Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013

Bỗng mấy hôm nay con gái mình cứ ở lỳ trong phòng, cửa chốt trong, rèm kéo kính. Bé ngủ rất nhiều, thậm chí chú cún vốn là “cục cưng” của bé cũng chẳng làm bé mỉm cười. Bé còn không chơi đùa với bạn bè nhiều và khi mẹ hỏi chuyện gì đã xảy ra, bé chỉ lầm bầm không nói năng gì.
Đó là tính cách của tuổi “teen”?. Không hẳn thế. Có gì đó mách bảo với bạn rằng con mình không ổn . Có thể trẻ của bạn đang bị mắc chứng trầm cảm, đây là một sự rối loạn tinh thần. Riêng ở Mỹ, khoảng 17 triệu người trong nhiều độ tuổi khác nhau bị ảnh hưởng bởi chứng bệnh này, cứ 33 trẻ em thì có một em bị mắc chứng trầm cảm.

Trầm cảm (ở đây được hiểu là sự buồn rầu) không chỉ là một trạng thái xấu và sự u sầu bình thường. Nó cũng không chỉ là việc cảm thấy bị hẫng hụt và buồn bã. Đây là những cảm giác rất bình thường ở trẻ đặc biệt là trong thời kỳ dậy thì. Thậm chí những nổi thất vọng lớn có thể làm con người ta cảm thấy buồn bã, tức giận thì những cảm xúc tiêu cực rồi cũng sẽ dịu đi cùng thời gian. Nhưng khi trẻ ở trong tình trạng trầm cảm này, nó có thể nấn ná kéo dài đến nhiều tháng, thậm chí còn lâu hơn. Tình trạng này sẽ làm hạn chế khả năng sinh hoạt hàng ngày của trẻ.

Có 2 loại trầm cảm, loại trầm cảm chính và rối loạn tâm thần là có thể ảnh hưởng đến trẻ. Bệnh trầm cảm chính được biểu hiện qua tâm trạng buồn dai dẳng và không thể cảm thấy thoải mái hay hạnh phúc. Một đứa trẻ mắc phải bệnh này thường cảm thấy nặng nề, chán chường trong cả ngày. Nếu nỗi buồn này không được cứu vãn mà tiếp tục kéo dài thì sẽ thành chứng rối loạn tâm thần.

Nguyên nhân nào gây bệnh trầm cảm?

Trầm cảm không thường không bị gây ra bởi một một sự việc hay sự vật nào đó. Đó là kết quả của một trong nhiều yếu tố khác nhau và nó khác nhau từ trẻ này với trẻ khác. Trầm cảm cũng có thể bị gây ra khi lượng neurotransmitters thấp hơn bình thường (đây là hóa chất điều tiết các dấu hiệu thông qua hệ thống thần kinh) trong não, nó sẽ hạn chế khả năng cảm giác của con người. Trầm cảm cũng có thể mang tính lây truyền trong gia đình, nếu trẻ có người thân mang bệnh trầm cảm thì trẻ cũng có nguy cơ mắc bệnh cao.

Những dấu ấn quan trọng trong cuộc đời như: cái chết của người thân, ly dị, chuyển tới một nơi ở mới hay thậm chí chia tay với bạn trai, (bạn gái) đều có thể làm trẻ mắc bệnh trầm cảm. Stress cũng là một yếu tố vì trong thời kỳ dậy thì những cảm xúc, tâm lý xã hội.. rất khó kiểm soát và rất dễ ảnh hưởng xấu đến trẻ.

Trẻ mắc bệnh mãn tính cũng rất dễ dẫn đến trầm cảm, đó là mặt trái của thuốc chữa bệnh.

Chẩn đoán bệnh trầm cảm

Trẻ bị trầm cảm thường cảm thấy mình thất vọng về mọi thứ hoặc thấy chẳng có gì đáng để mình nỗ lực phấn đấu. Chúng một mực tin rằng mình không tốt và vô dụng.

Để có thể chẩn đoán và chữa trị đúng bệnh trầm cảm cần phải khám nhiều lần. Nếu trẻ có 5 hoặc nhiều hơn triệu chứng sau đây mà kéo dài hơn 2 tuần thì trẻ của bạn có thể đang mắc chứng trầm cảm:

- Cảm thấy buồn, xuống tinh thần mà không có lý do

- Thiếu năng lượng, cảm thấy không thể làm bất cứ điều gì dù đó là ôột nhiệm vụ đơn giản nhất.

- Không có hứng thú với nhiều thứ thậm chí cả những điều từng đem đến niềm vui cho mình

- Thiếu nhiệt huyết trong quan hệ bạn bè và người thân

- Cảm thấy chán chường, bất an, dễ nổi cáu

- Không có khả năng tập trung

- Tăng hoặc giảm cân một cách bất bình thường, ăn quá nhiều hay quá ít.

- Có một sự thay đổi rất rõ trong giấc ngủ như cảm thấy khó ngủ và mệt mỏi khi thức giấc.

- Cảm thấy tội lỗi và vô dụng

- Cơ thể mệt mỏi, cơ bắp đau nhức

- Chẳng quan tâm đến những gì sẽ xảy ra trong tương lai

- Thường xuyên nghĩ đến cái chết hoặc muốn tự tử

Những đứa trẻ bị rối loạn tinh thần thường có 2 hoặc hơn các dấu hiệu sau và kéo dài ít nhất là 1 năm:

- Cảm thấy vô vọng

-Mất khả năng tự chủ

- Ngủ nhiều nhưng không thể ngủ sâu giấc

-Thấy kiệt sức

-Khó tập trung

-Không thèm ăn hoặc ăn quá nhiều

Trẻ đang ở tuổi dậy thì bị mắc chứng trầm cảm thường tìm đến rượu và thuốc rất nhiều. Bởi vì những chất này có thể giúp chúng quên đi chứng bệnh của mình, chúng cảm thấy cân bằng hơn . Nhưng thực ra chúng chẳng khá hơn là bao, thậm chí những chất độc này còn làm trẻ tệ hơn nữa.

0 nhận xét :

Đăng nhận xét

Design by Hao Tran | Blogger Theme by Sức khỏe sinh sản -