ăn uống hàng ngày.

Tỷ lệ người tiền tiểu đường ở Việt Nam chiếm 10% dân số. Những nguyên nhân bệnh tiểu đường rất đa dạng, mỗi loại tiểu đường sẽ có những nguyên nhân khác nhau.




Tỷ lệ người tiểu đường chiếm 10% dân số
Là một trong những căn bệnh khá phổ biến ngày này, bệnh tiểu đường không những là nỗi lo sợ của người già mà còn đe dọa cả lứa tuổi thanh thiếu niên. Thường mọi người khá chủ quan, không tìm hiểu nguyên nhân bệnh tiểu đường, triệu chứng, cách điều trị cũng như không có thói quen khám chữa định kỳ. Chính điều này dẫn tới tình trạng khi bệnh đã trở nên nghiêm trọng, thậm chí xuất hiện biến chứng,  mới tới bệnh viện, việc điều trị cũng trở nên khó khăn hơn.
Tiểu đường được chia thành hai loại là tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýt 2. Về cơ bản nguyên nhân gây bệnh của hai loại khá giống nhau. Tuy nhiên, chúng vẫn có những điểm khác biệt nhất định.
Bệnh tiểu đường tuýp 1:
Nguyên nhân đầu tiên gây tiểu đường tuýp 1 do những tế bào bạch cầu trong hệ thống miễn dịch của người bệnh hoạt động bất thường. Ở những người bình thường thì hệ thống miễn dịch có chức năng tìm và diệt những loại vi khuẩn, virus có hại để bảo vệ cơ thể. Tuy nhiên, điều này đã hoàn toàn bị đảo ngược ở những bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 1. Hệ thống miến dịch của họ lại tấn công tế bào quan trọng trong cơ thể, đó là tế bào beta ở phần tuyến tụy. Chính điều này đã khiến tuyến tụy không thể sản xuất đầy đủ insulin, lượng đường trong máu sẽ không thể chuyến hóa đến các tế bào khác đồng nghĩa với việc cơ thể không được cung cấp năng lượng để hoạt động. Và đó chính là nguyên nhân bệnh tiểu đường tuýp 1.
Tìm hiểu nguyên nhân bệnh tiểu đường 2
Tế bào beta của tuyến tụy bị tấn cống là nguyên nhân gây tiểu đường loại 1
Yếu tố di truyền cũng là một trong những nguyên nhân của tiểu đường tuýp 1. Nếu như bố hoặc mẹ bị tiểu đường thì khả năng xuất hiện đột biến gen, gen bệnh kết hợp với nhau gây bệnh ở người con là rất cao.
Nếu sống trong một môi trường ô nhiễm, nhiều độc tố, các loại vivi khuẩn, virus …thì các tế bào beta trong tuyến tụy của con người sẽ bị gây hại. Và tất nhiên, những người đó sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người sống trong môi trường an toàn khác.
Tìm hiểu nguyên nhân bệnh tiểu đường 3
Lối sống thiếu lành mạnh cũng là nguyên nhân gây bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường tuyp 2:
Ngoài nguyên nhân di truyền,  lối sống thiếu lành mạnh cũng là yếu tố gây ra bệnh tiểu đường tuyp 2. Những người bị béo phì hoặc lười vận động, thường xuyên ngồi một chỗ, tiếp xúc với máy tính hoặc ti vi quá nhiều.. đều có nguy cơ mặc bênh cao.
Lí do, cơ thể của họ quá dư thừa calo, có sự chênh lệch quá lớn giữa năng lượng cung cấp cho cơ thể và hoạt động tiêu tốn calo. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến trường hợp kháng insulin, đó chính là yếu tố nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường.

Tỷ lệ người mắc trầm cảm trên toàn thế giới là 5%. Hiện nay,việc điều trị bệnh trầm cảm đã trở nên phổ biến và đa dạng hơn bao giờ hết.



Có khoảng 5% dân số thế giới mắc bệnh trầm cảm
Trầm cảm là căn bệnh rối loạn tâm sinh lý ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi. Những người mắc bệnh trầm cảm thường xuyên buồn rầu, lo lắng, chán  nản trong thời gian dài. Kèm theo đó là hiện tượng cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống, mất ngủ, chán ăn, không hứng thú với bất cứ hoạt động gì dù trước đó, họ rất thích những điều này. Nếu tình trạng bệnh kéo dài, người bị trầm cảm có thể sẽ gây ra những hành động dại dột: làm tổn thương bản thân, thậm chí là tự sát. Chính vì thế, việc điều trị bệnh trầm cảm cần được tiến hành nhanh chóng, dứt điểm.
Theo các chuyên gia y tế, nguyên nhân chính của bệnh truyền cảm do người bệnh thường xuyên bị stress. Đó có thể là áp lực từ công việc, từ học tập, gia đình, xã hội…hoặc người bệnh bị suy sụp tinh thần khi biết mình mắc các bệnh nan y khó chữa: ung thư, HIV-AIDS…Ngoài ra, những người từng có tiền sử mắc các bệnh liên quan tới não bộ như chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não, xơ vữa động mạch não…thì đều có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.
Điều trị bệnh trầm cảm đơn giản 2
Bệnh nhân bị trầm cảm thường căng thẳng, mệt mỏi, chán nản
Điều trị bệnh trầm cảm cần khá nhiều thời gian cũng như đòi hỏi sự kiên nhẫn của bệnh nhân cũng như người thân của họ. Ngoài lưu ý tới vấn đề thời gian thì việc tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa cũng vô cùng quan trọng trong quá trình chữa bệnh. Nếu điều trị đúng cách, những bệnh nhân bị trầm cảm vẫn có thể học lập, làm việc và sinh hoạt như bình thường. Có 2 phương pháp chính chữa bệnh trầm cảm đó là uống thuốc, liệu pháp tâm lý kết hợp sốc điện. Tùy vào tình hình của bệnh nhân mà lựa chọn cách khác nhau hoặc kết hợp tất cả.
-  Dùng thuốc: đối với bệnh nhân trầm cảm thì phương pháp uống thuốc phải diễn ra trong khoảng thời gian khá dài 5-8 tháng. Tùy vào tình trạng của từng người mà sẽ có những loại thuốc, liều lượng dùng và thời gian dùng khác nhau nhưng tất cả phải đảm bảo đúng giai đoạn: tấn công và điều trị duy trì. Giai đoạn duy trì nhằm ngăn chặn bệnh tái phát, đặc biệt rất quan trọng với những người mắc bệnh nặng, những người có công việc phải thường xuyên chịu áp lực…Do đó, mỗi người cần phải tuân thủ hoàn toàn những gì bác sĩ hướng dẫn, không bỏ thuốc giữa chừng, thấy bệnh thuyên giảm liền ngừng thuốc mà chưa có sự cho phép của bác sĩ.
Điều trị bệnh trầm cảm đơn giản 3
Người bệnh nên chia sẻ tình cảm với những người thân của mình
- Sốc điện kết hợp cùng liệu pháp tâm lý : phương pháp này áp dụng với những bệnh nhân trầm cảm nặng, thường xuyên có ý định làm tổn thương bản thân hoặc tự sát và những trường hợp không chịu tác dụng của thuốc.
Trong quá trình điều trị bệnh trầm cảm, không nên cố gắng làm việc hay gắng sức đối với bất cứ vấn đề gì. Nên chia sẻ tình hình của mình với những người thân, bạn bè xung quanh…có như vậy cuộc sống của người bệnh mới hạn chế được tối đa những ảnh hưởng tiêu cực của bệnh trầm cảm.

Bệnh suy hô hấp hay suy phổi là tình trạng nồng độ oxy trong máu quá thấp hoặc nồng độ carbon dioxide quá cao. Đây là một tình trạng nguy hiểm có thể đe doạ tới tính mạng.

- Đây là tình trạng tắc đường hô hấp, phổi bị tổn thương làm suy yếu các cơ đường hô hấp
- Người bệnh khó thở, da xanh và tím tái
- Suy hô hấp là trường hợp cấp cứu y tế, có thể dẫn tới tình trạng viêm phổi nặng hoặc suy hô hấp cấp tính (ARDS)

Bệnh suy hô hấp là trường hợp cấp cứu khẩn cấp
Nguyên nhân của bệnh suy hô hấp
Hầu hết các bệnh liên quan tới đường hô hấp và phổi đều có thể dẫn tới suy hô hấp. Một số rối loạn như viêm tuyến giáp, ngưng thở khi ngủ có thể ảnh hưởng tới chức năng hít thở bình thường của cơ thể. Tắc nghẽn đường hô hấp, tổn thương mô phổi, và cơ bắp cũng là các nguyên nhân phổ biến. Hút thuốc lá và uống rượu bia cũng làm giảm oxy trong máu.
Triệu chứng của bệnh suy hô hấp
Nồng độ oxy trong máu thấp có thể gây ra chứng khó thở, da xanh tái. Đồng thời người bệnh có triệu chứng hay nhầm lẫn và buồn ngủ. Nếu phổi không thể hoạt động bình thường có thể ảnh hưởng tới não bộ và tim gây tình trạng vô thức, nhịp tim bất thường.
Bệnh suy hô hấp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 2
Suy hô hấp gây triệu chứng khó thở, thậm chí ngất xỉu
Một số triệu chứng khác của bệnh suy hô hấp tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu bị tắc nghẽn đường hô hấp do dị vật bên ngoài, người bệnh thở hổn hển đột ngột. Nếu tình trạng nguy hiểm có thể rơi dần vào trạng thái hôn mê.
Điều trị bệnh suy hô hấp
Những người bị suy hô hấp cần được chăm sóc y tế đặc biệt. Thở oxy là biện pháp thực hiện ban đầu và cần thiết. Lượng oxy được điều chỉnh giảm theo thời gian. Trong một số trường hợp, nồng độ CO2 vẫn cao mà lượng oxy dư thừa có thể làm chậm quá trình trao đổi không khí trong và ngoài phổi sẽ đe doạ tính mạng của người bệnh. Trong những trường hợp như vậy, liều lượng oxy cần được điều chỉnh thận trọng.
Bệnh suy hô hấp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 3
Bệnh nhân suy hô hấp cần cho thở oxy
Nếu bệnh suy hô hấp là biến chứng của một căn bệnh khác, thì việc điều trị cần tập trung vào nguyên nhân gây bệnh. Ví dụ, sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn, thuốc giãn phế quản dành cho người bị hen suyễn….
Design by Hao Tran | Blogger Theme by Sức khỏe sinh sản -